10 phim điện ảnh có kỹ xảo mãn nhãn nhất năm 2018
Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Mỹ mới công bố danh sách rút gọn hạng mục Kỹ xảo hình ảnh xuất sắc của Oscar 2019. “ Aquaman” vắng mặt, cả ba phim Marvel đều có tên.
Ant-Man and the Wasp: Lép vế hơn so với hai “anh em” cùng nhà Marvel Studios trong năm nay về chất lượng nội dung cũng như doanh thu, nhưng bộ phim riêng thứ hai về Người Kiến vẫn để lại dấu ấn với người xem nhờ phần kỹ xảo hết sức phức tạp. Trong phim, hai nhân vật Ant-Man (Paul Rudd) và The Wasp (Evangeline Lilly) liên tục thay đổi kích thước cơ thể, hay thậm chí là đồ vật xung quanh, để phục vụ cho mục đích chiến đấu.
Avengers: Infinity War: Bom tấn giải trí lớn nhất năm 2018 không thể thiếu tên trong danh sách rút gọn của AMPAS. Avengers: Infinity War bao gồm những cuộc chiến trải dài từ Trái đất cho tới ngoài vũ trụ, từ Wakanda vĩ đại cho đến hành tinh Titan hoang tàn xa xôi… Khối lượng kỹ xảo của bom tấn là khổng lồ, và sẽ không ngạc nhiên nếu Avengers: Infinity War tiếp tục lọt vào vòng 5 đề cử cuối cùng.
Black Panther: Cả ba phim trong năm qua của Vũ trụ Điện ảnh Marvel (MCU) đều được AMPAS ưu ái. Thậm chí, riêng Black Panther còn đang có cơ hội nhận đề cử Phim truyện xuất sắc. Về mặt kỹ xảo, bộ phim riêng về Báo Đen (Chadwick Boseman) ghi điểm khi tạo ra vương quốc Wakanda vừa hiện đại với vô số công nghệ tối tân, vừa thần bí với những nét văn hóa dân gian đặc trưng.
Christopher Robin: Bộ phim live-action về chú gấu Pooh và những người bạn lấy bối cảnh khi cậu bé Christopher Robin nay đã lớn (Ewan McGregor), đang đứng trước vô số khó khăn trong cuộc sống. Kỹ xảo điện ảnh đã giúp thổi hồn cho gấu Pooh, Piglet, Tigger… thành những sinh vật sống động, giao tiếp với các diễn viên con người xuyên suốt tác phẩm có phần nội dung hết sức ý nghĩa.
Video đang HOT
First Man: Bộ phim mới của đạo diễn Damien Chazelle vẫn đang nuôi hy vọng mong manh trên đường đua Oscar sau khi gặp thất bại nặng nề tại phòng vé. First Man – tác phẩm tiểu sử về Neil Armstrong (Ryan Gosling) và cuộc đổ bộ lên Mặt trăng của ông vào năm 1969 – vốn chỉ có kinh phí khoảng 60 triệu USD. Tuy nhiên, kỹ xảo hình ảnh thực sự là điểm cộng đáng nhớ đến từ tác phẩm. Yếu tố được thể hiện qua các cảnh quay ngoài không gian và lúc phi thuyền Apollo 11 hạ cánh xuống Mặt trăng.
Jurassic World: Fallen Kingdom: Trong một năm các siêu anh hùng làm mưa làm gió tại phòng vé, chỉ duy nhất bầy khủng long chen chân được vào top 5 phim ăn khách nhất Bắc Mỹ. Jurassic World: Fallen Kingdom thực tế không có nội dung quá xuất sắc. Tuy nhiên, kỹ xảo hình ảnh vẫn là điểm nổi trội của tác phẩm. Loài sinh vật thuộc về quãng thời gian hơn 65 triệu năm trước tiếp tục xuất hiện sống động, chân thực trên màn ảnh.
Mary Poppins Returns: Những trường đoạn màu nhiệm mà cô bảo mẫu Mary Poppins (Emily Blunt) đem lại đủ giúp tác phẩm cuối cùng trong năm của Disney tiếp tục có tên trên đường đua hạng mục Kỹ xảo điện ảnh xuất sắc của Oscar. Đây là phần tiếp theo của Mary Poppins - bộ phim kinh điển hồi 1964 của huyền thoại Julie Andrews.
Ready Player One: “Cú hit” hồi đầu năm của đạo diễn Steven Spielberg và hãng Warner Bros. xứng đáng nằm trong danh sách các phim có kỹ xảo đẹp nhất năm. Ready Player One diễn ra song song ngoài đời thực và trong thế giới ảo OASIS. Đặc biệt, trong thế giới ảo, khán giả được gặp lại vô số hình ảnh văn hóa đại chúng quen thuộc như người máy Iron Giant, Tron, King Kong, Gundam… Đó cũng chính là mảnh đất màu mỡ để các nghệ sĩ kỹ xảo thi triển tài nghệ.
Solo: A Star Wars Story: Là một thất bại tại phòng vé năm nay, nhưng Solo: A Star Wars Story hiện vẫn được ghi nhận về phần hiệu ứng hình ảnh. Tác phẩm ngoại truyện của Chiến tranh giữa các vì sao trải qua rất nhiều trục trặc, đặc biệt là chuyện thay đổi đạo diễn khi còn chưa quay xong. Hậu quả là thành phẩm không đạt tới kỳ vọng của người hâm mộ, và đây là phim Star Wars đầu tiên không kiếm nổi 400 triệu USD toàn cầu.
Welcome to Marwen: Đạo diễn bậc thầy Robert Zemeckis thực hiện tác phẩm hoạt hình dựa trên cử động của chính diễn viên – điều ông từng áp dụng cho bộ phim hết sức thành công The Polar Express (2004). Chuyện phim Welcome to Marwen theo chân nghệ sĩ Mark Hogancamp (Steve Carell). Năm 2000, ông bị đánh đến gần chết chỉ bởi thích ăn mặc giả giới. May mắn thoát nạn, nhưng Hogancamp mất hoàn toàn trí nhớ. Nhưng khi mọi thứ dần phục hồi, đó cũng là lúc ông cần phải đối mặt với những kẻ đã hãm hại mình.
Theo zing.vn
'Venom' lập hàng loạt kỷ lục phòng vé
Bộ phim dựa trên nhân vật cùng tên của Marvel Comics vừa ra mắt hôm 4.10 đã nhanh chóng khẳng định sức hút không nhỏ tại Bắc Mỹ khi giành vị trí đầu tiên với hơn 80 triệu USD doanh thu phòng vé.
'Venom' đang là cái tên ăn khách nhất tại phòng vé Bắc Mỹ tuần qua - ẢNH: SONY
Sự xuất hiện của Venom như một khởi đầu ấn tượng cho kỷ lục phòng vé của những tân binh vừa ra mắt tháng 10 này. Chỉ sau bốn ngày ra mắt, tác phẩm của hãng Sony đã nhanh chóng bỏ xa các đối thủ khác với hơn 80,06 triệu USD, một con số vượt trội hơn hẳn so với những phim được công chiếu thời gian vừa qua. Với việc phát hành ở 4.250 địa điểm và thu về số tiền không hề nhỏ, phim của đạo diễn Ruben Fleischer không những đứng đầu bảng xếp hạng tuần mà còn trở thành cái tên giữ kỷ lục phim có doanh thu tuần trong tháng 10 cao nhất từ trước đến nay, vượt xa con số 55,7 triệu USD của Gravity (2013).
Lần ra mắt của Venom đã vượt mốc 75,8 triệu USD trong tuần công chiếu đầu của Ant-Man and the Wasp và chỉ đứng sau 84,4 triệu USD của Solo: A star wars story. Các đánh giá của giới phê bình đối với bộ phim có sự tham gia của tài tử Tom Hardy và nữ diễn viên Michelle Williams phần lớn là tiêu cực. Tuy nhiên, một điều đáng mừng cho Venom đó là việc ra mắt trong bối cảnh không có phim siêu anh hùng nào được trình làng cho đến khi Spider-Man: Into the Spider-Verse và Aquaman đổ bộ màn ảnh rộng vào tháng 12 tới.
Ở ngoài nước, Venom đã tạo ra 125,2 triệu USD từ 58 thị trường cho một màn dạo đầu toàn cầu kỷ lục với trên 205 triệu USD. Hàn Quốc dẫn đầu doanh thu quốc tế với số tiền bán vé ước tính 15,7 triệu USD. Đây được xem là lần ra mắt lớn thứ 2 của Sony trên thị trường phim ảnh xứ kim chi sau Spider-Man: Homecoming với doanh thu 19,1 triệu USD. Các thị trường đáng chú ý khác bao gồm Nga (11,7 triệu USD), Vương quốc Anh (9,3 triệu USD), Mexico (7,1 triệu USD), Úc (6,4 triệu USD), Đức (5,2 triệu USD) và Brazil (5,2 triệu USD).
Diễn xuất của Lady Gaga trong A Star is born nhận được nhiều khen ngợi. Ngoài việc giữ ngôi á quân, tác phẩm remake này còn có những phản ứng tích cực từ phía người xem - ẢNH: WARNER BROS.
Đứng ở vị trí thứ hai là sự ra mắt của A Star is born. Tác phẩm của Warner Bros, đã thu được một khoản ấn tượng với 42,6 triệu USD từ 3.686 địa điểm công chiếu. Đặc biệt, với nhiều nhận xét tích cực đến từ người xem và giới phê bình, phim ca nhạc của Lady Gaga và Bradley Cooper được xem là điểm sáng giữa rừng phim đang chiếu tại các rạp nội địa.
Trên thế giới, tác phẩm remake của đạo diễn Bradley Cooper thu được 14 triệu USD từ 31 thị trường, trong đó có 5,3 triệu USD ra mắt tại Anh cùng với 2,1 triệu USD diễn ra ở Pháp và 1,9 triệu USD mở màn tại Đức.
Warner Bros. cũng chiếm vị trí thứ ba trên bảng xếp hạng với Smallfoot khi vừa có thêm 14,9 triệu USD trong tuần qua. Hiện doanh thu trong nước của phim hoạt hình này chạm mốc 43 triệu USD sau 10 ngày phát hành. Tác phẩm cũng đã thêm 11,7 triệu USD tại thị trường ngoài nước. Doanh thu toàn cầu của Chân nhỏ, bạn ở đâu? hiện đạt 75 triệu USD.
Tuần này, First man của đạo diễn phim La la land sẽ chính thức trình làng - ẢNH: UNIVERSAL
Hạ cánh ở vị trí thứ tư là Night school, cái tên xưng vương phòng vé Bắc Mỹ hồi tuần trước. "Con cưng" của nhà Universal có doanh số giảm tới 55% trong khi mới chỉ bước sang tuần thứ hai "chinh chiến". Tác phẩm của bộ đôi hài hước Kevin Hart - Tiffany Haddish thu về hơn 12 triệu USD, nâng tổng doanh thu trong nước lên 46,7 triệu USD. Bộ phim cũng mang về 3,4 triệu USD từ 21 thị trường ngoài nước. Ở vị trí thứ 5 lại là một tựa phim khác của Universal, The house with a clock in the walls. Phim cũng giảm 42% doanh thu trong tuần thứ ba trình làng khi có thêm 7,3 triệu USD.
Nhìn chung, những bộ phim nằm trong top 12 tuần qua đã mang lại gần 168 triệu USD, khiến cho đây trở thành tuần có doanh thu tháng 10 lớn nhất mọi thời đại, vượt qua tuần đầu tiên của tháng 10 năm 2014 hơn 25 triệu USD. Bước sang tuần tới, cuộc đua phòng vé sẽ con gay cấn hơn khi Universal ra mắt First man, bộ phim với sự xuất hiện của tài tử Ryan Gosling. Tác phẩm này vừa được chiếu mở màn tại Liên hoan phim Venice 2018 và nhận được nhiều nhận xét tích cực từ các nhà phê bình. Thêm vào đó, Sony cũng chuẩn bị phát hành Goosebumps 2: Haunted halloween và Fox đã sẵn sàng nhập cuộc với Bad times.
Theo Thanhnien.vn
Danh sách đề cử Critics' Choice Awards 2019: 'Black Panther' mang về 12 đề cử nhưng chỉ đứng thứ nhì Siêu phẩm "Black Panther" của Marvel chỉ xếp sau tựa phim "The Favourite" với 14 đề cử. Sau Quả cầu vàng lần thứ 76, đến lượt lễ trao giải Critics' Choice Awards lần thứ 24 tung ra danh sách đề cử chính thức của riêng mình. Năm nay, tựa phim The Favourite vươn lên dẫn đầu với 14 đề cử, nhưng điều đáng...