10 phim bom tấn có kỹ xảo hình ảnh ấn tượng nhất 2016
Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh nước Mỹ (AMPAS) công bố danh sách 10 tác phẩm điện ảnh có cơ hội tranh tài ở hạng mục “Hiệu ứng hình ảnh xuất sắc” của Oscar 2017.
Arrival: Tác phẩm khoa học viễn tưởng của đạo diễn Denis Villeneuve được thực hiện dựa trên truyện ngắn Story of Your Life (1998) của Ted Chiang. Phim lấy bối cảnh khi người ngoài hành tinh đổ bộ xuống 12 thành phố Trái đất. Riêng tại Mỹ, nhà ngôn ngữ học Louise Banks (Amy Adams) có nhiệm vụ giải mã những thông điệp bí ẩn của họ để tìm hiểu lý do đằng sau sự kiện gây chấn động nhân loại. Tạo hình các con tàu không gian và người ngoài hành tinh là điểm nhấn về mặt hình ảnh của Arrival. Ảnh: Sony.
The BFG: Tiêu tốn khoản ngân sách 140 triệu USD, đặc biệt cho phần kỹ xảo hình ảnh, nhưng The BFG của đạo diễn Steven Spielberg gây thất vọng lớn tại phòng vé khi chỉ mang về 178 triệu USD. Tuy bị đánh giá là bom xịt, nhưng bộ phim vẫn gây ấn tượng mạnh mẽ về mặt thị giác cho người xem nhờ bối cảnh Xứ sở Khổng lồ màu nhiệm, cùng nhân vật Người Khổng lồ thân thiện do Mark Rylance đảm nhận phần diễn xuất biểu cảm (motion-capture). Ảnh: Disney.
Captain America: Civil War: Thu hơn 1,1 tỷ USD tại phòng vé, Captain America: Civil War nhiều khả năng sẽ trở thành bom tấn ăn khách nhất thế giới năm 2016. Quy tụ hàng loạt siêu anh hùng quen thuộc, gồm Captain America, Iron Man, The Winter Soldier, Ant-Man, Falcon, War Machine, Hawkeye, Vision, Scarlet Witch, Black Widow, đồng thời trình làng các nhân vật mới như Black Panther hay Spider-Man, bom tấn mang đến phần hình ảnh mãn nhãn, những pha hành động kịch tính đòi hỏi sự can thiệp mạnh mẽ của kỹ xảo. Đã có khoảng 20 đơn vị tham gia xử lý phần kỹ xảo hình ảnh cho Civil War. Ảnh: Disney.
Deepwater Horizon: Do đạo diễn Peter Berg thực hiện, bộ phim Deepwater Horizon kể lại vụ nổ kinh hoàng tại giàn khoan dầu cùng tên xảy ra cách đây sáu năm, dẫn đến hậu quả là một trong những thảm họa tràn dầu tồi tệ nhất lịch sử nhân loại tại vùng vịnh Mexico. Nhờ công nghệ kỹ xảo tân tiến, tác phẩm tái hiện chân thực tai nạn xảy ra ngày 20/4/2010, đem đến cho người xem cái nhìn toàn cảnh về những gì mà nhóm công nhân tại Deepwater Horizon phải trải qua trong buổi tối định mệnh. Ảnh: Lionsgate.
Video đang HOT
Doctor Strange: Giới thiệu nhân vật Doctor Strange (Benedict Cumberbatch) và thế giới phép thuật trong vũ trụ siêu anh hùng Marvel, bom tấn mới nhất của Marvel Studios gây ra cơn sốt tại phòng vé hồi đầu tháng 11 và tới nay thu gần 650 triệu USD toàn cầu. Ngay từ những giây phút đầu tiên của bom tấn, người xem bị lôi cuốn bởi những khung hình kỳ ảo, ma mị, nhất là khi thực tại bị biến đổi. Chính vì lẽ đó, giới phê bình đã không tiếc lời ca ngợi phần kỹ xảo hình ảnh của Doctor Strange. Ảnh: Disney.
Fantastic Beasts and Where to Find Them: Tập phim ngoại truyện của loạt Harry Potter có nhiệm vụ đưa thế giới phù thủy của J.K. Rowling trở lại màn ảnh rộng sau 5 năm, kể từ Harry Potter and the Deathly Hallows – Part 2 (2011). Phim lấy bối cảnh năm 1926 tại New York, Mỹ, nơi phù thủy Newt Scamander đang tìm kiếm những sinh vật huyền bí và vô tình vướng vào những âm mưu đen tối trong giới pháp thuật. Tạo hình các sinh vật, những trường đoạn chúng gây phá hoại, nhiều trận chiến pháp thuật hoành tráng đều trở nên thuyết phục trong mắt người xem nhờ công nghệ kỹ xảo hiện đại, góp phần tạo nên thành công tại phòng vé cho bom tấn. Ảnh: Warner Bros.
The Jungle Book: Thu 966,6 triệu USD toàn cầu, phiên bản live-action của tác phẩm hoạt hình kinh điển Cậu bé rừng xanh là một trong những quả bom tấn gây ấn tượng nhất trong năm 2016. Thành công ấy có công lớn của đội ngũ thực hiện kỹ xảo – những người đã giúp thổi hồn cho hàng loạt nhân vật thú vật như gấu Baloo, báo đen Bagheera, hổ Khan, sói Raksha, trăn Kaa…, giúp chúng trở nên thuyết phục trong từng cử động khi xuất hiện trên màn ảnh. Thành công vang dội của bộ phim khiến Disney lập tức “bật đèn xanh” cho đạo diễn Jon Favreau thực hiện The Jungle Book 2 trong thời gian tới. Ảnh: Disney.
Kubo and the Two Strings: Tác phẩm hoạt hình 3D mang phong cách stop-motion của xưởng Laika không mang về lợi nhuận, nhưng lại chiếm trọn tình cảm của giới phê bình. Lấy bối cảnh Nhật Bản thời phong kiến, phim là chuyến hành trình đi tìm những báu vật dân gian để đánh bại Vua Mặt trăng của cậu bé Kubo – người sở hữu phép thuật điều khiển giấy với cây đàn shamisen. Kubo and the Two Strings cũng là tác phẩm hoạt hình duy nhất còn lại ở hạng mục Hiệu ứng hình ảnh xuất sắc của Oscar 2017. Ảnh: Focus Features.
Passengers: Chuẩn bị ra mắt từ 21/12, Passengers là tác phẩm khoa học viễn tưởng do đạo diễn Morten Tyldum thực hiện. Có hai ngôi sao Jennifer Lawrence và Chris Pratt sắm vai chính, phim xoay quanh đôi trẻ tỉnh dậy sớm hơn 90 năm so với dự kiến từ giấc ngủ đông trên chiếc phi thuyền đưa con người từ Trái Đất đến hành tinh mới. Thông qua nhiều đoạn trailer, bên cạnh câu chuyện tình lãng mạn ngoài không gian, Passengers hứa hẹn mang đến cho người xem nhiều cảnh quay kỹ xảo cháy nổ mãn nhãn. Ảnh: Sony.
Rogue One: A Star Wars Story: Mới khởi chiếu hôm 16/12, Rogue One là tập phim điện ảnh ngoại truyện của Chiến tranh giữa các vì sao, kể lại những sự kiện xảy ra ngay trước phần IV – A New Hope (1977). Một nhóm quân thuộc phe Kháng chiến quyết định cướp bản thiết kế thứ vũ khí hủy diệt Death Star mà Đế chế Thiên hà đang sở hữu nhằm tìm ra điểm yếu của nó. Giống như các phim Star Wars khác, Rogue One tràn ngập những hình ảnh kỹ xảo ấn tượng, đặc biệt là ở 1/3 cuối tác phẩm với trận chiến hoành tráng trên hành tinh Scarif. Ảnh: Disney.
Theo Zing
Phim nghệ thuật gặp khó tại Hollywood dịp cuối năm
Các đơn vị phát hành lớn như Disney hay Warner Bros. tung ra nhiều bom tấn giải trí nhân dịp cuối năm, thời điểm vốn từng thuộc về các bộ phim nghệ thuật.
Tại Bắc Mỹ, ngành công nghiệp điện ảnh coi mùa phim Giáng sinh bắt đầu từ 11-13/11. Kể từ đó cho tới cuối năm, ngoài các bộ phim bom tấn, hàng loạt những bộ phim nghệ thuật bắt đầu công chiếu và hướng tới lễ trao giải Oscar diễn ra vào tháng 2/2017.
Một trong những tác phẩm đầu tiên thuộc dạng đó ra quân là Arrival. Có kinh phí sản xuất khoảng 47 triệu USD, phim tới nay thu khoảng 43 triệu USD nội địa.
Arrival tranh thủ trình chiếu sớm và tránh được nhiều bom tấn tại phòng vé. Ảnh: Paramount.
Thuộc thể loại khoa học viễn tưởng, nhưng Arrival thực chất là phim tâm lý, xoay quanh tâm tư của một chuyên gia ngôn ngữ học do Amy Adams thể hiện, khi nhân vật có nhiệm vụ tìm ra mục đích người ngoài hành tinh đổ bộ xuống Trái đất.
Tuy nhiên, giới quan sát nhận định không phải bộ phim nghệ thuật nào ra rạp trong thời gian tới cũng có thể gặt hái thành công tại phòng vé như Arrival. Sau 11 tháng, thị trường Bắc Mỹ chứng kiến thành tích của 10 bộ phim ăn khách nhất 2016 chiếm tới 36% tổng doanh thu toàn khu vực, một con số cao hơn rất nhiều so với các năm trước đây.
Chuyên gia sản xuất Adam Goodman của Le Vision Entertainment nhận định: "Ngày càng có ít phim cán mốc doanh thu 100 triệu USD nội địa. Khoảng cách giữa người thắng và kẻ bại tại phòng vé đang ngày một bị đào sâu hơn".
Nhìn vào lịch sử, các bộ phim ra rạp dịp Giáng sinh chưa chắc đã đạt thành tích khả quan khi ra mắt. Sau ba ngày đầu trình chiếu tại Bắc Mỹ, bom tấn ăn khách nhất lịch sử điện ảnh là Avatar (2009) chỉ kiếm được 77 triệu USD, trước khi gây ra cơn sốt và thu tổng cộng 2,89 tỷ USD toàn cầu.
Tuy nhiên, điều đó đã thay đổi vào năm 2015. Sự trở lại của thương hiệu Chiến tranh giữa các vì sao khiến khán giả đổ xô tới rạp nhân dịp Giáng sinh và bộ phim The Force Awakens rốt cuộc thu tới 2,07 tỷ USD, mở màn cho một năm 2016 đầy thắng lợi cho Disney.
Chiến thắng của Disney trong năm nay bắt đầu kể từ Star Wars: The Force Awakens.Ảnh: Disney.
Tính đến ngày 17/11, doanh thu của riêng nhà phát hành Disney tại Bắc Mỹ trong năm 2016 lên tới 2,3 tỷ USD, tức chiếm 24% doanh thu toàn ngành. Đó là họ còn có hai "bom xịt" hồi mùa hè là Alice Through the Looking Glass và The BFG.
Lần lượt Captain America: Civil War (1,15 tỷ USD) của Marvel Studios, Finding Dory (1,03 tỷ USD) của Pixar, Zootopia (1,02 tỷ USD) của xưởng Walt Disney, và The Jungle Book (967 triệu USD) của Walt Disney Pictures đã biến "nhà chuột" trở thành "độc cô cầu bại" tại phòng vé.
Nếu như Moana của xưởng Walt Disney và Rogue One của Lucasfilm tiếp tục thu hút khán giả, thì cả năm công ty con của Disney đều có ít nhất một cú hit trong năm 2016 - một thành tích mà bất cứ đối thủ nào cũng ao ước.
Theo thống kê, có khoảng 15 phim nghệ thuật ra rạp trong vòng sáu tuần tới để chúng có đủ tiêu chuẩn dự tranh Oscar. Nhưng theo tạp chí The Hollywood Reporter, nhóm tác phẩm rất khó có thể tạo ra hiệu ứng thương mại, ngay kể cả ở Bắc Mỹ.
Khi mà số lượng tác phẩm bom tấn ngày càng nhiều, và chúng mang về lợi nhuận khổng lồ cho nhà sản xuất, thì các nhà phát hành sẽ còn tiếp tục tìm đến kỳ nghỉ Lễ Tạ ơn và Giáng sinh, khiến dòng phim nghệ thuật thực sự gặp khó trong việc tiếp cận khán giả.
Theo Zing
Disney phá kỷ lục phòng vé 2015 chỉ sau hơn 10 tháng Hàng loạt tác phẩm bom tấn ăn khách giúp Disney thu tới 3,566 tỷ USD tại các thị trường quốc tế chỉ sau chưa đầy mười tháng của năm 2016. Lần lượt Star Wars: The Force Awakens, Zootopia, The Jungle Book,Captain America: Civil War và Finding Dory giúp Disney xác lập kỷ lục mới tại phòng vé trong năm nay. Kết thúc năm...