10 nguy hại khôn lường khi nghiện rượu
Những người nhiện rượu thường bỏ qua chế độ ăn uống lành mạnh, khiến cơ thể bị thiếu trầm trọng vitamin, khoáng chất và axít béo thiết yếu, dẫn đến những nguy hại về sức khỏe.
Hậu quả
* Rối loạn gan
Uống quá nhiều rượu trong một thời gian dài có thể gây viêm gan. Điều này có thể dẫn đến xơ gan, đảo ngược các mô gan.
* Rối loạn tiêu hóa
Lạm dụng rượu có thể gây viêm nhiễm và xói mòn màng bụng dẫn đến viêm dạ dày. Ngoài ra, uống rượu nhiều dẫn tới sự hạn chế hấp thu vitamin B và chất dinh dưỡng khác nên dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng.
Uống quá nhiều rượu cũng có thể gây viêm nhiễm và hư hỏng cho tuyến tụy. Điều này gây cản trở sự sản sinh các loại nước, các enzym tiêu hóa, các kích thích tố có thể giúp điều chỉnh sự trao đổi chất của cơ thể
* Tiểu đường
Video đang HOT
Rượu ức chế sự sản sinh glucose từ gan và có thể làm tăng nguy cơ đường trong máu thấp. Điều này rất nguy hiểm cho bạn nếu bạn mắc bệnh tiểu đường.
* Những vấn đề về tim mạch
Uống rượu quá mức có thể dẫn đến bệnh cao huyết áp và tổn thương cơ tim, từ đó làm tăng nguy cơ suy tim hay đột quỵ.
* Ảnh hưởng tới khả năng sinh sản
Lạm dụng rượu có thể gây ra rối loạn chức năng cương dương và liệt dương ở nam giới. Ở phụ nữ, nó có thể làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
* Gây dị tật thai nhi
Uống quá nhiều rượu trong khi mang thai có thể gây ra hội chứng thai nhi nghiện rượu, dẫn đến những dị tật cho bào thai. Điều này khiến thai nhi khi sinh ra đã bị khuyết tật bất thường hoặc chậm phát triển trí não sau này.
*Các vấn đề liên quan đến thần kinh
Rượu ảnh hưởng nhiều tới hệ thần kinh và có thể dẫn đến đau thần và mất trí nhớ (suy giảm chức năng của não bộ).
* Trầm cảm
Những nghiên cứu đã cho thấy, có khoảng 1/3 số người nghiện rượu sẽ mắc bệnh trầm cảm lớn. Bởi vì rượu làm thay đổi cấu trúc hóa học của não và làm tăng nguy cơ bị trầm cảm.
Ngoài ra, uống rượu thường xuyên có thể làm bạn mệt mỏi và để lại một số hậu quả khó chịu như cảm giác bị bệnh sau khi thức dậy, lo âu, bồn chồn và cảm giác có lỗi. Uống rượu thường xuyên cũng làm cho đời sống trở nên buồn tẻ, gia đình bất hòa, công việc yếu kém, trí nhớ sút giảm và sẽ gặp “rắc rối” về tình dục….
* Tăng nguy cơ ung thư thanh quản, thực quản, gan và ruột già
Khi rượu được đưa vào trong cơ thể, quá trình chuyển hóa của rượu sinh ra acetaldehyd (Aa)- là một carcinogen trong các mô động vật, là chất gây biến dị vi khuẩn và các tế bào. Sau thời gian nghiện rượu mãn tính, nồng độ Aa trong máu cao tăng nguy cơ gây ung thư gan, ung thư thanh quản, thực quản và ruột già….
Kiểm soát nghiện rượu như nào?
- Luôn ý thức không uống rượu quá mức, hạn chế một cách triệt để các thức uống, món ăn hay thuốc uống có cồn.
- Nếu bạn không thể kiểm soát được chính mình khi uống rượu hãy nói không với rượu ngay từ đầu hoặc tìm kiếm sự trợ giúp càng sớm càng tốt.
- Luôn coi trọng chế độ ăn uống cân bằng đầy đủ dưỡng chất.
- Bạn có thể nhờ tới sự giúp đỡ của bác sỹ tâm lý.
- Ngoài ra, việc điều trị nghiện rượu có thành công hay không phụ thuộc vào ý chí và sự quyết tâm của người bệnh nhiều hơn là vào cách thức và thời gian điều trị.
Lê Nhi
(Tổng hợp theo Health)