10 người chết, hơn 5.000 nhà hỏng do bão
Ảnh hưởng của bão Kai-tak đã khiến ít nhất 10 người thiệt mạng, 18 người bị thương và mấ tích. Nhiều tỉnh, thành phía Bắc bị ngập úng do mưa lớn kéo dài, hơn 5.000 ngôi nhà bị đổ sập và tốc mái.
Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn cho hay, đến tối 18/8, bão số 5 đã làm 10 người chết (Yên Bái: 3, Sơn La: 2, Bắc Giang: 2, và Bắc Ninh, Hà Nội, Vĩnh Phúc mỗi địa phương một người) 3 người mất tích và 9 người bị thương.
Bão số 5 làm sập 139 ngôi nhà, trong đó riêng Yên Bái có 129 căn, còn lại ở Hà Giang, Thái Nguyên, Lào Cai và Quảng Ninh) số nhà hư hỏng và tốc mái lên tới hơn 5.000 ngôi (trong đó Yên Bái có 5.631 nhà) gần 1.500 ha lúa và hoa màu bị ngập úng.
14h chiều 18/8, anh Nguyễn Duy Kiên (21 tuổi, ở Trấn Yên, Yên Bái) đi chơi qua đoạn ngầm tràn số 2. Do nước suối dâng lên chảy xiết nên công an viên trực ở đây đã ngăn không cho đi qua nhưng anh Kiên vẫn cố tình vượt. Đi được hơn 5 mét, cả người và xe máy bị nước cuốn trôi. 16h cùng ngày, thi thể anh Kiên được phát hiện cách nơi xảy ra tai nạn khoảng 200 mét.
Đất lở đổ sập xuống giường ngủ nhà anh Tăng làm vợ anh tử vong. Ảnh: Hương Trà.
Trước đó, rạng sáng 18/8, hơn 300 m3 đất từ trên đồi ập xuống nhà anh Giáp Văn Tăng (xã Tân Sơn, Lục Ngạn, Bắc Giang), trùm kín vợ anh là chị Giáp Thị Khan (46 tuổi). 30 phút sau, hàng xóm mới đưa được thi thể chị Khan ra khỏi đống đổ nát. Còn cậu con trai anh ngất lịm vì chấn thương.
Chị Khan là lao động chính vì anh Tăng đau ốm quanh năm, còn con trai cả thần kinh không bình thường. Nhiều năm nay chị vất vả đi gánh than thuê, chắt chiu xây được căn nhà mới. Địa phương hỗ trợ gia đình anh Tăng 3 triệu đồng để khắc phục hậu quả sự cố.
Video đang HOT
Tối 17/8, tại bản Hẹo (phường Chiềng Sinh, thành phố Sơn La) mưa lớn do ảnh hưởng của hoàn lưu bão làm đổ cây làm đứt dây điện. Hai người ở gần đó đã bị điện giật chết.
Chiều cùng ngày tại Hà Nội, mưa lớn đã làm ngập một số tuyến phố. Gió lốc quật đổ nhiều cây xanh, đè hàng loạt ôtô, xe máy. Một lái xe taxi Mai Linh thiệt mạng do cây đổ vào xe trên phố Lò Đúc.
Nhiều tuyến phố thủ đô ngập nặng chiều 17/8. Ảnh: Hoàng Hà.
Đêm 16 – 18/8, tỉnh Yên Bái có mưa, nhiều nơi còn có dông và lốc tố khiến 66 nhà sập và hơn 1.350 nhà bị tốc mái. Huyện Văn Chấn có gần 700 nhà tốc mái, huyện Văn Yên có hơn 460 nhà. Mưa lũ cũng làm 3 người dân ở xã Tú Lệ (Văn Chấn) bị thương, trong đó nặng nhất là cụ Lò Thị Ỉn (75 tuổi) được đưa đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.
Ước tính, thiệt hại ban đầu ở Yên Bái khoảng 6 tỷ đồng. Do sự việc diễn ra vào trời tối, địa hình rộng, hiểm trở và đang có mưa to, gió lớn nên công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn. Chính quyền địa phương đã huy động các lực lượng cứu hộ đến từng khu dân cư, thôn bản giúp đỡ di chuyển người dân đến nơi an toàn.
Trong khi đó, tại Quảng Ninh, nơi bão đổ bộ, không có thiệt hại về người. Chỉ có 22 bè mảng nuôi trồng thủy sản trên có 50 người (44 người lớn, 06 trẻ em) neo đậu ở khu vực cửa Đài, đảo Vĩnh Thực (Móng Cái) bị đứt dây chằng trôi ra biển. Biên phòng Quảng Ninh đã điều động 2 xuồng cao tốc kéo toàn bộ các bè mảng vào nơi neo đậu an toàn.
Tàu cá Bình Định cùng 7 thuyền viên bị nạn trên biển đã được cứu chiều 18/8. Ảnh: Duy Công.
Do ảnh hưởng của bão số 5, Bắc Bộ đã có mưa lớn với lượng phổ biến 70-100 mm một số nơi có mưa lớn hơn như Việt Trì (Phú Thọ) 185mm Tam Đảo (Vĩnh Phúc) 190mm Đại Từ (Thái Nguyên) 130mm Sơn Tây (Hà Nội) 160mm… Hiện, nhiều tuyến phố ở Hà Nội vẫn ngập lụt.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp hiện vẫn khiến ở vùng biển phía bắc Vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả các huyện đảo Cô Tô, Vân Đồn, Cát Hải, Bạch Long Vĩ) sáng nay còn có gió mạnh cấp 6-7. Các tỉnh Bắc Bộ còn có mưa lớn với diễn biến mưa phức tạp.
14h40 ngày 18/8, tàu SAR 413 của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam đã đưa 7 thuyền viên tàu BĐ 96286 TS cập đảo Song Tử Tây và bàn giao cho các cơ quan chức năng. Trước đó, tàu BĐ 96286 TS với 7 thuyền viên do ông Nguyễn Văn Liêm (41 tuổi, Bình Định) là chủ tàu và thuyền trưởng, bị rớt bánh lái, hết dầu, đang thả trôi, trong điều kiện nguy hiểm với sức gió cấp 6, cấp 7, tại vị trí cách Vũng Tàu 220 hải lý). Ngay khi nhận được thông tin, tàu SAR 413 đã lên đường cứu nạn.
Theo VNE
Tối nay bão đổ bộ vào Quảng Ninh
Bão Kai-tak tiếp tục có hướng di chuyển hơi chệch xuống phía nam so với dự báo và đổ bộ vào Móng Cái (Quảng Ninh) chiều tối nay, khiến các tỉnh miền Bắc bắt đầu có mưa do ảnh hưởng của bão.
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, sáng 17/8, tâm bão Kai-tak cách Móng Cái (Quảng Ninh) chưa tới 400 km về phía đông với sức gió mạnh nhất đạt cấp 12. Bão di chuyển nhanh theo hướng tây, chếch lên phía bắc với tốc độ 25 km. Chiều tối nay, tâm bão đổ bộ vào khu vực Móng Cái nhưng do quét qua bán đảo Lôi Châu và Hải Nam (Trung Quốc) nên sức gió giảm còn cấp 9.
Do quét qua bán đảo Lôi Châu và đi dọc ven biển phía nam Trung Quốc, cơn bão suy yếu nhiều trước khi tiến vào khu vực đông bắc Việt Nam. Ảnh: NCHMF.
So với đường đi dự báo trước đó, tâm bão đã di chuyển hơi chệch xuống phía nam, ảnh hưởng trực tiếp tới các tỉnh miền Bắc. Tuy giảm cường độ, song bão không giảm tốc độ di chuyển. Sáng 18/8, bão suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới ở khu vực miền núi phía Bắc.
Trên đường đi của bão, vùng biển phía đông nam Quảng Đông (Trung Quốc) hôm nay còn có gió mạnh cấp 9 tới cấp 12. Vùng biển phía bắc vịnh Bắc Bộ (gồm cả các huyện đảo Cô Tô, Vân Đồn, Cát Hải, Bạch Long Vĩ) từ trưa nay gió sẽ mạnh dần lên từ cấp 7 tới cấp 10. Ở các tỉnh Quảng Ninh - Hải Phòng từ chiều tối và đêm nay có gió mạnh cấp 7-8. Các tỉnh Bắc Bộ mưa lớn.
Tâm bão Kai-tak trên khu vực bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam lúc 9h sáng nay. Ảnh: HKO.
Ban chỉ đạo PCLB trung ương yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm công điện về bão Kai-tak; kêu gọi các tàu, thuyền đang hoạt động trong vịnh Bắc Bộ, ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng vào nơi trú, tránh bão; hướng dẫn neo đậu tại bến và có biện pháp đảm bảo an toàn cho các lồng bè, ao đầm nuôi trồng thủy sản.
Riêng tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng tùy theo diễn biến của bão chủ động lựa chọn thời điểm cấm biển, không cho tàu cá, tàu du lịch ra khơi, sơ tán dân và không để người trên các tàu và lồng bè tại nơi neo đậu. Các tỉnh, thành phố ven biển Quảng Ninh đến Quảng Ngãi tiếp tục theo dõi chặt chẽ, giữ thông tin liên lạc, hướng dẫn các tàu, thuyền đang hoạt động tại khu vực quần đảo Hoàng Sa di chuyển tránh bão. Miền núi phía Bắc và đồng bằng Bắc Bộ cần đề phòng mưa lớn, sạt lở đất, tránh ngập úng.
Theo VNExpress
Lặn hàng giờ tìm thi thể nam sinh lớp 4 Khi gia đình đang bận bịu làm ma chay cho người thân, cậu học sinh lớp 4 đã trốn nhà lén cùng nhóm bạn đi tắm kênh gần đó và bị nước cuốn trôi. Chiều 14/6, sau khoảng 4 giờ nỗ lực tìm kiếm, lực lượng cứu hộ mới vớt được xác của em Lê Thanh Trí (11 tuổi), học sinh lớp 4...