10 ngón tay đau nhức và biến dạng, người phụ nữ điếng người khi bác sĩ thông báo “Không có thuốc chữa”
Bệnh nhân bất ngờ khi được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh viêm thoái hoá khớp ngón tay.
Một phụ nữ 60 tuổi sống tại Đài Loan, khi cảm thấy 10 ngón tay biến dạng, cứng khớp, đau nhức, cho rằng bản thân mắc bệnh viêm khớp dạng thấp nên đã đến bệnh viện En Chu Kong Hospital điều trị. Tại đây, bệnh nhân bất ngờ khi được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh viêm thoái hoá khớp ngón tay.
10 ngón tay của bệnh nhân đau nhức và biến dạng.
Bác sĩ Quách Hiếu Linh, bệnh viện En Chu Kong Hospital, giải thích: “Trên thực tế, căn bệnh viêm thoái hoá khớp ngón tay thường bị nhầm lẫn với bệnh viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra, các triệu chứng ban đầu không rõ ràng nên bệnh nhân thường xem nhẹ, đến khi phát hiện thì có thể đã bỏ lỡ thời điểm vàng điều trị là 6 tháng”.
Viêm thoái hoá khớp ngón tay thường phát triển chậm và triệu chứng phổ biến là sưng các khớp ngón tay. Đặc biệt là các khớp ngón tay đầu tiên sẽ có cảm giác hơi đau, triệu chứng ban đầu không rõ ràng nhưng sẽ đặc biệt nghiêm trọng khi thời tiết lạnh hoặc khi bệnh nhân vận động các khớp. Bệnh thường xảy ra ở nhóm phụ nữ từ 50 đến 60 tuổi, chủ yếu do di truyền, thoái hóa và cử động lặp đi lặp lại gây mòn khớp và viêm nhiễm.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Bác sĩ Quách cho biết, phương pháp điều trị hiện nay là điều trị bằng thuốc như uống thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid, thuốc mỡ bôi ngoài da và các loại thuốc khác, chủ yếu là để kiểm soát cơn đau, viêm và sưng tấy, không có thuốc đặc hiệu chữa khỏi căn bệnh này.
Do đó, bệnh nhân cần thay đổi thói quen sinh hoạt để giảm thiểu khả năng khiến bệnh viêm thoái hoá khớp ngón tay trở nên trầm trọng. Bác sĩ khuyên bệnh nhân nên ngâm cơ thể trong nước nóng, thoa kem dưỡng kết hợp với massage. Khi gặp các triệu chứng như trên, bạn phải ngay lập tức đến bác sĩ để được chẩn đoán, phát hiện sớm và điều trị kịp thời để ngăn tình trạng chuyển biến xấu.
Đối với bệnh viêm khớp dạng thấp thường bị nhầm lẫn, bác sĩ Quách chỉ ra, triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp là các khớp sưng tấy, đau nhức, đặc biệt là khi bạn thức dậy vào buổi sáng. Các khớp xảy ra tình trạng cứng khớp kéo dài hơn 1 giờ, thường xảy ra ở nhóm phụ nữ trung niên, nữ giới mắc bệnh gấp 3, 4 lần so với nam giới. Bác sĩ nhấn mạnh nguy cơ mắc bệnh thuộc nhóm người hút thuốc, tuổi cao, môi trường sống hoặc thói quen không khoa học.
Bác sĩ Quách giải thích, bệnh viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn. Hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tấn công vào các mô khớp, gây viêm và gây ra các triệu chứng toàn thân như sốt, thiếu máu, sụt cân. Bệnh viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra đột ngột trong vài tuần hoặc vài tháng, thời gian vàng điều trị là 2 năm. Nếu không được điều trị tích cực, khớp có thể bị biến dạng hoàn toàn khiến bệnh nhân không thể sinh hoạt và gây ra các bệnh tự miễn khác.
Cần làm gì đầu tiên ngay sau khi thức dậy vào mùa đông?
Thức dậy vào mỗi sáng mùa đông thực sự là cơn ác mộng với nhiều người, đặc biệt là trong thời tiết lạnh, rét của Việt Nam hiện tại. Vậy, bạn đã biết điều đầu tiên cần làm sau khi mở mắt thức dậy trong thời tiết này chưa?
Ảnh: AFP.
Tiếp tục "nằm yên"
Đúng vậy, nghe có vẻ vô lý nhưng đây là sự thật. Thay vì quan niệm phải bật dậy thật nhanh khỏi giường để cơ thể đỡ "ngại" vận động, thì điều đầu tiên chúng ta cần làm là tiếp tục nằm thêm 5 phút sau khi vừa mở mắt dậy.
Nguyên do là vì khi bật dậy luôn, vị trí cơ thể thay đổi nhanh chóng dẫn đến huyết áp cũng thay đổi đột ngột, dễ xuất hiện tình trạng chóng mặt và tim đập nhanh. Nếu kiểm soát không tốt, điều này còn khiến bạn gặp nguy hiểm như tăng huyết áp, nguy cơ té ngã do không tỉnh táo, hoặc tình huống xấu nhất là đột tử, đặc biệt là trong thời tiết không khí lạnh và rét như hiện nay.
Thực hiện một số động tác giãn cơ ở trên giường để cơ thể tỉnh táo. Ảnh: AFP.
Chính vì vậy, trong 5 phút tiếp theo sau khi mở mắt tỉnh dậy hãy nằm yên trên giường cho tinh thần hoàn toàn tỉnh táo. Sau đó từ từ nâng người dậy ngồi trên giường khoảng 2 phút, thực hiện một số động tác giãn cơ ở trên giường khoảng 1 phút. Việc vận động cơ bắp và xương giúp đánh thức các bộ phận cơ thể, sau đó tiếp tục dùng 2 tay xoa mặt trong 2 phút.
Hãy chắc chắn rằng mình đã hoàn toàn tỉnh táo và có thể kiểm soát tất cả các bộ phận của cơ thể trước khi từ từ rời khỏi giường. Cấm kỵ không bật dậy đột ngột và rời khỏi giường ngay. Đặc biệt là đối với những người mắc bệnh tim mạch và mạch máu não, cần phải có thời gian dựa vào giường. Việc bật dậy sau khi thức giấc sẽ khiến huyết áp tăng đột ngột và tăng cao nguy cơ đột quỵ.
Đảm bảo mặc đủ ấm
Sau khi thức dậy và rời khỏi giường, hãy chắc chắn là cơ thể đủ ấm ngay sau đó. Đây là biện pháp đơn giản và hữu hiệu nhất để giữ ấm cơ thể. Tuy nhiên không nên ních thật nhiều quần áo dày, mà nên mặc quần áo mỏng, nhiều lớp, ngăn cản gió lạnh luồn vào cơ thể.
Mặc quá nhiều quần áo cồng kềnh người lên người để giữ ấm cũng ảnh hưởng đến việc xoay xở vệ sinh cá nhân, đánh răng rửa mặt. Và điều này cũng quan trọng không kém, nhớ đi tất ấm và dép trong nhà để giữ ấm cho đôi chân của mình.
Uống một cốc nước ấm
Mùa đông thời tiết lạnh, rét khiến khả năng trao đổi chất và hệ tiêu hóa hoạt động chậm lại. Và bất kể mùa nào cũng vậy, việc uống một cốc nước ấm vào mỗi buổi sáng khi thức dậy giúp đẩy nhanh quá trình thải độc của cơ thể, cải thiện tuần hoàn máu, tiêu hóa và hỗ trợ giảm cân. Ngoài ra, chúng cũng có tác dụng ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa trên da.
Cẩn thận với chấn thương thể thao khi trời lạnh Tăng cường vận động, chơi thể thao sẽ giúp cơ thể ấm lên, chống chịu tốt với cái lạnh. Tuy nhiên, phải đảm bảo vận động đúng cách để không bị chấn thương. Phẫu thuật nội soi nối dây chằng bị đứt cho một bệnh nhân chấn thương khi chơi thể thao - ẢNH: PHÙNG CƯỜNG Mùa đông, nhiệt độ xuống thấp sẽ...