10 quốc gia tham nhũng nhất thế giới năm 2012
Đứng đầu danh sách này là Somali, theo sau là Triều Tiên, Afghanistan, Nam Sudan và Myanmar. Việt Nam xếp hạng 123 trong 176 nước được khảo sát.
Tổ chức minh bạch thế giới (Transparency International) vừa công bố báo cáo về Chỉ số nhận thức tham nhũng 2012 (Corruption Perception Index). Chỉ số này “xếp hạng các nước và vùng lãnh thổ dựa trên độ nhận thức về tham nhũng trong lĩnh vực kinh tế công”. Điểm đạt được càng cao thì độ “trong sạch” của nước đó càng lớn.
Ba nước đầu bảng là Đan Mạch, Phần Lan và New Zealand đều được 90 điểm trên thang 100. Somali, Triều Tiên và Afghanistan đứng chót với chỉ 8 điểm. Việt Nam xếp hạng 123 trên 176 nước với 31 điểm. Năm 2011, Việt Nam được 29 điểm, đứng thứ 112 trên 183 nước.
1. Somali
Điểm: 8
Trong nhiều năm, Mỹ và Liên Xô cũ đã coi Somali là chiến trường chính trị khi hỗ trợ tài chính cho các phe phái tại đây. Việc Mỹ đỡ đầu chính quyền cựu Tổng thống Somali – Siad Barre lại càng nâng tham nhũng ở nước này lên một tầm mới. Sau khi chế độ Siad Barre sụp đổ năm 1991, Somali lại rơi vào cảnh không luật pháp và bị cai trị bởi các nhóm dân quân, tư lệnh. Báo cáo năm 2012 của World Bank cũng tìm ra khoảng 130 triệu USD mà chính phủ liên minh Somali nhận được giai đoạn 2009 – 2010 đã không được hạch toán rõ ràng.
2. Triều Tiên
Điểm: 8
Theo Tổ chức minh bạch thế giới, nạn tham nhũng ở đây trở nên trầm trọng từ đầu thập niên 90, khi chính quyền kiểu Stalin sụp đổ. Theo Asiatimes, khi giáo sư Andrei Lankov hỏi người dân Triều Tiên họ nghĩ thế nào nếu cảnh sát hoặc quan chức từ chối nhận hối lộ, đa phần người dân tỏ ra lúng túng. Thậm chí một người bán hàng còn nói rằng: “Họ điên à? Thế thì làm sao mà sống được?”.
3. Afghanistan
Điểm: 8
Video đang HOT
Afghanistan rơi xuống đáy bảng xếp hạng năm nay sau khi ngân hàng lớn nhất nước này – Kabul Bank bị phát hiện liên quan tới một vụ gian lận gần 900 triệu USD để rót tiền cho giới chính trị và thượng lưu.
4. Nam Sudan
Điểm: 13
Nam Sudan sản xuất nửa triệu thùng dầu mỗi ngày, và 10 tỷ USD doanh thu có được từ năm 2005 đã đóng góp gần 98% ngân sách cho chính phủ. Tuy nhiên, kể từ khi giành quyền tự chủ năm đó, nước này đã mất gần 4 tỷ USD vì tham nhũng. Chưa một quan chức nào tại đây bị khởi tố vì tội danh trên, dù Nam Sudan có hẳn một cơ quan chuyên trách vấn đề này.
5. Myanmar
Điểm: 15
Sau 50 năm dưới quyền kiểm soát của quân đội, từ tháng 3/2011, Myanmar đã thực hiện một loạt cải tổ cả về chính trị lẫn kinh tế. Tuy nhiên, quốc gia giàu tài nguyên, như dầu mỏ, gỗ và đá quý này vẫn chịu ảnh hưởng của những người thuộc chế độ độc tài quân sự cũ. B loomberg trích lời một người dân Myanmar cho biết: “Chúng ta phải nhìn vào văn hóa, vào lịch sử. Những tổ chức ấy muốn được nhận lại thứ gì đó. Văn hóa không thể bị xóa bỏ chỉ trong một đêm được”.
6. Uzbekistan
Điểm: 17
Nasreddin Talybov, nhân viên bộ phận chống tham nhũng, thuộc Bộ Nội vụ Uzbekistan cho biết: “Người dân nước tôi đã quen hối lộ tất cả, dù là giáo viên hay bác sĩ. Chúng tôi cần cho mọi người biết việc làm đó là sai”. Tuy nhiên, Phó giám đốc điều hành Tổ chức minh bạch thế giới – Miklos Marschall cho biết: “Chính phủ cầm quyền không có chút trách nhiệm nào về việc này. Ở đây không có phe đối lập, không có xã hội dành cho công dân và tự do báo chí”.
7. Turkmenistan
Điểm: 17
Hệ thống pháp lý kém phát triển đã khiến quốc gia này ngày càng chìm sâu vào tham nhũng. Quan tòa không được đào tạo bài bản và sẵn sàng nhận hối lộ. Trong khi đó, toàn bộ đất đai là thuộc về chính phủ, còn các quyền sở hữu khác đều bị hạn chế. Tổng thống Turkmenistan có thể tùy ý dùng doanh thu từ bán tài nguyên hydrocarbon (dầu mỏ và than đá). Còn ngân sách quốc gia thì chẳng bao giờ được công bố đầy đủ.
8. Iraq
Điểm: 18
Năm 2009, một cựu quan chức chính trị lưu vong của Iraq tiết lộ trên BBC rằng: “Hàng triệu USD đã bị ăn trộm, và một phần về tay các nhóm khủng bố. Chính phủ không thể chiến thắng chúng nếu không giải quyết nạn tham nhũng trước. Trận chiến ấy còn khó khăn hơn nhiều”. Tháng 10 năm nay, một hợp đồng vũ khí trị giá 4,2 tỷ USD của Iraq với Nga đã bị hủy do cả hai bên đều lo ngại về tham nhũng.
9. Venezuela
Điểm: 19
Việc phát hiện ra hàng loạt mỏ dầu tại Venezuela càng đẩy nước này chìm sâu vào tham nhũng. Thập niên 70, dầu mỏ trong lòng đất còn được người dân nước này gọi là “chất thải của quỷ dữ”. Joel Hirst, nhân viên tại Hội đồng quan hệ quốc tế ở Washington (Mỹ) cho biết: “Nạn tham nhũng tại Venezuela quá tràn lan. Chúng tôi nhận thấy ngày càng có nhiều hoạt động tội phạm có nguồn gốc từ nước này”.
10. Haiti
Điểm: 19
Năm 2011, Báo cáo nhân quyền của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết tham nhũng “vẫn còn lan tràn tại mọi ngóc ngách và cấp bậc trong chính phủ Haiti”, kể cả khi nước này đã bầu ra tổng thống mới. Stanley Gaston – Chủ tịch Hội luật gia Port-au-Prince (thủ đô Haiti) cho biết: “Ở đây, mọi thứ đều là tiền. Những cái khác chẳng có giá trị gì”. Hai cơ quan chống tham nhũng của chính phủ Haiti cũng liên tục từ chối theo đuổi các vụ tố giác về tham nhũng và biển thủ tại đây.
Theo VNE
Du lịch 201 nước mà không cần bay
Một người đàn ông Anh hôm qua trở thành người đầu tiên đi qua mọi quốc gia trên thế giới mà không cần bay, sau khi đặt chân đến đất nước trẻ nhất: Nam Sudan.
Graham Hughes, người đầu tiên đi qua mọi quốc gia trên thế giới mà không cần bay. Anh chụp ảnh khi đến Nam Sudan, quốc gia trẻ nhất thế giới. Anh muốn đi du lịch vòng quanh thế giới để xác nhận lại một lần nữa niềm tin vào con người. Ảnh: AFP
Graham Hughes, 33 tuổi, đã mất gần 4 năm để đánh dấu đủ tên 201 quốc gia trong danh sách các nước đã tới thăm, bao gồm 193 nước thành viên Liên Hiệp Quốc, cũng như các điểm đến như Kosovo, Palestine, tòa thánh Vatican, Tây Sahara.
"Tôi đã đi du lịch được 1.426 ngày, nghĩa là 203 tuần, tức gần 4 năm", người đàn ông chu du thiên hạ với chiếc mũ cao bồi vừa nói, vừa nốc cạn một hơi rượu trong cái nóng nhiệt đới, ngay khi vượt qua biên giới Nam Sudan từ Uganda.
"Tôi bắt đầu tại Uruguay ngày 1/1/2009, và tôi đã đi du lịch gần như không ngừng nghỉ từ đó đến giờ, để cố gắng trở thành người đầu tiên đặt chân đến mọi đất nước trên thế giới mà không cần bay. Ngày hôm nay, tôi đã làm được điều đó", AFP dẫn lời Hughes nói.
Hughes đề ra 4 quy tắc chính cho hành trình của mình: không được bay, không được dùng phương tiện di chuyển của bản thân, phải di chuyển trên mặt đất theo lịch trình và để được coi là đến thăm một nước thì phải "đặt chân lên đất liền". "Điểm cốt yếu là để xác nhận lại một lần nữa niềm tin của tôi vào con người, và thực tế là những người tôi gặp trên đường rất thân thiện", người đàn ông quê ở Liverpool, Anh cho biết.
"Hầu hết mọi người nghĩ rằng tôi hơi bị điên, nhiều người nghĩ rằng đó là điều không thể", Hughes nói ở Juba, thủ đô của Nam Sudan. Nhiều người nghi vấn về việc làm thế nào anh này có thể đến những đất nước đầy xung đột như Afghanistan, Iraq hay Somalia. Việc kiểm soát biên giới ít ngặt nghèo hơn đồng nghĩa với việc "đó là những người dễ đặt chân đến", anh nói.
Thay vào đó, thách thức thực sự là "những quốc đảo nhỏ xíu, những nước xuất hiện ở thế vận hội Olympics với một ngọn cờ và hai vận động viên", và có thể là nơi chỉ một con tàu cung cấp nhu yếu phẩm cập bờ mỗi tháng.
Hành trình của anh bao gồm "4 ngày vượt đại dương trên một con tàu gỗ thủng để đến quốc đảo Cape Verde", nhưng Hughes cũng từng "bị bỏ tù một tuần tại Congo và bị bắt khi đang cố xâm nhập Nga".
Anh cũng tuyên bố đã từng "nhón chân vào lãnh thổ Triều Tiên" và đã thăm tổng cộng 133 nước vào năm 2009, lập kỷ lục thế giới Guinness nhờ đến thăm nhiều nước nhất bằng đường bộ trong vòng một năm. Trang web của Hughes có những bức ảnh chụp anh tại từng quốc gia, cùng những bức ảnh bộ sưu tập thị thực lấp đầy 4 hộ chiếu.
Theo VNE
Tàu khu trục Nga bắt đầu chống cướp biển Somali Một lực lượng đặc nhiệm của Hạm đội Thái Bình Dương Nga dẫn đầu bởi tàu khu trục lớp Udaloy Marshal Shaposhnikov đã rời căn cứ để bắt đầu cho sứ mệnh chống cướp biển mới ngoài khơi Somali, RIA Novosti dẫn lời phát ngôn viên hạm đội Roman Martov cho biết hôm nay 3.11. Ngoài tàu Marshal Shaposhnikov, lực lượng đặc nhiệm...