10 phương pháp giúp tăng cường sức khỏe sinh sản
Những lời khuyên sau đây có thể giúp tăng cường sức khỏe sinh sản của bạn.
Yêu, cưới và có bầu là một trong những khía cạnh về sức khỏe sinh sản mà chúng ta quan tâm nhiều nhất. Trên thực tế, chỉ cần một chút căng thẳng cũng có thể làm hỏng kế hoạch của bạn. Nếu đang muốn có em bé, những lời khuyên sau đây có thể giúp bạn.
Bên cạnh những rủi ro khác gây ảnh hưởng cho sức khỏe sinh sản, dư thừa mỡ có thể dẫn đến việc sản xuất thừa một số hormone làm gián đoạn rụng trứng. Nó khiến chu kỳ của bạn không đều, trứng rụng không thường xuyên khiến cơ hội mang thai của bạn giảm đi. Ngược lại, khi bạn gầy quá có thể cũng không sản xuất đủ hormone giúp rụng trứng mỗi tháng, hoặc để duy trì thai kì nếu bạn thụ thai.
Tập thể dục sẽ giúp bạn có được trọng lượng hợp lí. Chỉ cần đừng lạm dụng nó, bởi những phụ nữ tập các môn thể dục mạnh như vận động viên thể thao có thể khiến trứng rụng ít hơn thậm chí là ngừng rụng. Tập thể dục quá sức cũng làm tăng nguy cơ sẩy thai. Vì thế, hãy trao đổi với bác sĩ về môn thể thao bạn đang theo đuổi trước khi cố gắng để có thai.
Việc quá gầy hay dư thừa cân nặng đều không tốt cho quá trình thụ thai. (ảnh minh họa)
2. Chế độ dinh dưỡng hợp lí
Một cơ thể khỏe mạnh cũng có thể làm tăng cường khả năng thụ thai. Bạn cần đảm bảo bữa ăn của mình có đủ các chất đạm, sắt, kẽm và vitamin C vì sự thiếu hụt những dưỡng chất này có liên quan tới sự kéo dài chu kỳ kinh nguyệt (dẫn tới rụng trứng không đều) và nguy cơ sảy thai sớm.
Hàu là một loại thực phẩm chứa nhiều kẽm, bên cạnh đó bạn cũng có thể dễ dàng hấp thụ kẽm cùng với các vitamin thiết yếu qua các nguồn thực phẩm hàng ngày. Đồng thời, bạn nên bổ sung những thức ăn giàu protein vào khẩu phần ăn như thịt, cá, các chế phẩm từ sữa ít béo, trứng và đậu. Những người ăn chay cũng có thể nhận được các axit béo đầy đủ bằng cách kết hợp các loại thức ăn chứa protein như gạo hay các loại đậu.
Một chu kỳ bình thường kéo dài khoảng 25-35 ngày (tính từ ngày đầu chu kỳ). Nếu vòng kinh của bạn dài quá – khoảng 42 ngày, bạn có thể đoán được trứng sẽ rụng không thường xuyên và cần gặp bác sĩ chuyên khoa. Khi bạn đã sẵn sàng để có em bé, hãy xác định rõ ngày rụng trứng để gần gũi với chồng nhiều hơn.
Thời gian dễ có em bé nhất thường là ngày rụng trứng và 4-5 ngày trước đó, chứ không phải sau ngày trứng rụng. Tuy nhiên, bạn không nên mặc nhiên cho rằng ngày rụng trứng là ngày thứ 14 của chu kỳ vì ở mỗi phụ nữ, vòng kinh khác nhau.
Vậy làm thế nào để xác định được ngày đó? Bạn có thể dùng thiết bị kiểm tra ngày rụng trứng để biết những hormone có trong nước tiểu hoặc ghi lại thân nhiệt hàng ngày cùng lượng dịch nhầy cổ tử cung.
Video đang HOT
Căng thẳng và chứng trầm cảm có thể làm giảm khả năng thụ thai. Kết quả nghiên cứu với 393 cặp vợ chồng đang cố gắng có em bé đã chỉ ra rằng phụ nữ dường như khó thụ thai hơn trong những tháng bị áp lực về tâm lí. Các chuyên gia nghi ngờ rằng tình trạng căng thẳng như tập luyện quá nhiều có thể làm suy giảm sự sản sinh hormone của cơ thể khiến chu kỳ kinh nguyệt không đồng đều.
Hãy học cách kiểm soát stress bằng các phương pháp thư giãn (như tĩnh tâm suy nghĩ hay yoga), hoặc sự hỗ trợ từ các chuyên gia tư vấn có thể giúp bạn làm cho quá trình sản sinh hormone trở về đúng quỹ đạo của chúng.
5. Hạn chế đồ uống chứa cồn
Uống quá nhiều đồ uống có cồn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, chưa nói tới những ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của thai nhi. Cồn làm biến đổi nồng độ estrogen cản trở quá trình thụ tinh, cho dù bạn chỉ uống 1 cốc nhỏ vào bữa tối cũng có thể ảnh hưởng không nhỏ.
Đồng thời, bạn nên cắt giảm lượng caffein trong thời kỳ thụ thai và cả trong lúc mang thai. Những phụ nữ dùng 2 tách cafe mỗi ngày có nguy cơ sảy thai cao gấp 2 lần những người không uống tí nào. Cuối cùng, nếu bạn đang nghĩ tới chuyện thêm thành viên mới cho gia đình, bạn nên kiêng rượu bia hoàn toàn và hạn chế mức tiêu thụ caffein.
6. Quan hệ tình dục thường xuyên
Nếu những nhu cầu của cuộc sống bận rộn làm mất đi ham muốn tình dục, thì có một gợi ý hay là hãy quan hệ thường xuyên hơn. Một số nghiên cứu cho thấy những phụ nữ thường xuyên quan hệ tình dục (ít nhất là hàng tuần) có nhiều khả năng dự đoán được chu kì kinh nguyệt và sự rụng trứng bình thường hơn so với những người không quan hệ thường xuyên.
Có một giả thuyết là: hormone giới tính của chồng bạn phát ra có ảnh hưởng đến hệ sinh dục của bạn. Hàng tuần quan hệ tình dục cũng có thể làm cho bạn sản xuất ra estrogen nhiều hơn. Vậy thì đừng hỏi quan hệ thường xuyên giúp bạn thế nào khi bạn đang thực sự cố gắng thụ thai.
Các bác sĩ cho rằng quan hệ tình dục 36 – 48h trong thời kỳ rụng trứng sẽ làm cho bạn tăng khả năng thụ thai nhất. Tuy nhiên, việc bắt buộc quan hệ tình dục vào những ngày nhất định có thể gây nhàm chán, vì thế bạn nên cố gắng quan hệ vào cả những ngày khác trong tháng nữa.
7. Không thụt rửa vùng kín
Thụt rửa vùng kín có thể làm mất đi những vi khuẩn tốt có tính năng bảo vệ trong âm đạo, làm thay đổi độ cân bằng và dễ gây ra viêm nhiễm. Khí hư đục và có mùi tanh thường là những triệu chứng dễ thấy nhất của việc viêm nhiễm. Điều trị không dứt điểm tình trạng viêm nhiễm rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản như gây ra đẻ non, sảy thai hoặc thai yếu.
Nếu thấy có triệu chứng viêm (ngứa, rát, huyết trắng bất thường hay đau nhức), bạn nên đến những cơ sở y tế tin cậy để khám và điều trị. Viêm nhiễm thông thường thường không ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, tuy nhiên trong thời gian muốn mang thai, bạn nên cẩn thận và đề phòng viêm nhiễm.
8. Không hút thuốc lá
Nếu bạn cần một lí do khác để bỏ thuốc lá thì đó là những độc tố trong thuốc lá không chỉ làm hỏng trứng, ảnh hưởng xấu tới quá trình thụ thai mà còn làm buồng trứng bị già đi. Điều đó có nghĩa chức năng của buồng trứng ở những phụ nữ 35 tuổi nghiện thuốc lá giống như của người 42 tuổi và vì thế làm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
Hút thuốc gây ra những tác hại lâu dài tới khả năng thụ thai nhưng khi từ bỏ được thói quen không tốt này, một số chức năng của buồng trứng có thể được khôi phục.
9. Bảo vệ với thuốc tránh thai
Đúng là thuốc tránh thai có thể tăng cường khả năng sinh sản của phụ nữ. Các bác sĩ cho rằng thuốc tránh thai sẽ làm ngưng quá trình rụng trứng, làm hệ sinh sản hoạt động chậm lại và bảo vệ buồng trứng khỏi bị lão hóa. Đối với một số phụ nữ, thuốc tránh thai có thể là phương pháp được bác sĩ chỉ định cho uống khi mắc bệnhh lạc nội mạc tử cung và u xơ tử cung để làm chậm sự phát triển của mô tử cung.
Ở người bị lạc nội mạc tử cung, mô tử cung phát triển bên ngoài dạ con gây ra chứng chuột rút đau đớn và thường ảnh hưởng xấu tới ống dẫn trứng hay các cơ quan khác. U xơ tử cung dạng lành tính cũng có thể làm yếu hoặc mất khả năng thụ thai. Ngay khi ngưng sử dụng thuốc tránh thai, chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ trở lại như trước trong vòng một tháng.
10. Không lơ là sức khoẻ của chồng
Những thứ không tốt cho sức khoẻ sinh sản của bạn cũng sẽ tác động phần nào tới khả năng sinh sản của chồng bạn. Thuốc lá, đồ uống có cồn, chế độ ăn nghèo dinh dưỡng đều có thể là nguyên nhân góp phần làm giảm sự sản sinh hay tốc độ di chuyển của tinh trùng. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhiễm sắc thể trong tinh trùng bị ảnh hưởng có liên quan tới khói thuốc lá và rượu.
Ăn đủ dưỡng chất mỗi ngày, đặc biệt là vitamin E và C cùng khoáng vô cơ selen sẽ giúp người chồng sản sinh ra tinh trùng khoẻ mạnh. Đồng thời, bổ sung thêm vitamin tổng hợp cũng là một việc nên làm. Theo các bác sĩ: “Đàn ông cần khoảng 3 tháng để tạo ra lớp tinh trùng mới nên sức khoẻ của họ cũng cần được chăm sóc kỹ lưỡng”.
Theo Hội kế hoạch hóa gia đình Việt Nam
Chăm sóc sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân, lợi ích nhiều bề
Chăm sóc sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân giúp ngăn ngừa những bệnh dịch lây truyền, nguy cơ dị tật ở con cái, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình.
Theo BS Bùi Thị Phương, BV Phụ sản Trung ương cho biết, hiện nay tuổi trưởng thành đang được "trẻ hóa", còn tuổi kết hôn trung bình ngày càng cao hơn, khoảng thời gian tiền hôn nhân kéo dài là nguyên nhân khiến tình trạng nạo hút thai và số người lây nhiễm bệnh qua đường tình dục, HIV/AIDS đang ngày càng gia tăng.
Việc bạn trẻ chủ động tìm hiểu, chăm sóc các vấn đề sức khỏe sinh sản trước khi cưới còn rất hạn chế. Lý do chính của tình trạng này là tâm lý ngại ngùng, hoặc không có sự đồng nhất tư tưởng giữa nam và nữ.
Chăm sóc sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân là việc làm cần thiết với các bạn trẻ
Chăm sóc tiền hôn nhân là sự cần thiết, mang lại nhiều lợi ích.
Hạn chế mắc các bệnh lây nhiễm
Khi khám sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân, những người có HIV sẽ được tư vấn áp dụng các biện pháp tránh thai, nếu muốn sinh con cần điều kiện tốt nhất để giảm thiểu tối đa những hậu quả có thể để lại cho thế hệ sau.
Ví dụ, người phụ nữ nhiễm HIV sinh con thì tỉ lệ lây truyền từ mẹ sang con khoảng trên 30% (cứ 3 người mẹ nhiễm HIV sẽ có 1 trường hợp sinh con ra nhiễm căn bệnh này). Nếu được tư vấn, chăm sóc, điều trị tốt có thể giảm tỉ lệ này xuống dưới 10%, thậm chí có thể dưới 2%...
Bệnh viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con là chủ yếu. Khi phụ nữ mang thai bị nhiễm virut viêm gan B có thể truyền sang bào thai. Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con là 1%, nếu mẹ bị bệnh ở 3 tháng giữa của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm sang con là 10% và sẽ tăng cao tỷ lệ lây nhiễm sang con tới 60 - 70% nếu mẹ bị mắc bệnh ở 3 tháng cuối của thai kỳ.
Nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi có thể lên tới 90% nếu không có biện pháp bảo vệ ngay sau khi sinh, 50% số trẻ này sẽ bị viêm gan mạn tính và có nguy cơ bị xơ gan lúc trưởng thành.
BS Bùi Thị Phương cũng cho biết, mỗi năm BV Phụ sản Trung ương phát hiện khoảng gần 100 sản phụ nhiễm HIV, phần lớn khi đến đây họ mới biết mình mắc bệnh. Những người phụ nữa này đều không kiểm tra sức khỏe bản thân và bạn đời trước khi kết hôn. Con số này sẽ càng tăng cao nếu như các bạn trẻ không ý thức được việc kiểm tra tiển hôn nhân.
Chăm sóc sức khỏe sinh sản sẽ hạn chế các bệnh lây nhiễm...
Và các bệnh di truyền...
Do sự thiếu hiểu biết về kiến thức sinh sản, nhiều cặp vợ chồng đã sinh con bị dị tật, sứt môi, hở hàm ếch, dị tật tứ chi, dị tật bộ phận sinh dục, bại não... Nhiều đứa trẻ dù sống được nhưng nỗi khổ vẫn đeo đẳng bản thân, gia đình và xã hội suốt đời.
Nhiều dị tật bẩm sinh hay bệnh tật của con cái thường có thể là do di truyền của bố mẹ chúng để lại. Qua nghiên cứu di truyền cho thấy trong số các trường hợp dị tật bẩm sinh có khoảng 5% do đột biến gen di truyền, 5% do bất thường của nhiễm sắc thể, 90% do đa yếu tố.
Hội chứng Down là hội chứng thường gặp nhất trong các bất thường về nhiễm sắc thể và nó có tần suất xuất hiện xấp xỉ 1/700 trẻ sơ sinh, thường hay gặp ở con của các bà mẹ lớn tuổi.
Hay bệnh huyết tán bẩm sinh (Thalassemia) cũng là loại bệnh di truyền do biến đổi gen từ nhiều thế hệ trước, không hoặc rất ít đột biến mới. Người bị bệnh nặng khi kết hợp 2 gen bệnh của bố và mẹ (có gen bệnh trên cả hai nhiễm sắc thể). Có nghĩa điều này xảy ra khi cả hai cha mẹ đều là người mang gen bệnh.
Một gia đình dòng họ mang gen bệnh có thể là lặn qua nhiều đời (vì không kết hôn với người mang cùng gen bệnh).
Chỉ đến khi hai người cùng mang gen bệnh kết hôn với nhau thì khả năng con bị bệnh là 25%. Bệnh nhân mắc bệnh này bị thiếu máu nặng cần phải điều trị truyền máu định kỳ, khi có thừa sắt thì điều trị để thải sắt.
Nếu không được điều trị đầy đủ thì bệnh nhân sẽ có rất nhiều biến chứng như: biến dạng xương mặt, sạm da, gan lách to, suy tim... gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của người bệnh không cao. Chi phí khám chữa bệnh cũng gây gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Chăm sóc tốt sẽ mang lại sức khỏe và hạnh phúc cho gia đình
Gìn giữ hạnh phúc gia đình...
Nhiều trường hợp vì thiếu hiểu biết về sức khỏe sinh sản mà tình cảm vợ chồng rạn nứt, làm ảnh hưởng đến kinh tế, sức khỏe, tâm lý, hạnh phúc gia đình và cộng đồng xã hội. Điều đáng nói là phần lớn những rắc rối ấy, có thể dự phòng nhằm tránh hoặc giảm nhẹ rủi ro nếu cặp đôi được hướng dẫn và chăm sóc sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân tốt.
Việc chuẩn bị kiến thức, tâm lý cho cuộc sống tình dục vợ chồng sẽ khắc phục tối đa những lo lắng, sợ hãi, rối loạn cảm xúc, tránh sự nghi ngờ lẫn nhau giữa cặp vợ chồng. Bên cạnh đó, làm hiểu rõ được những đặc tính của giới và tránh lây nhiễm những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Sự hiểu biết và thực hiện những biện pháp sinh đẻ có kế hoạch không chỉ giúp kiểm soát được việc mang thai ngoài ý muốn dẫn đến phải nạo phá thai, kiểm soát được số con, khoảng cách giữa các lần sinh mà còn là một biện pháp bảo vệ sức khỏe cá nhân nói riêng và tổ ấm gia đình nói chung.
Theo Hội kế hoạch hóa gia đình Việt Nam
Những quan niệm sai lầm về chuyện thụ thai Cho dù ngày nay, việc tìm hiểu kiến thức liên quan đến sức khỏe sinh sản khá dễ dàng, nhưng vẫn có những cặp vợ chồng hiểu sai hoàn toàn về kiến thức thụ thai. 1. Khả năng thụ thai = Vấn đề của phụ nữ Điều bất ngờ là với tất cả khả năng tiếp xúc với kiến thức sinh sản ngày...