10 người chết sau tiêm vaccine Pfizer
10 người, tuổi từ 79 đến 93, đều có sẵn bệnh lý nền, đã tử vong trong khoảng 4 ngày kể từ sau tiêm vaccine của Pfizer- BioNTech.
Chuyên gia của Viện Paul Ehrlich hôm 14/1 cho biết nguyên nhân tử vong của 10 người có thể do bệnh nền. Thời gian kể từ khi họ tiêm vaccine đến lúc qua đời dao động từ vài giờ đến 4 ngày.
Brigitte Keller-Stanislawski, người đứng đầu bộ phận an toàn dược phẩm và thiết bị y tế, nói: “Các bệnh nhân ở thể trạng cực kỳ tồi tệ, mắc nhiều bệnh nền và được điều trị giảm nhẹ từ trước. Chúng tôi đang nghiên cứu các trường hợp này. Dựa trên dữ liệu hiện tại, có thể họ chết vì bệnh lý sẵn có, vô tình trùng với thời điểm tiêm phòng”.
Nhà chức trách đang điều tra nguyên nhân tử vong 10 người, chưa rõ có phải do vaccine hay không, hay chỉ do bệnh lý nền.
Đức khởi động chiến dịch tiêm phòng Covid-19 kể từ cuối tháng 12/2020. Đến nay, 842.000 người đã được tiêm vaccine. Đối tượng ưu tiên là người trên 80 tuổi, người già, nhân viên y tế tuyến đầu và nhân viên tại viện dưỡng lão.
Viện Paul Ehrlich cũng báo cáo 6 trường hợp sốc phản vệ sau tiêm vaccine. Đến nay, Đức ghi nhận 51 ca dị ứng nghiêm trọng và 325 người có phản ứng phụ thường gặp sau tiêm.
Video đang HOT
Bà Keller-Stanislawski cho biết những kết quả này nằm trong dự đoán, tương đồng với thống kê tiêm chủng của Mỹ.
Một lọ đựng vaccine của Pfizer được sử dụng tại Đức. Ảnh: Reuters
Hôm 4/1, bác sĩ người Mỹ Gregory Michael đã qua đời, 16 ngày sau tiêm vaccine Pfizer-BioNTech, vì xuất huyết não và đột quỵ. Hôm 12/1, Pfizer cho biết hãng đang tích cực điều tra vụ việc, song phản đối ý kiến cho rằng cái chết của bác sĩ Michael liên quan đến vaccine.
Vaccine của Pfizer được điều chế dựa trên phân tử di truyền RNA, có khả năng kích thích tế bào người tạo ra protein virus. Sau đó, hệ miễn dịch tiếp xúc với protein và sinh ra kháng thể, các tế bào miễn dịch nhận biết và tiêu diệt mầm bệnh.
Trong thử nghiệm lâm sàng, hãng báo cáo vaccine không gặp vấn đề về an toàn. Trước khi tiến hành nghiên cứu quy mô lớn, các công ty đã thực hiện các thử nghiệm lâm sàng nhỏ hơn kể từ tháng 5, nhằm phát hiện phản ứng phụ tiềm ẩn. Các nhà khoa học thử nghiệm ít nhất 4 phiên bản vaccine, chọn ra loại có tác dụng phụ nhẹ và trung bình như sốt, mệt mỏi.
Malaysia chấp thuận đăng ký có điều kiện đối với vaccine do Pfizer sản xuất
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, ông Noor Hisham Abdullahquan, một quan chức cấp cao Bộ Y tế Malaysia, cho biết nước này đã chấp thuận đăng ký có điều kiện đối với vaccine phòng ngừa bệnh COVID-19 do hãng Pfizer sản xuất.
Vaccine phòng COVID-19 của Pfizer - BioNTech. Ảnh: PAP/TTXVN
Chia sẻ trên tài khoản Facebook và Twitter cá nhân, ông Noor Hisham Abdullah cho biết trong phiên họp lần thứ 352 của Cơ quan kiểm soát ma túy Malaysia ngày 8/1, việc đăng ký đã được thông qua, điều này có nghĩa vaccine của Pfizer có thể được sử dụng tại quốc gia Đông Nam Á này. Tuy nhiên, quan chức này cũng nhấn mạnh Pfizer vẫn cần phải cung cấp một số dữ liệu quan trọng trong thời gian quy định trước khi được phép sử dụng.
Hiện Malaysia đã ký các thỏa thuận mua 12,8 triệu liều vaccine phòng chống COVID-19 với Pfizer và BioNTech. Ngoài ra, quốc gia Hồi giáo này cũng sẽ nhận 6,4 triệu liều khác từ AstraZeneca cùng một số nhà cung cấp vaccine COVID-19 khác.
Tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Malaysia đang có xu hướng diễn biến xấu khi số ca nhiễm bệnh mới luôn ở mức 4 con số mỗi ngày trong suốt một tháng vừa qua. Trong 24 giờ qua, quốc gia Đông Nam Á ghi nhận thêm 1.643 trường hợp nhiễm mới và 16 người tử vong. Đáng chú ý, cơ quan y tế bang Sarawak đã phát hiện 2 ca nhiễm bệnh ít tuổi nhất tại bang này gồm một trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi và một trẻ 1 năm tuổi.
Tính đến ngày 8/1, Malaysia đã phát hiện tổng cộng 131.108 ca dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 105.431 người đã khỏi (80,4%) và 537 người tử vong (0,4%).
* Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Bộ trưởng Y tế Liên bang Đức Jens Spahn ngày 8/1 đã kêu gọi ngành dược phẩm của nước này chung tay sản xuất vaccine phòng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong bối cảnh nguồn cung vaccine khan hiếm dẫn tới chiến dịch tiêm chủng chậm chạp hiện nay.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Dusseldorf, Đức. Ảnh: THX/TTXVN
Ông Spahn đã kêu gọi nhanh chóng mở rộng khả năng sản xuất vaccine do tình hình dịch bệnh căng thẳng khi số người nhiễm bệnh và số ca tử vong hằng ngày đang ở mức rất cao. Trong bức thư gửi Hiệp hội các nhà sản xuất dược phẩm (BAH), Hiệp hội Ngành Dược phẩm (BPI) và nhiều hiệp hội khác, Bộ Y tế Đức đề nghị các hiệp hội thông báo những công ty có khả năng tham gia sản xuất để tăng sản lượng vaccine phòng COVID-19.
Bức thư cũng đề nghị các hiệp hội "nhanh chóng hồi hâm" bởi điều quan trọng hiện nay là cần phải sớm hành động. Tuy nhiên, các hiệp hội hầu như còn thận trọng với lời đề nghị trên, bởi việc nhanh chóng chuyển đổi sản xuất các chế phẩm cần thiết cho vaccine là điều khó có thể nhanh chóng thực hiện mà đòi hỏi phải mất nhiều tuần để chuẩn bị. Trước đó, nhà đồng sáng lập và Giám đốc điều hành (CEO) BioNTech, ông Ugur Sahin cho rằng nguồn cung vaccine không được dồi dào và BioNTech/Pfizer đang nghiên cứu khả năng đẩy mạnh năng lực sản xuất, tìm kiếm các đối tác có thể sản xuất vaccine, song cho rằng không có nhiều công ty có năng lực sản xuất vaccine đạt chất lượng theo yêu cầu.
Cùng ngày, giới chức y tế Berlin thông báo lần đầu tiên phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 (xuất hiện ở Anh) tại thủ đô của Đức. Bệnh nhân trước đó trở về từ Anh và một số trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân này hiện đang phục hồi. Trước đó cũng đã phát hiện một số trường hợp ở Đức nhiễm virus đột biến có nguy cơ lây nhiễm rất cao này.
Cũng tại Berlin, trước sự phản đối của các giáo viên, học sinh và phụ huynh, chính quyền Berlin đã phải hoãn quyết định cho học sinh trung học tới trường từ đầu tuần tới (11/1) và một tuần sau đó sẽ là học sinh tiểu học. Những ý kiến phản đối mở cửa lại trường học cảnh báo chính quyền không nên mạo hiểm với sức khỏe của các giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh, đặc biệt trong bối cảnh số ca lây nhiễm và tử vong đang ở mức cao tại Berlin (khoảng 1.500 ca nhiễm mới mới/ngày; tổng số 105.000 ca nhiễm và 1.547 ca tử vong kể từ đầu dịch). Như vậy, cho tới ít nhất ngày 25/1 tới, học sinh ở Berlin sẽ tiếp tục học ở nhà theo hình thức trực tuyến.
Theo số liệu của các cơ quan y tế Đức, trong 24 giờ qua, nước này đã ghi nhận có thêm gần 26.400 ca nhiễm mới và 1.104 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm từ đầu dịch lên 1,88 triệu ca và 39.543 ca tử vong. Đây là ngày thứ 4 liên tiếp có số ca tử vong vượt quá 1.000 người.
Vaccine của Pfizer có thể chống lại biến chủng mới Thông tin được đưa ra sau khi các chuyên gia phân tích, so sánh mẫu máu của người đã tiêm vaccine mà Pfizer/BioNTech sản xuất. Mới đây, các chuyên gia y tế tại Pfizer/BioNTech phối hợp nhóm nhà khoa học Đại học Y, Đại học Texas, Mỹ, nghiên cứu về khả năng bất hoạt virus của vaccine ngừa Covid-19 mà đơn vị này...