10 năm thực hiện chương trình nông thôn mới trong lĩnh vực GD&ĐT: Cơ sở vật chất, thiết bị trường học vẫn còn những điểm chưa đạt
10 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo (giai đoạn 2010-2020), đầu tư cho GD&ĐT luôn được coi là một ưu tiên trong phát triển của các địa phương, thường chỉ đứng sau mục tiêu về cơ sở hạ tầng kinh tế (đường giao thông, điện, nước…).
Tuy nhiên, vì một số nguyên nhân nên cơ sở vật chất trường học đạt chuẩn quốc gia vẫn có những điểm chưa đạt.
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (MTQGXDNTM) giai đoạn 2010-2020, ngành giáo dục được phân công thực hiện 2 tiêu chí đối với cấp xã là tiêu chí số 5 – Tỷ lệ trường học các cấp (mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS) có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia và tiêu chí số 14 bao gồm: Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, trung cấp); một tiêu chí cấp huyện là tiêu chí số 5 (chỉ tiêu 5.3) – Tỷ lệ trường THPT đạt chuẩn quốc gia.
Báo cáo tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình MTQGXDNTM trong lĩnh vực GD&ĐT (giai đoạn 2010-2020), ông Phạm Hùng Anh, Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất (Bộ GD&ĐT) cho biết, tính đến 6-2019, tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục để thực hiện Chương trình trong cả giai đoạn 2011-2019 là khoảng 462.791,1 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương chiếm tỷ lệ 10,82%, ngân sách địa phương chiếm tỷ lệ 66,43%; nguồn thu hợp pháp khác chiếm tỷ lệ 22,75%.
Triển khai Chương trình MTQGXDNTM sau năm 2020, Bộ GD&ĐT đặt mục tiêu tăng cường đầu tư nhằm đáp ứng yêu cầu tối thiểu về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học phục vụ đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông. Ảnh P.T
Sau 9 năm thực hiện Chương trình MTQGXDNTM, điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học trong các cơ sở giáo dục đã được các địa phương quan tâm đầu tư xây mới, cải tạo nâng cấp, sửa chữa, mua sắm bổ sung, thay thế góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở cơ sở. Tỷ lệ các xã đạt chuẩn tiêu chí số 5 chung của cả nước là 52,44% (tăng 39,98% so với năm 2010 và 23,7% so với năm 2015). Nếu so sánh với mục tiêu của Chương trình MTQGXDNTM là đến năm 2020 có 80% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 5 về cơ sở vật chất, thiết bị trường học thì đến nay mục tiêu này chưa đạt được.
Video đang HOT
Lí giải nguyên nhân của kết quả này, ông Phạm Hùng Anh cho rằng, đầu tư cho GD&ĐT luôn được coi là một ưu tiên trong phát triển của các địa phương, thường chỉ đứng sau mục tiêu về cơ sở hạ tầng kinh tế (đường giao thông, điện, nước…). Tuy nhiên, do ngân sách hạn hẹp hoặc có địa phương chưa thực sự quan tâm đúng mức, nên chỉ tập trung kinh phí cho ưu tiên thứ nhất đã không đủ tiền, dẫn đến trên thực tế phần đầu tư cho giáo dục hạn hẹp, chỉ chủ yếu nhằm giúp các trường “đạt chuẩn” để đủ tiêu chuẩn được công nhận là xã nông thôn mới.
Ngoài ra, khi triển khai Chương trình MTQGXDNTM có 2 vấn đề là “diện” (mục tiêu có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 5) và “điểm” (mục tiêu số xã đạt chuẩn nông thôn mới); tuy nhiên, hầu hết các địa phương mới chỉ ưu tiên chỉ đạo “điểm” vì vậy mục tiêu “diện” là không đạt. “Các quy định về chuẩn cơ sở vật chất còn chung chung, dẫn đến việc đo lường, đánh giá còn hạn chế, nhiều địa phương còn “nợ” tiêu chí về cơ sở vật chất, thiết bị trường học khi xem xét công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới”, ông Hùng Anh nói.
Đối với tiêu chí số 14, Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất cho biết, đây là tiêu chí thuộc lĩnh vực chuyên môn của Bộ GD&ĐT, vì vậy viêc chỉ đạo và lồng ghép với các chương trình được thực hiện hiệu quả; công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập tiểu học, THCS và phổ cập giáo dục xóa mù chữ không những đạt được kết quả tốt mà còn được duy trì bền vững ở hầu hết các địa phương.
Tính đến tháng 12-2018 cả nước có 100% các tỉnh/TP, 100% đơn vị cấp huyện, 99,9% đơn vị cấp xã duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; tổng số trẻ 6 tuổi huy động được vào lớp 1 đạt trên 99%; kết quả phổ cập giáo dục THCS được củng cố và từng bước nâng cao chất lượng; tỷ lệ người biết chữ tăng nhanh, nhiều địa phương đã đạt chỉ tiêu xóa mũ chữ. Chất lượng phổ cập giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới và hải đảo được củng cố vững chắc nhờ có sự ra đời và phát triển của hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú.
Triển khai Chương trình MTQGXDNTM sau năm 2020, Bộ GD&ĐT đặt mục tiêu tăng cường đầu tư nhằm đáp ứng yêu cầu tối thiểu về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học phục vụ đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông; đặc biệt chú trọng đầu tư theo “diện”, từng bước nâng cao chất lượng các tiêu chí về cơ sở vật chất, thiết bị trường học theo hướng bền vững trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Lê Hải An đề nghị các Sở GD&ĐT căn cứ tình hình thực tiễn xây dựng kế hoạch chi tiết, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương nhằm ưu tiên, chú trọng các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo, đặc biệt là đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Theo Thứ trưởng, triển khai hiệu quả Chương trình MTQGXDNTM sau năm 2020 cũng là chuẩn bị tốt các điều kiện cho triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới theo tinh thần Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và Kết luận 51 của Ban Bí thư.
“Trong quá trình thẩm định công nhận xã, huyện đạt chuẩn NTM đối với các tiêu chí về giáo dục và đào tạo phải tránh hình thức, tránh thành tích. Các Sở GD&ĐT cần chú trọng chế độ báo cáo với cấp ủy, chính quyền địa phương, với Bộ để những vướng mắc trong quá trình thực hiện được xử lý kịp thời” – Thứ trưởng nói.
T.Fan
Theo PLXH
Cần tiếp tục giám sát việc thực hiện ATTP trong trường học ở Hà Giang
Đoàn Giám sát của TƯ Hội LHPN Việt Nam đề nghị tỉnh Hà Giang tiếp tục quan tâm dành nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị để có nhiều hơn các đơn vị trường học đạt chuẩn Quốc gia.
Đồng thời, tiếp tục giám sát việc thực hiện an toàn thực phẩm trong trường học để đảm bảo an toàn cho học sinh.
Ngày 2/10, Đoàn công tác của TƯ Hội LHPN Việt Nam do bà Đỗ Thị Thu Thảo, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Hà Giang về việc đảm bảo an toàn cho học sinh dân tộc nội trú.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Hà Giang, hiện địa phương có 13 trường PTDT nội trú, với 4.408 học sinh. Trong những năm qua, công tác dân tộc và hỗ trợ học sinh các dân tộc đến trường được địa phương thực hiện tốt, Ngoài ra, UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo Sở Giáo dục Đào tạo triển khai việc tích hợp, lồng ghép chọn lọc những kiến thức về đạo đức, lối sống, giáo dục kỹ năng sống, kiến thức về giới, sức khỏe sinh sản cho đoàn viên, thanh niên ở các môn học trong chương trình phổ thông; tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho các em học sinh nội trú.
Phó Chủ tịch Hội LHPNVN Đỗ Thị Thu Thảo (bìa phải), Trưởng Đoàn Giám sát của TƯ Hội LHPN Việt Nam, làm việc tại tỉnh Hà Giang về công tác đảm bảo an toàn cho học sinh dân tộc nội trú
Tại buổi làm việc, ông Trần Đức Quý, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, kiến nghị Chính phủ tiếp tục bố trí kinh phí để tỉnh hoàn thiện xây dựng cơ sở trường, lớp học; Sửa đổi Thông tư số 109, ngày 29/5/2009 về hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường PTDT nội trú và các trường dự bị đại học; Xây dựng chính sách hỗ trợ ăn trưa cho học sinh bậc tiểu học có hộ khẩu ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn,...
Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Hội LHPNVN Đỗ Thị Thu Thảo, Trưởng Đoàn giám sát, đánh giá cao những kết quả mà Hà Giang đã đạt được trong thời gian qua về công tác đảm bảo an toàn cho học sinh dân tộc nội trú.
Phó Chủ tịch Đỗ Thị Thu Thảo đề nghị trong thời gian tới, Hà Giang tiếp tục quan tâm dành nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sơ vật chất, trang thiết bị để có nhiều hơn các đơn vị trường học đạt chuẩn Quốc gia; Các đơn vị liên quan của tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong các trường học; các đơn vị trường học cần làm tốt công tác quản lý, chăm sóc, tạo môi trường học tập lành mạnh, an toàn.
Linh Trần
Theo phunuvietnam
Bảo đảm an toàn giao thông cho học sinh TP Hồ Chí Minh hiện có khoảng 1,7 triệu học sinh các cấp, trong đó nhiều trường học nằm ở khu vực nội thành. Các ngành chức năng của thành phố đang triển khai nhiều giải pháp bảo đảm an toàn giao thông cho các em học sinh. Nhiều bậc cha mẹ chưa quan tâm việc đội nón bảo hiểm cho học sinh....