10 năm sau khi tốt nghiệp, tôi nghiệm ra: năng lực của bạn thế nào, thế giới trong tay bạn sẽ thế ấy
Khi bạn bè thành công còn mình chẳng có gì, bạn nghĩ họ có người chống lưng, có chồng là đại gia, có nền tảng gia đình vững chắc. Thật ra không phải bạn nghi ngờ tài năng của họ, bạn chỉ đang viện lý do để an ủi con tim tan vỡ của mình.
Tôi nhớ mãi có một câu nói thế này : “Một ngày của bạn ra sao cả đời sẽ như thế.” Nhiều lúc chúng ta cứ nghĩ việc thay đổi bản thân quan trọng như thế để ngày mai hãy bắt đầu, nhưng ngày mai lại hẹn ngày mai nữa, rồi ngày này qua ngày khác lười biếng tạo cho mình một cuộc sống tầm thường vô vị.
Một ngày qua đi khoảng cách giữa những người tài giỏi trong công ty và chúng ta một xa hơn sau mười năm khoảng cách ấy đã đủ để chúng ta xách dép chạy theo họ cũng không kịp. Bạn cho rằng thành công của họ là nhờ vào nền tảng gia đình, do nịnh bợ cấp trên hoặc nguyên nhân nào khác bạn không biết?
1.Đố kỵ chỉ khiến bạn sẽ dậm chân tại chỗ, thậm chí tụt lùi, trong khi cuộc sống của những người bạn đố kỵ ngày càng tốt hơn. Người thông minh dành thời gian học hỏi, kẻ vô dụng chỉ biết gièm pha.
2. Không công bằng với bản thân là một loại công bằng. Kẻ mạnh luôn đề cao sự lựa chọn tự nhiên, người thích hợp mới tồn tại, chỉ có kẻ yếu mới ngày ngày kêu gào đòi công bằng.
3.Nỗ lực sẽ rất vất vả, có khi còn khiến bạn thất vọng, không nỗ lực thì nhẹ nhàng thoải mái hơn. Còn gì tuyệt vời hơn ngày ngày nằm xem ti vi cắn hạt dưa, nhưng khi người khác có được thành tựu, bạn đừng sốt ruột đấy nhé.
4.Cách tốt nhất để giải quyết mọi phiền não là không đòi hỏi quá nhiều. Thay vì bực bội khi người khác không giúp đỡ, sao bạn không cố gắng giành lấy bằng chính sức mình? Lý do gì họ phải giúp đỡ bạn?
5.Bạn không làm được không có nghĩa người khác cũng không làm được. Tầm nhìn quyết định hoài bão, nhận thức quyết định bạn có thể đi được bao xa.
6.Khởi điểm càng thấp càng phải nỗ lực. Nếu xuất phát điểm của bạn không bằng người khác, cách duy nhất để bạn vượt qua họ là nỗ lực gấp trăm gấp nghìn lần họ.
Video đang HOT
7. Lương càng cao càng ít thời gian rảnh. Người khác nhiều tiền, phong thái đĩnh đạc khiến bạn cảm thấy ngưỡng mộ, nhưng bạn có biết khi bạn nằm ườn ra giường buôn chuyện thì họ đang vất vả làm việc bên ngoài.
8. Lương càng thấp, khả năng chi phối cuộc sống càng thấp. Khách quan mà nói, năng lực của bạn thế nào, thế giới trong tay bạn sẽ thế ấy. Bạn thấy mức lương của mình quá thấp bởi bạn đang đứng ở góc độ chính bản thân mình. Nếu một ngày bạn lên làm ông chủ, nhớ lại ngày đó, bạn sẽ biết ơn ông chủ đã quá ưu ái bạn.
9. Tìm thêm ưu điểm, quên đi khuyết điểm của người khác. Học hỏi điểm mạnh của người khác sẽ giúp bạn tiến bộ từng ngày còn chỉ nhìn vào thiếu sót của người khác, bạn sẽ trở thành một kẻ hẹp hòi.
10.Đừng coi thường những kẻ nịnh bợ, đó cũng là một loại năng lực. Nếu bạn lên làm lãnh đạo, bạn có thích nghe người khác nịnh bợ mình không? Điều bạn ghét chính là người khác có thể khiến sếp vui lòng, giúp bầu không khí vui vẻ, trong khi bạn không thể làm được điều đó.
11. Một ngày bạn sống thế nào, cả đời bạn sẽ như thế. Ngày mai mình sẽ bắt đầu đọc sách, bắt đầu học, bắt đầu dậy sớm đi làm. Những việc lên kế hoạch cho ngày mai, cả đời này khó mà thực hiện được, chi bằng bây giờ bắt tay vào làm ngay!
12.Lãnh đạo thích những người mang lại hiệu quả công việc. Điều này cũng giống như giáo viên ở trường thích học sinh giỏi vậy. Ai cũng thích những người ưu tú, không ai thích kẻ đi bằng đầu gối cả. Đừng nghĩ thế giới này không công bằng, khi bạn giỏi giang, bạn sẽ thấy đời rất công bằng.
13.Nơi làm việc nào cũng có đấu đá, bạn không chấp nhận được thì về nhà mà nằm. Đâu đâu cũng có cạm bẫy, những trò đấu đá lẫn nhau, có cố gắng cũng chẳng cách nào thay đổi được.
14.Đừng coi sếp là giáo viên chủ nhiệm, lúc nào cũng phải nhắc nhở, yêu thương, dạy dỗ bạn. Sếp không có nghĩa vụ phải dạy dỗ bạn, họ còn có gia đình, con cái cần chăm lo. Nếu bạn may mắn có được người sếp tận tình bảo ban, hãy cảm ơn họ tử tế.
15.Đừng chỉ nghĩ theo chiều hướng an ủi mình. Khi bạn bè thành công còn mình chẳng có gì, bạn nghĩ họ có người chống lưng, có chồng là đại gia, có nền tảng gia đình vững chắc. Thật ra không phải bạn nghi ngờ tài năng của họ, bạn chỉ đang viện lý do để an ủi con tim tan vỡ của mình.
16.Muốn thay đổi thế giới, trước tiên cần thay đổi chính mình. Ai cũng muốn thay đổi cả thế giới, nhưng thói hư tật xấu của mình còn không sửa được thì làm được việc gì.
Mười sáu câu nói này tôi đã tự mình đúc kết sau những trải nghiệm của bản thân suốt mười năm qua. Mỗi điều trong đó đều nhắc nhở tôi, cho dù cuộc sống hiện giờ có thuận buồm xuôi gió, cũng đừng bao giờ ngừng nỗ lực và quên đi khó khăn đã qua.
Người thầy của tôi từng nói : “Bảy năm là cả một đời.” Bảy năm là một vòng luân hồi của đời người, đủ để thay đổi cuộc sống của bạn. Và tôi tin rằng mỗi ngày một tiến bộ thì sau mười năm cuộc đời sẽ hoàn toàn mới.
Theo guu.vn
Làm sao để bớt nhạt nhẽo?
Không có ai thực sự nhạt, chỉ có người chưa thêm gia vị cho chính câu chuyện của mình.
Một trong những nỗi sợ hãi lớn nhất luôn ám ảnh ta khi bước chân vào thế giới này và giao tiếp với mọi người, đó là chúng ta có thể bị chê là nhạt nhẽo.
Nhưng tin vui, và cũng là sự thật cơ bản là, chẳng có ai sinh ra đã nhạt cả. Chúng ta chỉ có nguy cơ chạm đến ranh giới của sự nhạt khi không hiểu rõ bản chất của mình hoặc không dám (hay không biết làm thế nào) để giới thiệu con người mình với người khác.
Điều đơn giản là, chẳng có một ai hay điều gì vốn thú vị hay hoàn toàn nhạt từ bản chất, và đó là cả một nghệ thuật. Rất nhiều tác phẩm nghệ thuật đẹp đẽ nổi tiếng không hề mang những yếu tố cao quý hay hiếm có; chúng diễn tả những điều tầm thường nhất theo cách đặc biệt, với sự chân thành kỳ lạ và cởi mở với những trải nghiệm tiêu cực.
Lấy ví dụ, một bài bức tranh vẽ cỏ ở bởi họa sĩ người Đan Mạch Christen Kbke ở một vùng ngoại ô của Copenhagen năm 1833. Thoạt nhìn vào, bức tranh phong cảnh hoàn toàn không có gì đáng chú ý và khó có thể nhìn ra bất kì chất liệu mới mẻ nào trong đó, nhưng - như mọi nghệ sĩ tuyệt vời khác - Kbke biết làm thế nào để làm tươi mới nhận thức của chính mình và dệt nên một kiệt tác nhỏ bé bằng những chất liệu của đời sống bình thường.
Và cũng như không có gì tẻ nhạt, giống như dòng sông, cây cối hay thậm chí một bông hoa bồ công anh, không có con người nào tự nhiên sinh ra đã nhạt. Những người có khả năng thể hiện bản chất thực sự của chính mình, cùng với sự chân thực ra không hề giả tạo, luôn là người thú vị nhất. Khi gọi một người là nhạt nhẽo, thì ta chỉ đang nói rằng một ai đó đang không đủ dũng cảm hoặc tập trung để nói cho ta biết họ là người như thế nào. Trái lại, ta luôn thu hút khi tự tin thể hiện bản thân là người như thế nào chúng ta thực sự mong muốn, ghen tị, tiếc nuối, và mơ mộng những gì. Bất cứ ai trung thành với việc "khôi phục" lại những "dữ liệu" về cảm giác tồn tại là như thế nào, chắc chắn sẽ có muôn vàn các cách để làm xiêu lòng người khác.
Những người thú vị không phải là người đã trải qua những chuyện thú vị, đã đi khắp thế giới, hay gặp gỡ các vị quan chức quan trọng hoặc có mặt tại các sự kiện chính trị lớn. Cũng không phải là người nói chuyện bằng ngôn ngữ học thuật nặng về văn hóa, lịch sử hay khoa học.
Họ là những người đã phát triển khả năng lắng nghe và hiểu bản thân, như một phóng viên trung thực và đáng tin cậy về các rung động của tâm trí và trái tim mình, người có thể kể lại cho chúng ta các câu chuyện cảm động, kịch tính và kì diệu của kiếp nhân sinh.
Vậy thì những yếu tố nào khiến con người thật của chúng ta trở nên thú vị?
Đầu tiên, và quan trọng nhất, chúng ta chán nản khi không còn niềm tin rằng chính cảm xúc của mình thực sự có thể làm người khác thích thú. Bên cạnh sự khiêm tốn và thói quen , chúng ta đẩy những góc nhìn thú vị nhất của mình sang một bên để làm theo những thỏa thuận tuy đáng tôn trọng nhưng khô khan của những thứ mà ta nghĩ rằng mình có thể gây ấn tượng.
Khi chúng ta kể về những giai thoại, ta nhấn mạnh vào các chi tiết bên ngoài - về những người có mặt ở đó, ta tới đó khi nào, thời tiết ra làm sao - thay vì dám liều mình thuật lại từng lớp cảm xúc nằm dưới những thông tin; khoảnh khắc cảm thấy tội lỗi, ham muốn thể xác khi thấy một cơ thể gợi cảm , sự hờn dỗi đáng xấu hổ, khủng hoảng trong công việc, hay sự khoan khoái lạ kì vào lúc 3 giờ sáng.
Việc bỏ bê những cảm xúc bản nguyên nhất không chỉ là một thiếu sót; nó có thể là một chiếc lược để ngăn cách tâm trí chúng ta khỏi việc nhận thức rằng phẩm hạnh và đức độ đang bị đe dọa. Chúng ta lảm nhảm những thứ chán ngấy một cách rời rạc với thế giới bởi vì chúng ta không đủ can đảm để quan sát kỹ hơn và đứng thẳng vươn vai bất chấp thế giới.
Có một cảm giác rất rõ ràng rằng hầu hết những đứa trẻ 5 tuổi đều hay ho hơn những người ở tuổi 30 một cách đáng kể. Điều khiến cho các em bé thú vị không phải là vì các em có nhiều trải nghiệm thú vị hơn bất kì ai, nhưng mà bởi vì các em đặc biệt có thể kể lại những trải nghiệm này một cách thoải mái mà không hề có bất kì sự kiểm duyệt nào. Sự ngây thơ với thế giới này có nghĩa là các em vẫn còn trung thành một cách bản năng với chính mình, và chúng có thể vô tư kể cho chúng ta kể chuyện bà nội và em trai, kế hoạch cải tạo hành tinh và những gì chúng ta nên làm khi gặp ông ba bị. Chúng ta trở nên nhạt không phải vì bản chất mà là do giáo dục - khởi đầu bằng sự áp đặt độc tài lên bản thân trong thời niên thiếu - để có thể trở thành người bình thường.
Tuy nhiên, ngay cả khi thành thực với cảm xúc của chính mình, chúng ta vẫn có thể cảm thấy nhàm chán, bởi vì không biết rõ về bản thân như ta tưởng, và do đó bị mắc kẹt ở mức nhấn mạnh cảm xúc thay vì lí giải nó. Chúng ta sẽ thêm vào những từ ngữ mang tính nhấn mạnh, rằng một cái gì đó "hay vãi", "cool ngầu", "đẹp điên đảo", nhưng không thể mang tới cho những người xung quanh chúng ta bất cứ chi tiết nào để họ có thể hiểu lý do ta cảm thấy như vậy. Chúng ta nhạt một phần vì không muốn chia sẻ cuộc sống của mình, và cũng bởi vẫn chưa hiểu rõ nhân sinh đến mức có thể làm như vậy.
May mắn thay, sự thú vị bẩm sinh không phải tài năng gì đặc biệt; chỉ cần bạn biết mình sẽ nói gì, chân thành và nói có trọng tâm không lan man. Con người mà vẫn hay được ta ngợi ca là thú vị về bản chất là những người sống và cảm thức được những mong ước của ta khi tham gia vào các mối quan hệ trong xã hội: được nhìn đời qua con mắt không tô vẽ của họ và được cảm thấy an ủi khi mình không phải là người duy nhất trong vũ trụ này có những cảm xúc hoang mang, kì lạ và mãnh liệt trong lòng.
Theo truyenngan.com.vn
Trong đời người, chẳng có ai rời xa ai mà không thể sống được Người có thể sẽ đau như 'chết đi sống lại' hoặc có thể 'sống như chết' trong một đoạn thời gian, nhưng không có cảm giác nào là mãi mãi. Em chưa từng chối bỏ rằng mình đã đau, thậm chí đau rất nhiều. Những tổn thươngmà anh gây có thể bằng tất cả những vết sẹo chi chít mà trước ngày gặp...