10 nhà máy xe lớn nhất thế giới: Hàn Quốc đang có vị thế không thua kém Hoa Kỳ
Quy mô của nhà máy xe lớn nhất thế giới ngang bằng một thành phố nhỏ.
1. Hyundai: Ulsan, Hàn Quốc – Với sản lượng thường niên tối đa lên tới 1,53 triệu xe, nhà máy Hyundai Ulsan là nhà máy quy mô nhất thế giới. Diện tích tổ hợp nhà máy này quy mô tới mức đủ đặt 5 nhà máy sản xuất bên trong mà vẫn dư không gian cho các khu lắp ráp động cơ/hộp số và thậm chí là cả hệ thống dịch vụ tiện ích đi kèm cho 34.000 công nhân làm việc tại này. Nhà máy này hiện đang sản xuất 14 mẫu xe khác nhau với tốc độ 10 giây/xe.
2. Kia: Yancheng, Trung Quốc – Nhà máy có diện tích hơn 3,3 km vuông thuộc liên doanh thành lập bởi Kia, Dongfeng và tập đoàn Yueda hoàn thiện vào năm 2002 có sản lượng tối đa 890.000 xe năm. Hiện đây là nơi sản xuất Sportage, Rio và một số mẫu xe khác phục vụ thị trường nội địa.
3. Volkswagen: Wolfsburg, Đức – Quy mô của tổ hợp nhà máy Wolfsburg lớn tới mức hãng xe Đức phải lắp đặt 55 km đường ray cho tàu mini di chuyển qua lại giữa các khu vực. Tổng diện tích tổ hợp này lớn hơn công quốc Monaco và là nơi hơn 60.000 công nhân của Volkswagen lắp ráp 815.000 xe mỗi năm. Đây cũng là một trong những nhà máy lâu đời nhất thế giới khi được xây dựng vào 1938.
Video đang HOT
4. Renault: AVTOVAZ Togliatti, Nga – Cách thủ đô Moscow 1.000 km về phía Đông là nhà máy Togliatti xây dựng vào năm 1966 với sản lượng 650.000 xe/năm. Hiện có khoảng 35.000 công nhân làm việc tại đây với các dòng xe lắp ráp chủ yếu tới từ Lada, Renault và cả Datsun.
5. Nissan: Smyrna, Mỹ – Nhà máy xe có sản lượng lớn nhất Bắc Mỹ thuộc về Nissan chứ không thuộc về bất kỳ ông lớn nội địa nào. Khoảng 640.000 xe xuất xưởng từ đây mỗi năm dù số lượng công nhân khá ít ỏi so với các tổ hợp lớn khác (khoảng 6.700 người).
6. Kia: Autoland Gwangju, Hàn Quốc – Nơi Kia lắp ráp Carens, Soul và Sportage tại Hàn Quốc là nhà máy có sản lượng khủng thứ 2 tại quốc gia này với sản lượng 620.000 xe/năm tương đương một xe xuất xưởng mỗi 51 giây.
7. Mazda: Hiroshima, Nhật Bản – Sản lượng tối đa của nhà máy Mazda Hiroshima lên tới 569.000 xe/năm và là nơi cho ra lò hàng loạt dòng tên bán chạy như CX-3, CX-5, CX-8, CX-9 và MX-5. Hệ thống pin năng lượng mặt trời lắp đặt trên trần giúp cung cấp phần lớn năng lượng nhà máy cần để vận hành đồng thời giúp sạc lại số xe MX-30 lắp ráp tại đây.
8. Kia: Hwaseong, Hàn Quốc – Một nhà máy quy mô không kém Gwangju là Kia Hwaseong với diện tích xấp xỉ 3,3 km vuông và sản lượng hàng năm 563.000 xe. Tổ hợp này nằm sát bờ biển phía Tây của Hàn Quốc nên có thể dễ dàng xuất khẩu xe sang các quốc gia khác ngay sau khi xe xuất xưởng, đồng thời hệ thống đường thử tại đây cũng vô cùng đa dạng.
9. Toyota: Kentucky, Mỹ – Nhà máy “đơn” lớn nhất của Toyota trên toàn cầu đặt tại Kentucky, Mỹ với sản lượng 550.000 xe. Đây là nơi xuất xưởng hàng loạt các dòng tên best-seller của hãng xe Nhật như Camry, RAV4 hay của Lexus như ES.
10. Ford: Kansas City, Mỹ – “Nhà” của dòng xe bán chạy nhất Bắc Mỹ trong nhiều năm liền là nhà máy Ford Kansas với sản lượng 500.365 xe tối đa mỗi năm. Dù chỉ có 7.000 công nhân làm việc nhưng diện tích nhà máy lên tới gần 5,15 km vuông nhờ nhiều lần cơi nới, cải tạo.
Nhiều hãng xe cam kết khai tử động cơ đốt trong vào năm 2040
Sáu nhà sản xuất ô tô lớn đã cam kết loại bỏ dần việc sản xuất xe chạy bằng nhiên liệu hóa thạch trên toàn thế giới vào trước năm 2040.
Thông báo được đưa ra trong các vòng đàm phán đi đến Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) diễn ra ở Glasgow (Scotland) từ ngày 31/10 - 12/11/2021, theo Reuters.
Xe điện Volvo C40 trên dây chuyền hoàn thiện trước khi xuất xưởng
Thực hiện cam kết là Ford, General Motors , Mercedes-Benz, Volvo, BYD và Jaguar Land Rover.
Sự vắng mặt đáng chú ý là các tập đoàn xe hơi khổng lồ như Volkswagen, Toyota, Nissan, Honda, BMW và Hyundai.
Trong một tuyên bố, GM cho biết họ tự hào giờ đây đã sát cánh cùng các công ty, chính phủ và các tổ chức xã hội khác cam kết làm việc hướng tới việc chuyển đổi sang phương tiện 100% không phát thải vào năm 2035.
Giám đốc điều hành Tổ chức Hòa bình xanh của Đức, ông Martin Kaiser cho biết họ lo ngại rằng có quá nhiều công ty và quốc gia lớn chưa tham gia cam kết.
Ông nói với Reuters: "Để ngăn chặn sử dụng nhiên liệu hóa thạch, chúng ta phải giảm sự phụ thuộc vào chúng. Điều đó có nghĩa là chuyển từ động cơ đốt trong sang xe điện và tạo ra mạng lưới giao thông công cộng xanh một cách không chậm trễ.
Nguồn tin từ giới công nghiệp ô tô cho biết một số nhà sản xuất ô tô đang thận trọng với việc tham gia cam kết vì đi kèm cam kết là sự chuyển đổi công nghệ nhưng không ràng buộc các quốc gia phải cam kết thiết lập cơ sở hạ tầng lưới điện và sạc cần thiết để hỗ trợ sự thay đổi đó.
Một số quốc gia cũng đã cam kết sớm như New Zealand và Ba Lan, cùng một loạt các công ty dịch vụ vận tải như Uber cam kết chỉ dùng xe không phát thải vào năm 2040 hoặc sớm hơn.
Hoa Kỳ không tham gia cam kết nhưng các bang như California và New York đã đăng ký.
Thuơng hiệu xe giá trị nhất thế giới: Toyota, Mercedes-Benz đứng đầu nhưng sắp bị Tesla bắt kịp Toyota, Mercedes-Benz, BMW và Tesla dẫn đầu 15 thương hiệu ô tô có trong danh sách 100 thương hiệu giá trị nhất toàn cầu. Tesla chỉ trong vòng 12 tháng qua đã gia tăng giá trị thương hiệu của mình lên gấp 3 lần theo đánh giá của Interbrand công bố qua danh sách Best Global Brands 2021. Tuy vậy, chừng đó là...