10 phim kinh điển của Hong Kong
‘ Vô gian đạo”, “ Thiện nữ u hồn” hay “ Tâm trạng khi yêu” là 3 trong số 10 bộ phim được cho là xuất sắc của điện ảnh Hong Kong.
Bản sắc anh hùng ( A better tomorrow – 1986)
Ngoài việc là một tác phẩm hành động của Ngô Vũ Sâm, bộ phim còn quy tụ 3 ngôi sao nổi bật của Hong Kong lúc bấy giờ là Châu Nhuận Phát, Trương Quốc Vinh và Địch Long. Bản sắc anh hùng vẫn được đánh giá là bộ phim có ảnh hưởng đến phong cách làm phim của cả nền điện ảnh Hong Kong lẫn thế giới về sau này.
Ra đời với kinh phí thấp và gần như không có hoạt động quảng cáo nhưng bộ phimđã lập kỷ lục phòng vé ở Hong Kong và trở thành “bom tấn” trên khắp châu Á. Năm 2005, Bản sắc anh hùng được xếp thứ 2 trong danh sách 100 bộ phim xuất sắc nhất Trung Quốc.
Vô gian đạo
Bộ phim sản xuất năm 2002 của cặp đôi đạo diễn Mạch Triệu Huy và Lưu Vĩ Cường được đánh giá là bước đột phá cho dòng phim cảnh sát của Hong Kong. Cũng như Anh hùng (2002) của Trương Nghệ Mưu, Vô gian đạo khơi lại tình yêu của khán giả và kéo họ đến với các rạp chiếu đang phủ bụi.
Vô gian đạo được ca ngợi ở nhiều điểm, đầu tiên là một cốt truyện hay, gay cấn với những nhân vật hấp dẫn, bất ngờ ở cả hai tuyến: tội phạm và cảnh sát. Hai diễn viên chính Lương Triều Vỹ và Lưu Đức Hoa đã hoàn thành xuất sắc vai diễn. Đặc biệt là Lưu Đức Hoa, chưa bao giờ người hâm mộ được thấy thiên vương Hong Kong tỏa sáng đến như thế. Nhạc phim cũng được liệt vào danh sách kinh điển.
Vô gian đạo còn ảnh hưởng tới cả Hollywood. Năm 2007, đạo diễn Martin Scorsese đã làm lại bộ phim này với cái tên The Departed. Phim đã đem về 2 giải Oscar quan trọng là Phim xuất sắc nhất và Đạo diễn xuất sắc nhất.
Thiện nữ u hồn ( A chinese ghost story – 1987)
Là một bộ phim kinh dị – hài – lãng mạn với sự tham gia của Trương Quốc Vinh, Vương Tổ Hiền, Ngọ Mã, Thiện nữ u hồn được thực hiện dưới bàn tay của đạo diễn Trình Tiểu Đông và do Từ Khắc sản xuất. Phim được chuyển thể từ truyện ngắn trong tập Liêu trai chí dị của nhà văn Bồ Tùng Linh ở thời nhà Thanh và lấy cảm hứng từ bộ phim Sảnh nữ u hồn (1960).
T hiện nữ u hồn rất được yêu thích ở Hong Kong và nhiều nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản. Bộ phim đã đưa Vương Tổ Hiền lên hàng sao, giúp Trương Quốc Vinh độc chiếm trái tim của người hâm mộ Nhật và mở đầu cho trào lưu phim ma dân gian của điện ảnh Hong Kong.
Ngoài tập đầu tiên năm 1987, phim còn có thêm 2 tập tiếp theo. Thiện nữ u hồncòn có một phiên bản hoạt hình, một serie phim truyền hình và năm ngoái mới được làm lại.
Yên chi khấu ( Rouge – 1988)
Được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết của nhà văn Lý Bích Hoa, phim do đạo diễn Quan Cẩm Bằng thực hiện. Yên chi khấu xoay quanh cuộc tình của một cậu ấm con nhà giàu có và một kỹ nữ được nhiều người săn đón do Trương Quốc Vinh và Mai Diễm Phương thể hiện.
Yên chi khấu đại thắng giải Kim Tượng lần thứ 8 với hàng loạt giải thưởng danh giá như Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất, Dựng phim và Nhạc nền. Bộ phim cũng liên tục lọt Top những bộ phim tiếng Hoa xuất sắc nhất.
Trùng Khánh sâm lâm ( Chungking Express – 1994)
Do chính Vương Gia Vệ viết kịch bản và đạo diễn, phim quy tụ hàng loạt ngôi sao của điện ảnh châu Á như Lương Triều Vỹ, Vương Phi, Kim Thành Vũ, Lâm Thanh Hà, Châu Gia Linh.
Phim là 2 câu chuyện hoàn toàn khác biệt về chuyện tình của 2 nhân viên cảnh sát. Trùng Khánh sâm lâm mô tả nghịch lý của xã hội Hong Kong: dù sống trong một thành phố ken đặc người, từng cá nhân ở đó vẫn luôn cảm thấy cô đơn và sống trong một thế giới riêng biệt.
Tiêu đề phim như một phép ẩn dụ nói tới “rừng” bê tông lạnh lẽo giữa lòng thành phố và đó cũng là tòa nhà Trùng Khánh ở quận Tsim Sha Tsui – nơi diễn ra hầu hết những cảnh quay trong phần đầu tiên của phim.
Trùng Khánh sâm lâm đã giành giải Phim hay nhất tại lễ trao giải Kim Tượng 1995. Phim còn đem về giải Đạo diễn xuất sắc nhất cho Vương Gia Vệ, giải Nam diễn viên xuất sắc nhất cho Lương Triều Vỹ.
Đời là thế (C’est la vie, mon chéri – 1994)
Video đang HOT
Bộ phim ra đời năm 1994 này là một tác phẩm của đạo diễn Nhĩ Đông Thăng, với sự tham gia của những ngôi sao huyền thoại Hong Kong là Viên Vịnh Nghi, Lưu Gia Linh và Lưu Thanh Vân. Phim từng đoạt tới 6 giải Kim Tượng lần thứ 13, trong đó có giải Phim hay nhất.
Đời là thế là câu chuyện tình trắc trở giữa một ca sĩ đường phố và một nhạc sĩ chuyên chơi nhạc jazz. Khi tình cảm thăng hoa và vừa vượt qua những khó khăn của gia đình cũng là lúc người con gái bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư xương.
A Phi chính truyện ( Days of being wild – 1990)
Bộ phim do chính Vương Gia Vệ viết kịch bản và đạo diễn này kể về câu chuyện tình của 6 người trẻ ở Hong Kong. Bên cạnh cái tên Vương Gia Vệ, phim còn có một dàn diễn viên “hoành tráng” gồm Trương Quốc Vinh, Trương Mạn Ngọc, Lưu Gia Linh, Trương Học Hữu và Lưu Đức Hoa.
A Phi chính truyện được coi là bộ phim mở đầu cho dòng phim nghệ thuật của Vương Gia Vệ. Đây cũng là tác phẩm đầu tiên mà đạo diễn họ Vương hợp tác cùng nhà quay phim Christopher Doyle. Sau này, Vương Gia Vệ còn có thêm 7 bộ phim khác với nhà quay phim người Úc.
Sự xuất sắc của A Phi chính truyện được ghi nhận bằng hàng loạt giải thưởng lớn như Diễn viên chính xuất sắc nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất và Quay phim xuất sắc nhất tại giải Kim Tượng năm 1991. Phim cũng đứng thứ 3 trong danh sách 100 bộ phim Trung Quốc xuất sắc nhất từ trước tới nay do các nhà phê bìnhphim Hong Kong bình chọn năm 2005.
Tâm trạng khi yêu ( In the mood for love – 1990)
Tâm trạng khi yêu là một bộ phim của Vương Gia Vệ với sự diễn xuất của cặp đôi Trương Mạn Ngọc và Lương Triều Vỹ.
Hoa dạng niên huê – tựa gốc tiếng Hoa của phim – được đặt theo tên một ca khúc cùng tên của Châu Tuyền và có nghĩa là “những năm tháng nở hoa”. Đây là một cách ví von của người Trung Quốc về quãng thời gian đẹp nhất của tuổi trẻ, nhan sắc và tình yêu. Trong khi đó, tên tiếng Anh của phim được đặt theo ca khúc I’m in the mood for love của Bryan Ferry. Ban đầu, Vương Gia Vệ đặt tên cho tác phẩm của mình là Secrets (Bí mật) nhưng ngay khi nghe được ca khúc của Ferry, vị đạo diễn tài năng này đã thay đổi quyết định.
Năm 2000, tạp chí chuyên về điện ảnh của Anh Empire đã xếp Tâm trạng khi yêuvào vị trí thứ 42 trong danh sách 100 bộ phim xuất sắc nhất của điện ảnh thế giới. Tháng 11/2009, tạp chí Time Out New York cũng bình chọn tác phẩm điện ảnh này là một trong những bộ phim hay nhất của thập kỷ.
Tâm trạng khi yêu cũng đã giúp Lương Triều Vỹ có được giải thưởng Nam diễn viên xuất sắc nhất tại liên hoan phim Cannes 2000.
Đại thoại tây du ( A Chinese Odyssey Duology – 1994)
Đây là bộ phim của đạo diễn Lưu Trấn Vĩ với sự tham gia “vua hài” Châu Tinh Trì, Mạc Văn Úy và Ngô Mạnh Đạt.
Lưu Trấn Vĩ và Châu Tinh Trì đã sử dụng 4 thầy trò Đường Tăng trong cuốn tiểu thuyết kinh điển Tây Du Ký để tạo nên câu chuyện cho Đại thoại tây du. Phim có sự kết hợp của các yếu tố như tình cảm, kungfu và du hành thời gian.
Ra mắt năm 1995, Đại thoại tây du thất bại thảm hại. Không chỉ bị chê tơi bời, doanh thu của phim cũng quá thấp so với kỳ vọng. Tuy nhiên, 3 năm sau đó, Đại thoại tây du bất ngờ trở thành chủ đề “hot” của giới trẻ. Một số người thậm chí còn gọi đây là “tác phẩm kinh điển của thời hậu hiện đại”. Vào thời điểm đó, Đại thoại tây du được nhắc đến nhiều hơn bất kỳ bộ phim nào và thậm chí rất nhiều câu thoại của phim trở thành tuyên ngôn của giới trẻ Trung Quốc.
Xem lại Đại thoại tây du vào lúc này, người ta có thể chê kỹ xảo thô sơ, nhưng khó thể phủ nhận tính hài hước và những khoảnh khắc vô cùng xúc động của phim.
Tân Long Môn khách sạn ( New Dragon Inn – 1992)
Là bộ phim của đạo diễn Từ Khắc, Tân Long Môn khách sạn quy tụ những cái tên ngôi sao của Hong Kong như Lương Gia Huy, Lâm Thanh Hà, Trương Mạn Ngọc và Chung Tử Đơn. Có chữ “tân” ở phía trước bởi phim được làm lại từ bộ phim Đài Loan Long Môn khách sạn (1967) của đạo diễn Hồ Kim Thuyên.
Năm ngoái, Từ Khắc một lần nữa làm lại bộ phim này với việc áp dụng công nghệ 3D cùng dàn diễn viên cũng “hoành tráng” không kém phiên bản quá khứ, gồm Lý Liên Kiệt, Châu Tấn, Trần Khôn, Lý Vũ Xuân, Quế Luân Mỹ. Có tên Flying swords of Dragon Gate, đây là lần đầu tiên một bộ phim võ hiệp được thực hiện bằng công nghệ 3D.
Theo Infonet
10 bộ phim xuất sắc của điện ảnh Hoa ngữ
"Anh hùng", "Vô gian đạo, "Ngọa hổ tàng long" đều nằm trong danh sách danh giá này.
10. Anh hùng (Hero - 2002)
Anh hùng với dàn sao "hoành tráng" - Lý Liên Kiệt, Lương Triều Vỹ, Chương Tử Di, Chung Tử Đơn, Trương Mạn Ngọc, Trần Đạo Minh
Anh hùng được cho là bộ phim mở đường cho điện ảnh Trung Quốc bước vào kỷ nguyên mới. Được thực hiện theo quy trình sản xuất phim của Hollywood và đầu tư lên tới 30 triệu USD, đây là bộ phim đắt giá nhất của Trung Quốc vào thời điểm đó.
Bộ phim đã làm sống lại nền điện ảnh của Trung Quốc, kéo khán giả đến rạp chiếu và thu về hơn 30 triệu USD tiền vé nội địa. Đây cũng là bộ phim đầu tiên có được doanh thu "khủng" trong nhiều thập kỷ qua.
Không chỉ thành công ở Trung Quốc, Anh hùng còn được thế giới đón nhận. Ngay trong tuần đầu tiên công chiếu ở Mỹ, Anh hùng ngay lập tức có được vị trí số 1 về doanh thu. Tính ở thị trường nước ngoài, bộ phimthu về hơn 120 triệu USD.
Anh hùng cũng được coi là bộ phim tiên phong cho những bộ phim toàn sao và đầu tư khủng ở Trung Quốc sau này. Tuy nhiên, bộ phim này không được đánh giá cao về mặt nội dung.
9. Đại thoại tây du (A Chinese Odyssey Duology - 1994)
Đây là bộ phim của đạo diễn Lưu Trấn Vĩ với sự tham gia "vua hài" Châu Tinh Trì, Mạc Văn Úy và Ngô Mạnh Đạt.
Lưu Trấn Vĩ và Châu Tinh Trì đã sử dụng 4 thầy trò Đường Tăng trong cuốn tiểu thuyết kinh điển Tây Du Ký để tạo nên câu chuyện cho Đại thoại tây du. Phim có sự kết hợp của các yếu tố như tình cảm, kungfu và du hành thời gian.
Ra mắt năm 1995, Đại thoại tây du thất bại thảm hại. Không chỉ bị chê tơi bời, doanh thu của phim cũng quá thấp so với kỳ vọng. Tuy nhiên, 3 năm sau đó, Đại thoại tây du bất ngờ trở thành chủ đề "hot" của giới trẻ. Một số người thậm chí còn gọi đây là "tác phẩm kinh điển của thời hậu hiện đại". Vào thời điểm đó, Đại thoại tây du được nhắc đến nhiều hơn bất kỳ bộ phim nào và thậm chí rất nhiều câu thoại của phim trở thành tuyên ngôn của giới trẻ Trung Quốc.
Xem lại Đại thoại tây du vào lúc này, người ta có thể chê kỹ xảo thô sơ, nhưng khó thể phủ nhận tính hài hước và những khoảnh khắc vô cùng xúc động của phim.
8. Vô gian đạo (Infernal Affairs - 2002)
Bộ phim sản xuất năm 2002 của cặp đôi đạo diễn Mạch Triệu Huy và Lưu Vĩ Cường được đánh giá là bước đột phá cho dòng phim cảnh sát của Hong Kong. Cũng như Anh hùng, Vô gian đạo, tác phẩm điện ảnh này khơi lại tình yêu của khán giả và kéo họ đến với các rạp chiếu đang phủ bụi.
Vô gian đạo được ca ngợi ở nhiều điểm, đầu tiên là một cốt truyện hay, gay cấn với những nhân vật hấp dẫn, bất ngờ ở cả hai tuyến: tội phạm và cảnh sát. Hai diễn viên chính Lương Triều Vỹ và Lưu Đức Hoa đã hoàn thành xuất sắc vai diễn. Đặc biệt là Lưu Đức Hoa, chưa bao giờ người hâm mộ được thấy thiên vương Hong Kong tỏa sáng đến như thế. Nhạc phim cũng được liệt vào danh sách kinh điển.
Vô gian đạo còn ảnh hưởng tới cả Hollywood. Năm 2007, đạo diễn Martin Scorsese đã làm lại bộ phim này với cái tên The Departed. Phim đã đem về 2 giải Oscar quan trọng là Phim xuất sắc nhất và Đạo diễn xuất sắc nhất.
7. Ngọa hổ tàng long (Crouching tiger, Hidden Dragon - 2000)
Bộ phim sản xuất năm 2000 của đạo diễn Lý An đã nhận được những phản ứng trái chiều ở Mỹ và Trung Quốc. Nếu ở thị trường Bắc Mỹ, Ngọa hổ tàng long thu về hơn 130 triệu USD tiền vé từ và đưa cái tên Chương Tử Di gia nhập hàng sao quốc tế, thì ở Trung Quốc, phim lại nhận được sự thờ ơ của khán giả.
Tuy nhiên, việc khán giả ở những nền văn hóa khác nhau phản ứng không đồng nhất trước một bộ phim không phải là điều khó hiểu. Với người Trung Quốc, việc thấy những diễn viên chính trong một bộ phim hành động có quá nhiều cảnh tình cảm vô nghĩa và bay qua bay lại như siêu nhân suốt thời lượng của phim không có gì hấp dẫn. Trong khi đó, với khán giả phương Tây, những rắc rối tình cảm lại là phần bổ sung hoàn hảo cho những cảnh chiến đấu trong phim.
Trên thực tế, các nhân vật trong phim dù xuất chúng nhưng vẫn rất đời thường, đủ để ai xem cũng có thể nhìn thấy bản thân mình trong đó. Bên cạnh đó, từ âm nhạc, phục trang cho đến quay phim của Ngọa hổ tàng long đều được đánh giá là xuất sắc. Những yếu tố này giúp bộ phim vượt trội hơn so với các tác phẩm đi trước.
6. A phi chính truyện (Days of being wild - 1990)
Bộ phim do chính Vương Gia Vệ viết kịch bản và đạo diễn này kể về câu chuyện tình của 6 người trẻ ở Hong Kong. Bên cạnh cái tên Vương Gia Vệ, phim còn có một dàn diễn viên "hoành tráng" gồm Trương Quốc Vinh, Trương Mạn Ngọc, Lưu Gia Linh, Trương Học Hữu và Lưu Đức Hoa.
A Phi chính truyện được coi là bộ phim mở đầu cho dòng phim nghệ thuật của Vương Gia Vệ. Đây cũng là tác phẩm đầu tiên mà đạo diễn họ Vương hợp tác cùng nhà quay phim Christopher Doyle. Sau này, Vương Gia Vệ còn có thêm 7 bộ phim khác với nhà quay phim người Úc.
Sự xuất sắc của A Phi chính truyện được ghi nhận bằng hàng loạt giải thưởng lớn như Diễn viên chính xuất sắc nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất và Quay phim xuất sắc nhất tại giải Kim Tượng năm 1991. Phim cũng đứng thứ 3 trong danh sách 100 bộ phim Trung Quốc xuất sắc nhất từ trước tới nay do các nhà phê bình phim Hong Kong bình chọn năm 2005.
5. Bi tình thành thị (A city of sadness - 1989)
Được "nhào nặn" dưới bàn tay của đạo diễn Hầu Hiếu Hiền, Bi tình thành thị là câu chuyện về một gia đình dưới thời Quốc dân đảng tiến hành "Khủng bố trắng". Đây là bộ phim đầu tiên đề cập đến sự kiện ngày 28/2/1947 - một dấu tích khó phai trong lịch sử Đài Loan khi có hàng ngàn người bị giết hại.
Đạo diễn Hầu đã rất giỏi khi vẽ ra bức tranh toàn cảnh của xã hội Đài Loan vào thời điểm đó thông qua bi kịch của một gia đình. Bi tình thành thị phản ánh sự xung đột giữa người bản xứ với người nhập cư, giữa những người dân địa phương với Quốc dân đảng.
Bi tình thành thị là bộ phim đầu tiên trong series phim về lịch sử của đạo diễn Hầu Hiếu Hiền, sau này là The Puppet Master (1993) và Good men, good women(1995). Phim đã giành giải Sư tử vàng tại Liên hoan phim Venice lần thứ 46 năm 1989 và là bộ phim tiếng Trung đầu tiên có được vinh dự này.
4. Nhất Nhất (Yi Yi: A One and a Two - 2000)
Bộ phim dài gần 3 tiếng đồng hồ của đạo diễn Dương Đức Xương là câu chuyện kể một gia đình trung lưu ở Đài Loan với 3 thế hệ sống bên nhau. Nhất Nhất có tiết tấu chậm và dường như thiếu cao trào nhưng lại là bức tranh chân thực về cuộc sống hàng ngày của những con người nơi đây.
Với Nhất Nhất, đạo diễn Dương đã giành được giải Đạo diễn xuất sắc nhất tại liên hoan phim Cannes năm 2000. USA Today, New York Times, Newsweek và Hiệp hội Phê bình phim đồng loạt trao cho Nhất Nhất danh hiệu một trong những bộ phim hay nhất 2001. Năm 2002, tạp chí Sight and Sound của Hiệp hội điện ảnh Anh quốc còn bình chọn Nhất Nhất là một trong những bộ phim đáng xem nhất trong vòng 25 năm qua.
3. Bá vương biệt cơ (Farewell My Concubine - 1993)
Bá vương biệt cơ của đạo diễn Trần Khải Ca vẫn được nhắc đến như một đỉnh cao của nền điện ảnh Trung Quốc. Đây là bộ phim duy nhất của Trung Quốc cho đến thời điểm này giành được Cành cọ vàng danh giá của Liên hoan phim Cannes.
Được chuyển thể từ tiểu thuyết của Lý Bích Hoa, Bá vương biệt cơ có một dàn diễn viên đáng mơ ước với những cái tên như Trương Quốc Vinh, Củng Lợi, Cát Ưu. Phim là câu chuyện về cuộc đời sóng gió của 2 diễn viên Kinh Kịch trước những rối loạn của chính trường và xã hội Trung Quốc trong giai đoạn 1920 - 1970. Bá vương biệt cơ có nói tới cuộc cách mạng văn hóa (1966 - 1976) ở Trung Quốc. Đây cũng là sự kiện dẫn đến cái kết bi thảm của phim. Bên cạnh đó, phim còn nhắc tới chủ đề đồng tính - một chủ đề vẫn còn hiếm hoi với điện ảnh Hoa ngữ cho đến thời điểm này.
2. Tiểu thành chi xuân (Spring in a small town - 1948)
Bộ phim về chuyện tình tay ba này được xây dựng dựa trên vở kịch ngắn của Lý Thiên Tể, do Phí Mục đạo diễn và công ty Văn Hoa Thượng Hải sản xuất.
Không có một cốt truyện phức tạp nhưng Tiểu thành chi xuân lại hấp dẫn người xem ở cảm xúc của từng nhân vật. Đây cũng là bộ phim được coi là tiên phong trong việc vận dụng ngôn ngữ thơ vào điện ảnh.
Tiểu thành chi xuân được đánh giá cao ở cả trong nước lẫn nước ngoài. Các nhà làm phim Trung Quốc đều nhất trí liệt bộ phim vào dạng kinh điển. Đạo diễn Trương Nghệ Mưu cũng khẳng định đây là bộ phim Trung Quốc mà ông yêu thích nhất.
Năm 2005, Hiệp hội giải thưởng điện ảnh Hong Kong tôn vinh Tiểu thành chi xuân là bộ phim Trung Quốc xuất sắc nhất. Năm 2012, tờ Winnipeg Free Presscủa Canada cũng xếpbộ phim ở vị trí số 1 trong danh sách 10 phim Trung Quốc hay nhất.
1. Sông xuân nước chảy hướng về đông (A spring river flows east - 1947)
Bộ phim dài hơn 3 tiếng và được chia làm 2 phần của đạo diễn Sái Sở Sinh và Trịnh Quân Lý là một trong những cột mốc đáng nhớ của điện ảnh Trung Quốc.
Phim là câu chuyện xúc động về một gia đình Thượng Hải trong thời chiến tranh Trung - Nhật (1930s - 1940s) và cuộc biến đổi của nhân vật chính từ một người chàng thanh niên trẻ trung đầy hoài bão, có triển vọng thành một viên chức xảo trá và lóa mắt vì tiền.
Ngay khi ra đời năm 1947, bộ phim đã thu hút sự chú ý đặc biệt của công chúng Thượng Hải. Phim được chiếu rạp hơn 3 tháng và có hơn 700.000 khán giả. Con số này tương đương với 15% dân số Thượng Hải lúc bấy giờ. Sông xuân nước chảy hướng về đông vẫn được coi là bộ phim thành công nhất của điện ảnh Hoa ngữ trước khi nhà nước Trung Quốc được thành lập năm 1949.
Theo Infonet
Châu Tấn cứ 'xuất chiêu' là đại thắng Lời khen này là không quá khi tất cả các bộ phim có nữ diễn viên này đều đạt doanh thu cực khủng. Là một trong bốn nữ diễn viên đình đám nhất màn ảnh Trung Quốc những năm đầu thế kỷ 21, Châu Tấn từ lâu đã được xem như cái tên "bảo hành" cho hàng loạt tác phẩm điện ảnh. Càng...