10 nguyên nhân khiến bạn không ngừng hắt hơi
Hắt hơi là một phản xạ hết sức bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, đôi khi bạn sẽ thấy mình hắt hơi liên tục mà nguyên nhân chẳng phải do cảm lạnh hay cảm cúm.
Dị ứng: Hắt hơi là phản xạ của cơ thể nhằm đẩy dị vật ra khỏi khoang mũi. Khi bạn bị dị ứng, cơ chế phản xạ này trở nên cực kỳ nhạy cảm, và bạn sẽ hắt hơi khi hít phải dù chỉ là phấn hoa hay lông mèo. Hắt hơi do dị ứng thường đi kèm với các triệu chứng như sổ mũi, nghẹt mũi hoặc ngứa mắt.
Viêm xoang: Dị ứng hay cảm lạnh đều có thể phát triển thành viêm xoang – một dạng nhiễm khuẩn xoang mũi, khiến xoang mũi sưng phù. Các triệu chứng viêm xoang bao gồm chảy dịch sau mũi (dịch tiết chảy từ mũi xuống họng), đau nhức mặt, ho, sốt và mệt mỏi.
Dược phẩm: Hắt hơi có thể là tác dụng phụ của một số loại dược phẩm như thuốc ức chế beta hay thuốc chống viêm không steroid. Tuy nhiên, tác dụng phụ này rất hiếm gặp.
Ngửi mùi nước hoa: Nhiều người hắt hơi liên tục sau khi ngửi mùi nước hoa quá nồng của người khác. Đây là một dạng viêm mũi không dị ứng, tức là khi khoang mũi của bạn bị viêm do phản ứng với nhân tố gây kích thích như nước hoa.
Video đang HOT
Polyp mũi: Polyp mũi là các u có cuống mềm, màu xám, phát triển trên niêm mạc mũi hoặc xoang mũi. Các polyp này có thể gây hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, mất vị giác hoặc khứu giác – các triệu chứng tương tự như dị ứng theo mùa.
Khói bụi: Ô nhiễm không khí có thể gây tình trạng hắt hơi liên tục, bởi các phân tử ô nhiễm trong không khí khi hít phải có thể gây dị ứng. Vào những ngày trời âm u, độ ẩm cao, chất lượng không khí kém, hãy hạn chế ra khỏi nhà, và chú ý đeo khẩu trang đạt chuẩn khi ra khỏi nhà để bảo vệ đường hô hấp của chính bạn.
Không gian bức bí: Nếu không khí trong nhà bạn không thể lưu thông, các chất bụi bẩn trong nhà khó mà thoát ra ngoài được, và hậu quả có thể là những trận hắt hơi kéo dài. Do đó, hãy mở cửa sổ và cửa chính vào những ngày thời tiết đẹp, sử dụng quạt máy và quạt thông gió, hoặc sử dụng máy lọc không khí trong nhà.
Thuốc corticosteroid cho mũi: Kỳ quặc thay, chính loại thuốc dùng để điều trị dị ứng này lại có thể gây tác dụng phụ y như dị ứng: hắt hơi. Các loại thuốc này giảm sưng và làm khô khoang mũi. Nếu tình trạng hắt hơi của bạn là do thuốc này gây ra, bạn sẽ còn thấy các triệu chứng khác như đau nhói mũi hoặc kích ứng họng.
Nhìn vào mặt trời: Nghe có vẻ khó tin, nhưng nghiên cứu đã cho thấy ánh sáng mạnh có thể kích thích phản xạ hắt hơi. Kỳ lạ hơn nữa, tình trạng hắt hơi khi nhìn vào ánh sáng mạnh cũng là do di truyền.
Nhổ lông mày: Nhổ lông hoặc nhổ tóc có thể kích thích dây thần kinh sinh ba (liên quan trực tiếp đến xúc giác ở mặt), “châm ngòi” một chuỗi phản xạ hắt hơi./.
Dị ứng thời tiết dễ gặp trong mùa xuân
Mùa xuân, mưa phùn ẩm ướt, là mùa trăm hoa đua nở, cây cối đâm chồi, nảy lộc... Tuy nhiên, do độ ẩm cao, phấn hoa lan tràn trong không khí... khiến cơ thể dễ mắc các chứng bệnh dị ứng.
Dị ứng thời tiết thường xuất hiện khi giao mùa. Những người không có tiền sử dị ứng vẫn có thể bị dị ứng thời tiết bất cứ đợt giao mùa nào trong năm. Hàng năm, đợt giao mùa thu đông và xuân hè là giai đoạn có nhiều ca dị ứng thời tiết nhất.
Biểu hiện thường gặp của dị ứng thời tiết
Dị ứng thời tiết đặc trưng theo mùa. Tại các giai đoạn giao mùa, hệ miễn dịch của con người bị suy giảm, dễ bị tác động bởi các tác nhân dị ứng. Hậu quả là một loạt các triệu chứng trên da, niêm mạc như:
Viêm mũi dị ứng: biểu hiện với các triệu chứng sổ mũi hoặc nghẹt mũi, hắt hơi, đỏ, ngứa và chảy nước mắt và sưng quanh mắt. Chất dịch chảy ra từ mũi thường là dịch trong.
Viêm kết mạc dị ứng: là phản ứng dị ứng xảy ra ở mắt. Các triệu chứng của viêm kết mạc do dị ứng thời tiết bao gồm: chảy nước mắt khó kiểm soát, ngứa mắt, sưng mí mắt, đỏ mắt. Mắt có cảm giác rát và nhạy cảm với ánh sáng.
Nổi mề đay: đặc trưng bởi các nốt sần phù và mẩn đỏ, tập trung hoặc rải rác ở nhiều vùng da với kích thước khác nhau. Trong dị ứng thời tiết, mề đay có thể nổi khắp nơi, ban đầu rải rác sau đó lan ra toàn thân. Nổi mề đay trong dị ứng thời tiết có kèm ngứa khó chịu. Bệnh nhân càng gãi sẽ càng ngứa. Cảm giác ngứa do dị ứng thời tiết thường tăng lên vào chiều tối và đêm khi biên độ nhiệt thay đổi mạnh.
Mẩn, mụn ngoài da: Những mụn nước nhỏ li ti thường xuất hiện ở chân, tay sau đó có thể lan sang các bộ phận khác. Các mẩn, mụn này thường rất ngứa.
Viêm da dị ứng: do thay đổi thời tiết không đặc trưng và khó phân biệt với các bệnh lý khác. Viêm da dị ứng thường kèm với nổi mề đay và ngứa. Viêm da dị ứng có nhiều thể với các biểu hiện khác nhau như: phù nề trên da, da khô tróc vảy, da nổi mẩn ngứa ngáy. Một số trường hợp nặng có thể thấy chảy dịch trên da.
Các tác nhân gây dị ứng.
Biện pháp phòng ngừa dị ứng thời tiết
Bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa dị ứng thời tiết bằng cách thay đổi thói quen ăn uống, tập luyện và lối sống sạch sẽ khoa học.
Chế độ ăn uống: Để phòng ngừa dị ứng thời tiết, bạn cần tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Do vậy, điều căn bản nhất là nạp đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể: Tăng cường protein trứng, tôm, các loại cá, thịt bò, thịt lợn... Bổ sung các vitamin và khoáng chất từ rau quả: rau cải xanh, súp lơ, rau dền, rau ngót... Uống các loại nước trái cây: táo, lê, đào, cam, bưởi... Uống đủ lượng nước cần thiết: từ 1,5 - 2 lít/người/ngày. Bổ sung acid folic có trong bánh mỳ và đậu có chứa acid folic là 2 nguồn dinh dưỡng lớn có thể giúp cơ thể chống dị ứng. Tránh một số gia vị: mù tạt, ớt cay có thể gây kích thích niêm mạc mũi...
Nước hoa quả bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là vitamin C, có vai trò quan trọng trong tăng cường miễn dịch, chống dị ứng thời tiết. Sử dụng nước hoa quả cũng giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ các độc tố gây dị ứng. Nước hoa quả lành tính, làm mát cơ thể, làm dịu các triệu chứng viêm do dị ứng thời tiết gây ra như: mề đay, mẩn, mụn, phù nề...
Chế độ luyện tập: Muốn tăng miễn dịch cho cơ thể khoẻ mạnh, không thể lười tập luyện thể thao. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người có tiền sử dị ứng thời tiết có thể giảm thiểu tần suất mắc bệnh nhờ tập luyện thể thao thường xuyên.
Tuỳ vào thể trạng và sở thích, bạn có thể lựa chọn cho mình một môn thể thao yêu thích như: đi bộ, đạp xe, chạy, bơi lội... Các hoạt động này giúp tăng cường trao đổi chất trong cơ thể, tăng sức đề kháng và khả năng thích ứng với sự thay đổi đột ngột của thời tiết.
Giữ ấm cơ thể ngừa dị ứng thời tiết: Những người có tiền sử dị ứng thời tiết cần đặc biệt lưu ý giữ ấm cơ thể khi đến các đợt giao mùa. Một số biện pháp giữ ấm cơ thể giúp thân nhiệt ổn định: dùng khăn quàng cổ (mỏng hoặc dày tuỳ thời tiết), ngâm chân bằng nước ấm hàng ngày, tránh để mũi, mặt và chân tiếp xúc trực tiếp với gió liên tục.
Ngoài việc cải thiện sức đề kháng và khả năng thích ứng bằng chế độ ăn và tập luyện, bạn cũng cần hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng khác. Để làm được điều này, cần lưu ý: vệ sinh cơ thể sạch sẽ; vệ sinh nhà cửa tránh bụi bẩn, ô nhiễm..., tránh xa phấn hoa, nấm mốc; vệ sinh cho vật nuôi.
Nếu phát hiện các triệu chứng sớm của dị ứng thời tiết, cần đi khám để được điều trị kịp thời, tránh gãi, trầy xước dẫn đến viêm da, nhiễm trùng da... khiến bệnh càng nặng thêm.
Có nên tiếp tục tập gym khi bị cảm lạnh không? Tập gym mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng khi bị cảm, tập luyện không phải lúc nào cũng tốt. Theo các chuyên gia sức khỏe, khi bị cảm lạnh, người bệnh có nên tập gym hay không thì tùy vào triệu chứng. Khi bị cảm lạnh, người bệnh cần dựa vào triệu chứng nặng hay nhẹ để quyết định có...