10 năm xây dựng nông thôn mới: Những vùng quê giàu, đẹp hơn
Phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” đã thực sự trở thành một phong trào ý nghĩa, có tính nhân văn, đi vào cuộc sống và có sức lan tỏa sâu rộng ở các địa phương trong vùng, thu hút được người dân và cộng đồng ở nhiều nơi hăng hái tham gia xây dựng nông thôn mới.
Ngày 7/9, tại TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, Bộ NN PTNT phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm xây dựng nông thôn mới (NTM) vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và vùng Tây Nguyên.
Phát biểu hội nghị, ông Nguyễn Xuân Cường – Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho rằng, chúng ta có các chương trình hành động, một trong chương trình hành động bao gồm nhất, tổng hợp nhất, đầy đủ nhất đó là chương trình MTQG xây dựng NTM Chính phủ ban hành bằng quyết định 85 năm 2010, đây có thể nói là một chương trình hành động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở.
Ông Nguyễn Xuân Cường – Bộ trưởng Bộ NN&PTNT phát biểu tại Hội nghị
“Việc triển khai xây dựng NTM, trước tiên là nhận thức của cán bộ, chính quyền các cấp cũng có sự thay đổi căn bản, từ chỉ quan tâm đến đầu tư cơ sở hạ tầng (đường giao thông, trường học, thuỷ lợi…) sang dành nhiều thời gian hơn cho phát triển sản xuất, từ thụ động trông chờ vào hỗ trợ từ ngân sách Trung ương sang chủ động phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương để đa dạng hoá các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới.
Lãnh đạo nhiều nơi, nhất là cấp cơ sở đã xác định được lợi thế, tiềm năng của địa phương (tài nguyên biển, đất đai, cảnh quan thiên nhiên, văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số,…), để tập trung khai thác, phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM.
Chương trình MTQG xây dựng NTM có các đặc điểm như sau: Thứ nhất Chương trình này triển khai đầu tiên từ giai đoạn 2010 đến 2020, thực hiện trên toàn bộ trên vùng nông thôn Việt Nam bao gồm gần 9 nghìn xã, hơn 600 huyện của 63 tỉnh, thành, một chương trình rất lớn tập trung toàn bộ trên lãnh thổ. Lần đầu tiên Việt Nam chúng ta xây dựng mô hình nông thôn kiểu mới đường nhựa bê tông hóa bằng 19 tiêu chí từ cơ sở vật chất, thiết chế hạ tầng, thiết chế văn hóa, thu nhập kinh tế và các tổ chức an ninh; chương trình yêu cầu nguồn lực rất lớn từ cơ sở hạ tầng đồng bộ, thổi một luồng gió mới vào vùng nông thôn, đây là một chương trình thành công nhất trong chương trình đầu tư kinh tế,…” – ông Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Xây dựng NTM như thổi một luồng gió mới vào vùng nông thôn (Trong ảnh: Vùng quê ở Quảng Nam thay đổi từng ngày nhờ xây dựng NTM)
Báo cáo cho biết, qua gần 10 năm triển khai, đến nay cả hai vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và vùng Tây Nguyên có 604/1.424 (42,41%) xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM (cả nước có 4.522 xã đã đạt chuẩn, chiếm 50,8%); Về xây dựng NTM kiểu mẫu cả 2 vùng có 3/13 tỉnh, thành phố ban hành tiêu chí xã NTM kiểu mẫu.
Như vậy, so với bình quân chung cả nước, cả 2 vùng và riêng từng vùng đều có tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới thấp hơn bình quân cả nước, chỉ cao hơn duy nhất vùng miền núi phía Bắc (hiện đang là 26,45% số xã đạt chuẩn). Điều đó cho thấy, vùng DHNTB và TN vẫn đang là vùng trũng về xây dựng NTM của cả nước.
Video đang HOT
Các đại biểu tham gia Hội nghị tổng kết 10 năm xây dựng NTM
Qua 10 năm triển khai, nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình từ 2010-2019 của vùng vùng DHNTB và Tây nguyên khoảng 364.585 tỷ đồng (khoảng 17,23% so với cả nước), tuy nhiên tính theo từng giai đoạn thì tỷ lệ tổng nguồn lực của 2 vùng so với cả nước đã giảm từ mức 18,4% giai đoạn I xuống còn 16,4% trong 4 năm của giai đoạn II.
Ngân sách đối ứng của địa phương giai đoạn 2010-2019 là 20.049 tỷ đồng, trong đó, giai đoạn 2016-2019 gấp 2,1 lần so với vốn hỗ trợ trực tiếp của ngân sách Trung ương. Thực hiện cơ chế phân cấp nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất trên địa bàn xã để thực hiện xây dựng nông thôn mới, tỷ lệ vốn đối ứng từ ngân sách xã giai đoạn 2016-2019 đã tăng so với giai đoạn 2011-2015 (khoảng 4%). Tuy nhiên chỉ tập trung ở những địa phương có điều kiện kinh tế phát triển, đang trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh, nhất là kinh tế ven biển (Bình Định, Phú Yên, Quảng Nam…).
Các sản phẩm OCOP tham gia triển lãm tại Hội nghị tổng kết
Nhìn chung, tổng nguồn vốn ngân sách nhà nước các cấp (trung ương và địa phương) bố trí trực tiếp cho xây dựng NTM của 2 vùng đạt khoảng 21 tỷ đồng/xã (trong 9 năm) chỉ bằng 1/2 so với mức 43 tỷ đồng/xã của vùng đồng bằng sông Hồng, nhưng cao hơn đáng kể so với mức 14 tỷ đồng/xã của vùng miền núi phía Bắc.
“Riêng chương trình OCOP sau hơn 1 năm triển khai, bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần thúc đẩy phát triển những sản phẩm đặc sản các địa phương (điển hình là các tỉnh Quảng Nam, Lâm Đồng).
Tổng số sản phẩm dự kiến được chuẩn hóa đến 2020 của 02 vùng là 582 sản phẩm, chiếm 15,8% cả nước (cả nước là 3.684 sản phẩm), trong đó: Thực phẩm có 321 sản phẩm; Đồ uống có 63 sản phẩm; Thảo dược có 54 sản phẩm; Vải may mặc có 18 sản phẩm; Lưu niệm nội thất trang trí có 68 sản phẩm; Dịch vụ du lịch, bán hàng có 58 sản phẩm; tổng nguồn lực huy động của 13 tỉnh đã phê duyệt đề án Chương trình OCOP dự kiến đạt 2.491 tỷ đồng (cả nước khoảng 9.398 tỷ đồng).
Tỉnh Quảng Nam đã tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm và gắn sao được 25 sản phẩm OCOP (trong đó có 05 sản phẩm đạt 4 sao và 20 sản phẩm đạt 3 sao)” – báo cáo nêu rõ.
Theo Danviet
Bộ trưởng Bộ NNPTNT: Áp thấp nhiệt đới có diễn biến rất dị thường
Trước đường đi phức tạp, lắt léo của áp thấp nhiệt đới, Bộ trưởng Bộ NNPTNT - Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường yêu cầu các ngành chức năng, các địa phương kiểm soát chặt hệ thống tàu thuyền trên biển, đồng thời đảm bảo an toàn hồ đập, di dời dân khỏi những vùng có nguy cơ bị sạt lở, lũ ống lũ quét.
Diễn biến khó lường
Tại cuộc họp giao ban Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai bàn giải pháp ứng phó với áp thấp nhiệt đới và mưa lớn sáng 3/9, các ý kiến đều nhận định, đường đi của áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) khó lường, lắt léo, có thể gây nguy hiểm cho tàu bè nếu không được cảnh báo sớm và kịp thời.
Theo báo cáo của ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, vào 01h00 sáng ngày 03/9, ATNĐ đã ở trên đất liền các tỉnh từ Quảng Trị đến Thừa Thiên - Huế gây mưa to tại các tỉnh Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế với tổng lượng mưa từ 1h00-4h00 từ 150-200mm.
Trong khi đó, ATNĐ trên khu vực giữa biển Đông cũng diễn biến phức tạp. Hồi 04h00 ngày 03/9, vị trí tâm ATNĐ ở vào khoảng 17,2 độ Vĩ Bắc; 113,5 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 140km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6, giật cấp 8. Dự báo trong 24 giờ tới, ATNĐ di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc mỗi giờ đi được khoảng 10-15km.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường chỉ đạo tại cuộc họp ứng phó với áp thấp nhiệt đới.
"Cảnh báo từ ngày 03-06/9, ở các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to (phổ biến 300-500mm/đợt, riêng các tỉnh từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế 500-700 mm/đợt). Các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và khu vực bắc Tây Nguyên khả năng xuất hiện một đợt lũ. Nguy cơ cao xảy ra lũ lớn cục bộ, lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt ở vùng trũng thấp, đô thị các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và khu vực Tây Nguyên" - ông Khiêm cảnh báo.
Về tình hình tàu thuyền, theo báo cáo của Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, tính đến 06h00 ngày 03/9, đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 71.462 phương tiện/312.630 người. Trong đó có 67.072 tàu/280.303 người neo đậu tại các bến; 4.279 tàu/31.513 người hoạt động ở khu vực biển khác; 111 tàu/814 người hoạt động khu vực Quần đảo Hoàng Sa, các phương tiện đã nắm được thông tin về ATNĐ và đang di chuyển khỏi khu vực nguy hiểm.
Về tình hình các hồ chứa, ông Nguyễn Văn Tỉnh - Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy lợi cho biết các hồ thủy lợi ở khu vực miền Trung hiện tại đang thấp, tại khu vực Bắc Trung Bộ ở mức 40-60% dung tích thiết kế; khu vực Tây Nguyên ở mức 65-80% dung tích thiết kế. Trong khu vực có 104 hồ xung yếu.
"Tuy nhiên với lượng mưa lớn như dự báo đối với khu vực miền Trung thì có khả năng các hồ chứa thủy lợi nhỏ sẽ đầy nước và nhiều nguy cơ nên cần chú ý" - ông Tỉnh lo ngại.
Lo ngại cho tàu thuyền
Phát biểu tại cuộc họp, ông Trần Quang Hoài - Phó Trưởng ban Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai - Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai nhấn mạnh, điều đáng lo ngại nhất hiện nay là đội ngũ tàu còn hoạt động trên biển, nếu ATNĐ diễn biến dị thường, đường đi khó đoán, rất có thể gây nguy hiểm cho tàu thuyền trên biển.
Các địa phương cần đặc biệt lưu ý kiểm đếm các phương tiện hoạt động trên biển do đường đi của áp thấp nhiệt đới rất dị thường. Ảnh: I.T
"Vì vậy, cần chú ý tiếp tục theo dõi tình hình tàu thuyền, không được chủ quan, trong đó đặc biệt lưu ý các tàu vận tải nhỏ. Để ứng phó với diễn biến mưa lớn tại khu vực từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế cần chỉ đạo quyết liệt sẵn sàng cho việc tiêu úng đồng thời khẩn trương tổ chức thu hoạch diện tích lúa còn lại. Đảm bảo công tác an toàn giao thông đặc biệt tuyến đường sắt Bắc Nam, đường mòn có khả năng bị chia cắt do lũ. Đảm bảo an toàn cho học sinh trong thời gian khai giảng" - ông Hoài nói.
Phát biểu chỉ đại tại cuộc họp, Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhận định sự xuất hiện của 2 áp thấp nhiệt đới cùng lúc, kèm theo các tác động cơn bão Lingling ở ngoài khơi vùng biển Philippines, khiến tình hình thời tiết khu vực biển và đất liền ở Trung Bộ trở nên tiêu cực, khó lường.
"Việc liên tục xuất hiện những dạng hình khí tượng rất bất lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của tuyến biển, đồng thời tác động cực đoan đến thời tiết đất liền" - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhận định.
"Thông thường, áp thấp nhiệt đới sẽ tan ngay khi vào trong đất liền nhưng hướng di chuyển của cơn này rất dị thường. Sau khi đi vào các tỉnh, áp thấp nhiệt đới này sẽ quay trở lại khu vực đông bắc, phát triển ra phía ngoài khu vực biển và mạnh lên thành bão", Bộ trưởng NNPTNT nhấn mạnh
Theo đó, cơn Kajiki có thể chịu thêm ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên khu vực giữa Biển Đông khiến hướng di chuyển và cường độ thay đổi. Hoàn lưu của cơn áp thấp nhiệt đới này không chỉ chạy theo một trục là hướng tây mà chạy quanh quẩn theo vòng tròn, đây cũng là hiện tượng cần đặc biệt lưu ý.
Cùng với đó, cơn bão Lingling phía bên ngoài vùng biển ngoài khơi Philippines cũng đang có hướng phát triển lên phía bắc. Khi cả 3 hình thái tương tác với nhau có thể gây ra các dạng hình mới thay đổi cả về cường độ, tác động và hướng di chuyển.
Theo dự báo, vùng nguy hiểm trên biển của nước ta bắt đầu từ vĩ độ 13, đây là khu vực có nhiều tàu thuyền hoạt động. Tác động của các trạng thái gió cũng trở nên khó lường, các cơn có thể liên tục phát triển về kích thước và không đồng nhất về hướng đi.
Trước tình hình đó, Bộ trưởng chỉ đạo Tổng cục Khí tượng Thủy văn và Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cần đặc biệt lưu ý những diễn biến mới của các hình thái thời tiết, xâu chuỗi và đưa ra những đánh giá cụ thể về ảnh hưởng của các hình thái này đến thời tiết biển và đất liền.
Từ ngày 03-06/9, mưa cục bộ lớn xảy ra tại khu vực Nam Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, khu vực có sông ngắn và dốc có thể khiến lũ lên nhanh, cần chú sẵn sàng phương án phòng chống lũ, sạt lở, lũ ống, lũ quét, tai biến địa chất.
Kiểm tra, rà soát công tác vận hành, phương án đảm bảo an toàn công trình và hạ du hồ chứa, nhất là các hồ đập xung yếu hoặc đang thi công. Tại Thừa Thiên Huế cần chú ý 03 hồ chứa lớn đặc biệt hồ Tả Trạch.
Theo Danviet
Thượng nghị sĩ, Bộ trưởng Nông nghiệp Úc thích thú ăn nhãn Việt Nam Tại buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường với bà Bridget McKenzie - Thượng nghị sĩ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Australia, hai bên cam kết sẽ tạo điều kiện để đưa nhiều loại nông sản sang thị trường hai nước. Trước mắt, sản phẩm nhãn, tôm của Việt Nam sẽ sớm có mặt ở thị trường Australia. Australia...