10 phút với salad dưa chuột, cà chua
Ngày nóng nực, chỉ cần 10 phút, bạn đã có món salad dưa chuột, cà chua vừa ngon, vừa lành.
Ảnh: Southern Lliving.
Nguyên liệu:
- Khoảng 400 gr cà chua, mỗi quả cắt làm 6
- 1/2 bát con dưa chuột thái lát
- 1 thìa xì dầu (nước tương), 1 thìa giấm, 2 thìa cà phê dầu olive
- 1 thìa cà phê đường, 2 thìa cà phê hạt vừng chín, 1/4 thìa cà phê muối, 1/4 thìa cà phê hạt tiêu
- 2 cọng hành lá, lấy phần lá xanh, thái nhỏ; 1 quả ớt xanh (không cay) thái lát tròn
Cách làm:
Xếp cà chua và dưa chuột vào một đĩa. Trộn xì dầu, giấm, dầu olive và đường trong một bát nhỏ, khuấy đều tới khi đường tan hết. Rưới hỗn hợp này lên đĩa cà chua và dưa chuột. Tiếp theo rắc lên trên hành, ớt và vừng, muối, tiêu. Đảo đều lên cho ngấm gia vị trước khi dùng.
Thương Phan
Những loại rau quả dễ bị 'phun đẫm' hóa chất, cẩn trọng khi mua
Các loại trái cây, rau củ chứa nhiều dinh dưỡng và vitamin có lợi cho cơ thể. Thế nhưng để tránh bị sâu bệnh phá hoại hoặc để bảo quản rau củ được tươi lâu, bóng đẹp, nhiều người trồng hoặc bán đã phun lên rau củ những hóa chất có chứa chất độc hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
Video đang HOT
Rau cải
Đây là loại rau thu hút nhiều sâu bọ khi trồng trên đất. Vì vậy, các chủ vườn thường tăng cường tưới thuốc trừ sâu, phân đạm cho rau vào khoảng thời gian trước khi thu hoạch. Điều này rất nguy hiểm vì khi đưa vào sử dụng, dư lượng phân bón, thuốc trừ sâu trong rau còn cao do không có đủ thời gian để phân hủy.
Khi bạn cầm trên tay bó cải non mơn mởn, lá xanh ngắt, không dấu vết của sâu bọ và phần thân chắc mập, đều tăm tắp một cách bất thường, đó chính là rau cải được bón nhiều phân đạm nitrat. Bạn không nên sử dụng loại cải này, nhất là ăn sống.
Dưa chuột
Dưa chuột cũng được coi là loại quả ngấm thuốc trừ sâu nhanh chóng và lưu lại lượng thuốc trong quả rất nhiều. Ở Việt Nam, người trồng dưa thường phun thuốc liên tục. Nếu ăn dưa chuột không rửa kỹ, không gọt vỏ thì bị ngộ độc với các triệu chứng nôn mửa, chóng mặt đau đầu là điều chắc chắn.
Nho có lớp vỏ mỏng manh, không thể ngăn cản được lượng thuốc trừ sâu ngấm vào bên trong ruột quả. Một mẫu nho xét nghiệm cho thấy chứa 15 thành phần thuốc trừ sâu khác nhau. Ảnh minh họa: Internet
Lê
Lê là một trong số loại trái cây phải được phun thuốc trừ sâu liên tục. Lớp vỏ mỏng manh không có nhiều tác dụng ngăn chặn các hóa chất thấm vào ruột quả.
Nho
Nho có lớp vỏ mỏng manh, không thể ngăn cản được lượng thuốc trừ sâu ngấm vào bên trong ruột quả.
Đào
Đào cũng là loại trái cây bổ dưỡng nhưng lại bị ngâm tẩm nhiều hóa chất độc hại. Thuốc trừ sâu hay các hóa chất được phun trong quá trình trồng đào rất khó bị rửa trôi
. Mướp đắng
Mướp đắng rất dễ bị sâu nên người trồng thường sử dụng hóa chất để hạn chế sâu bọ. Khi mua, tốt nhất bạn nên tìm những quả nhỏ, dài, trên thân có nhiều sớ gân nhỏ li ti.
Còn mướp đắng to, màu xanh đậm, mướt, thân phình nhưng sớ gân bóng loáng là những quả lạm dụng hóa chất làm tươi.
Đào cũng là loại trái cây bổ dưỡng nhưng lại bị ngâm tẩm nhiều hóa chất độc hại. Thuốc trừ sâu hay các hóa chất được phun trong quá trình trồng đào rất khó bị rửa trôi. Ảnh minh họa: Internet
Rau cần
Rau cần có hai loại, một loại là cần cạn trồng ở ruộng, một loại là cần nước được trồng ở các ao nông. Loại cần trồng dưới nước thường chứa nhiều giun sán hơn loại cần trồng trên cạn. Loại cần trồng dưới nước thường chứa nhiều giun sán hơn loại cần trồng trên cạn.
Do vậy, hóa chất có trên các loại rau cần thường là hóa chất trừ sâu bọ. Rau cần nếu phun thuốc để một ngày không nhúng nước, rau sẽ khô héo, thân tóp lại.
Nếu bị phun quá nhiều thuốc trừ sâu và phân bón, thân rau sẽ to, ngó trắng phau bất thường.
Cà chua
Tháng 10,11 là rộ mùa cà chua nhất nhưng đây là loại quả dễ bị nhiễm độc vì để cà chua chín đều, đẹp thì người trồng hay sử dụng các loại thuốc ủ chín hoa quả. Chính vì vậy bạn nên lựa chọn những trái cà chua xanh và chờ chín dần để sử dụng cho gia đình thì sẽ an toàn hơn.
là loại rau thu hút nhiều sâu bọ khi trồng trên đất. Vì vậy, các chủ vườn thường tăng cường tưới thuốc trừ sâu, phân đạm cho rau vào khoảng thời gian trước khi thu hoạch. Điều này rất nguy hiểm vì khi đưa vào sử dụng, dư lượng phân bón, thuốc trừ sâu trong rau còn cao do không có đủ thời gian để phân hủy. Ảnh minh họa: Internet
Táo
Những trái táo lúc còn non đã được bọc bởi một loại túi tẩm thuốc trừ sâu loại cấm sử dụng khi chín sẽ cho trái láng mượt, căng hồng và không bị nấm mốc nên bán được giá rất cao. Những đốm trắng bên trong thành túi là bột thuốc trừ sâu. Vì thế, bạn cần phải lưu ý nếu như có ý định mua táo hay ăn táo.
Cam Trung Quốc
Có vỏ ngoài đẹp mắt, những trái cam nhìn mọng nước, ngon lành được bày bán rất nhiều trên những quầy hoa quả. Thế nhưng, nhiều người sẽ giật mình nếu lỡ "bỏ quên" chúng trong vòng... 3 tháng, bởi bạn sẽ thấy phần vỏ ngoài của những quả cam này gần như vẫn tươi nguyên, trong khi phần ruột đã khô hoặc ủng thối. Đó là vì một lượng rất lớn hóa chất đã được ngâm tẩm vào số cam này để có thể giữ chúng được lâu hơn.
Đặc biệt, khi mua trái cây về bạn nên rửa sạch để loại bỏ những hóa chất độc hại mà người bán dùng để bảo quản hoa quả.
Đậu đỗ
Quả đỗ luôn đứng đầu trong danh mục những loại rau quả bị phun nhiều thuốc trừ sâu nhất. Cứ vài hôm người trồng lại phải phun thuốc trừ sâu một lần, nếu không phun thì sâu sẽ tàn phá hết. Vì vậy dư lượng thuốc trừ sâu sẽ không kịp phân giải mà có thể ngấm vào bên trong qua lớp vỏ rất mỏng của quả.
Dâu tây là một trong những loại quả được phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích nhiều nhất. Trong ngon lành, căng mọng như vậy nhưng trong quá trình sản xuất dâu tây, người ta đã sử dụng rất nhiều loại thuốc trừ sâu bệnh vì loại quả này rất dễ bị sâu tấn công. Ảnh minh họa: Internet
Giá đỗ
Nếu giá đỗ ủ bằng phương pháp truyền thống thường không mập, thân dài, rễ dài, thân rễ có rễ phụ mọc ra.
Trái lại nếu cọng giá tròn lẳn, thân trắng phau, ít rễ chị em hạn chế mua về sử dụng vì chúng được sản xuất từ một công nghệ vô cùng đáng sợ.
Dâu tây
Dâu tây là một trong những loại quả được phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích nhiều nhất. Trong ngon lành, căng mọng như vậy nhưng trong quá trình sản xuất dâu tây, người ta đã sử dụng rất nhiều loại thuốc trừ sâu bệnh vì loại quả này rất dễ bị sâu tấn công.
Mít
Hóa chất càng "nặng đô" thì thời gian thúc mít chín càng rút ngắn. Sau khi tiêm thuốc, chưa đầy 12 giờ sau là mít chín. Chỉ cần pha lọ hóa chất với 500 ml nước, dùng que sắt dùi lỗ trên các quả mít rồi đổ hỗn hợp thuốc vào, mít xanh mấy cũng vàng ươm nhưng lại 'ủ' đầy chất độc hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
Hóa chất càng "nặng đô" thì thời gian thúc mít chín càng rút ngắn. Sau khi tiêm thuốc, chưa đầy 12 giờ sau là mít chín. Chỉ cần pha lọ hóa chất với 500 ml nước, dùng que sắt dùi lỗ trên các quả mít rồi đổ hỗn hợp thuốc vào, mít xanh mấy cũng vàng ươm nhưng lại 'ủ' đầy chất độc hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Ảnh minh họa: Internet
Hồng xiêm
Để quả hồng xiêm bắt mắt hơn, người bán thường ngâm quả qua một loại dung dịch được cho là bột sắt hòa với nước. Những trái hồng xiêm bị ngâm bột sắt có màu vàng thẫm còn hồng xiêm sạch có màu xanh tự nhiên.
Đu đủ
Chỉ cần vài giọt dung dịch từ lọ thuốc bé bằng ngón tay út vào cuống, đu đủ xanh vừa ngắt trên cây sẽ chín vàng ruộm, đẹp mã sau ít giờ đồng hồ.
Quả xoài
Xoài cũng là loại quả khó giữ được chất lượng trong quá trình thu hái và vận chuyển, vì thế người ta thường thu hoạch xoài xanh, sau đó dùng hóa chất kích chín để xoài trông ngon hơn mà không bị giập nát. Khi mua xoài, bà nội trợ nên tránh những quả xoài ngoài vỏ còn xanh hoặc có màu xanh vàng nhạt nhưng bên trong chín vàng vì những quả này dễ có nguy cơ bị dùng hóa chất. Khi ăn, những quả xoài này thường có vị nhạt nhẽo do bị ép chín chứ không phải chín tự nhiên.
HÒA THUẬN
Cá chim biển chiên chấm mắm gừng Cá chim biển chiên mắm gừng, ăn cùng với xoài xanh, dưa chuột, cà chua và chấm nước mắm ớt cay. Nguyên liệu: - Cá chim 1-2 con - Gừng, sả - Rau sống. Cách làm: - Làm cá, rửa sạch khứa vài đường vào mình cá, cho 1-2 thìa canh muối vào ướp cá 5-10 phút rồi rửa lại với nước cho...