10 năm sau “Cách mạng Cam” ở Ukraina
10 năm sau khi “nhập khẩu” giá trị tự do phương Tây, Ukraina vẫn chưa thoát khỏi cảnh hỗn loạn với một đất nước bị chia rẽ và một tương lai bất định chờ ở phía trước.
Cách mạng Cam” đã nổ ra ở Ukraina vào ngày 21/11/2004. Năm 2004, trước những cáo buộc về gian lận trong cuộc bầu cử tổng thống, hàng trăm nghìn người ủng hộ ông Vikto Yushchenko đã dùng màu cam – biểu tượng tranh cử của ông – xuống đường phản đối kết quả bầu cử.
Sau hai tuần tụ tập biểu tình tại Quảng trường Độc lập, những người ủng hộ ông Yushchenko đã buộc Tối cao pháp viện Ukraina hủy bỏ kết quả bầu cử và ra lệnh tổ chức một cuộc bầu cử mới. Và trong cuộc bầu cử đó, ông Vikto Yushchenko, một nhân vật thân phương Tây, đã đánh bại ông Viktor Yanukovych, ứng viên được Nga ủng hộ và là người được tuyên bố thắng cử trong cuộc bầu cử lần trước. Igor Shishkin, Phó giám đốc Viện SNG của Nga cho rằng, đó không phải là lý do duy nhất, thậm chí không là lý do chính.
Đó chỉ là cái cớ. Một cái cớ ngụy tạo, bởi các cuộc điều tra tư pháp sau đó không xác nhận bất kỳ trường hợp gian lận phiếu bầu. Tình hình ở Ukraina hôm nay cho thấy mục đích của “Cách mạng Cam” là gì? Đó là nỗ lực đầu tiên bứt Ukraina khỏi Nga.
Tình hình bất ổn tại Ukraina sau 10 năm đón nhận “giá trị” phương Tây
Ukraina được tạo hóa ban cho vị thế địa – chính trị đặc biệt quan trọng, nằm giữa Nga và phần còn lại của châu Âu. Do yếu tố lịch sử để lại, phía tây và phía đông Ukraina tồn tại những điểm khác biệt về dân tộc cũng như văn hóa. Bất chấp Ukraina là tiếng quốc ngữ, người Ukraina sống ở phía đông nước này phổ biến sử dụng tiếng Nga. Bên cạnh đó, do tiếp giáp với Nga, kinh tế phía đông phát triển hơn phía tây, trở thành đầu tàu kinh tế của Ukraina.
Video đang HOT
Chiến thắng của ông Yushchenko được coi là đã khởi xướng một cuộc cách mạng mới – Cách mạng màu Cam – hứa hẹn sẽ giúp Ukraina rũ bỏ những liên hệ và tiến hành những cải cách để đưa Ukraina bước vào một giai đoạn mới tự do, dân chủ, tốt đẹp hơn.
Nhưng sau 5 năm, người dân Ukraina rất thất vọng về các lãnh đạo “Cách mạng Cam”. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2009, ông Yushchenko – người hùng của “Cách mạng Cam” chỉ chiếm hơn 5% số phiều. Yushchenko đã bị dư luận trong nước đánh giá là tổng thống tồi nhất của Ukraina. Những người hy vọng vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng, vào một tương lai thịnh vượng, đã không nhận được gì. Tham nhũng thậm chí còn tăng lên. Cái duy nhất người ta thấy được bắt đầu là sự chèn ép tiếng Nga và văn hóa Nga trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội Ukraina. Trong khi đó bà Yuliya Tymoshenko, một lãnh đạo khác của “Cách mạng Cam”, đã bị chính ông Viktor Yanukovych đánh bại.
Với sự thất bại của lãnh đạo “Cách mạng Cam” và sự trở lại của ông Yanukovych, có người cho rằng “Cách mạng Cam” đã lụi tàn, đã thất bại. Thomas Gomart, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Nga tại Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI), cho rằng sau 10 năm, “Cách mạng Cam” chẳng còn để lại gì tốt đẹp cho Ukraina.
Cho đến trước khi Viktor Yanukovych trở lại làm Tổng thống (tháng 2/2010), đất nước 46 triệu dân này đã phải trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội “đen tối nhất lịch sử nước này” với hàng loạt những chỉ số báo động: năm 2008-2009, GDP của Ukraina giảm 15%, lạm phát tăng 16,4%, số người thất nghiệp tăng gấp ba, lên 9%; thu nhập thực tế của người dân giảm gần 11%. Trong khi đó, mối quan hệ “cơm không lành, canh chẳng ngọt” với Nga đã đẩy Kiev vào cuộc khủng hoảng khí đốt thiệt đơn thiệt kép với Moskva.
Các sự kiện năm 2004 đã chia rẽ đất nước Ukraina. Giới thượng lưu chính trị thay nhau lên nắm quyền sau cuộc “Cách mạng Cam” tiếp tục thất bại trong việc củng cố đoàn kết. Trong bối cảnh xã hội bị chia xé về tư tưởng, các vấn đề kinh tế đã tiếp tay cho thế lực bên ngoài lôi kéo người dân lần nữa đến Maidan. Ngày 21/11/2013, Tổng thống Viktor Yanukovych tuyên bố Hiệp ước hội nhập châu Âu không đáp ứng các lợi ích kinh tế của đất nước và hoãn việc ký kết tài liệu.
Ngay tối hôm đấy, những đống lửa lại bùng cháy trên Quảng trường Độc lập và hàng trăm người không ngừng hô hào đòi lật đổ chế độ. Sự kiện kết thúc bằng cuộc đảo chính được phương Tây công khai ủng hộ. Theo các chuyên gia, những sự kiện này có thể được coi là sự tiếp nối của Maidan năm 2004, có nghĩa là dù những biến động năm 2004 không thật thành công, nhưng các đối thủ địa chính trị của Nga đã rút ra kết luận. Họ cố gắng để nỗ lực thứ hai cuối năm 2013 mạnh hơn, huy động nhiều nguồn lực đa dạng trong đó có sự hậu thuẫn về chính trị mà tất cả chúng ta đã thấy qua các chuyến thăm Maidan của sứ giả phương Tây”.
Hiện nay, một trong những nước cộng hòa giàu có nhất Liên bang Xôviết trong quá khứ đang trong cảnh bần cùng, lâm vào hỗn loạn, nội chiến. Điều tồi tệ hơn cả là tương lai của Ukraina trước mắt vẫn rất bất định. Chính phủ Kiev đang chuẩn bị lao vào một cuộc chiến tổng lực với các tỉnh miền Đông. Từ khi diễn ra “Cuộc “Cách mạng Cam” lần thứ 2″ đến nay, Ukraina đã chính thức bị xén mất khu vực Donetsk và Lugansk với 64.618km2 và bán đảo Crưm với 26.100km2. Tổng cộng Ukraina mất gần 90.000km2 và hơn 10 triệu dân.
Điều đáng nói là phương Tây không giúp được gì, trong khi hai nước Cộng hòa Donetsk và Lugansk tự xưng thì càng đánh càng mạnh. Trái ngược với EU và Mỹ, Nga không tiếc thứ gì, không tiếc điều gì để ủng hộ cho phe ly khai. Đương nhiên thôi, vì đây là lợi ích an ninh sống còn của Nga chứ không phải của NATO và Mỹ. Cho nên, Kiev không phải tiến hành cuộc chiến với phe ly khai mà thực chất là chiến tranh với nước Nga như Thủ tướng Ukraina Yatsenyuk đã cay đắng xác nhận.
Sự trừng phạt của EU – Mỹ với Nga chưa đủ độ để buộc Moskva thay đổi ý định. Sử dụng biện pháp quân sự với Nga của lực lượng NATO thì hoang tưởng. Vậy thì nhà cầm quyền Kiev sẽ lựa chọn biện pháp nào? Hoặc là đưa phần còn lại vào EU hoặc là liên bang hóa Ukraina.
Nếu chấp nhận mất miền Đông để đưa phần còn lại vào EU, thì sẽ là một cuộc tự sát chính trị, chính quyền sẽ tan rã. Tiến hành liên bang hóa theo đề nghị của Nga cách đây 9 tháng? Tình thế giờ đã khác, Donetsk và Lugansk chưa chắc chịu liên bang hóa mà họ đang có xu hướng muốn độc lập hơn, cũng chưa chắc họ sẽ sáp nhập vào Nga như Crưm. Rõ ràng chính quyền Kiev giờ không biết phải làm gì.
Theo S.Phương ( tổng hợp)
PetroTimes
Tổng thống Barack Obama "phản pháo" cáo buộc lạm quyền
Trước việc Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner tuyên bố sẽ phát đơn kiện Tổng thống Barack Obama về tội lạm dụng quyền lực, ngày 27/6, ông chủ Nhà Trắng đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ các nghị sỹ đảng Cộng hòa, cho rằng họ là "những người phá rối vô trách nhiệm" tại Quốc hội khi luôn cản trở việc thông qua các chính sách quan trọng của đất nước.
Tổng thống Barack Obama. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Phát biểu trước khoảng 3.500 người dân tại thành phố Minneapolis, bang Minnisota, Tổng thống Obama cáo buộc trong năm 2014, các nghị sỹ đảng Cộng hòa tại Quốc hội đã trì hoãn hoặc bác bỏ nhiều ý kiến quan trọng giúp hỗ trợ tầng lớp trung lưu như chính sách tăng lương tối thiểu cho các nhân viên liên bang hay gia hạn trợ cấp thất nghiệp.
Nhà lãnh đạo Mỹ nhấn mạnh đấy là lý do ông buộc phải sử dụng quyền hành pháp của mình để có thể nhanh chóng ban hành các sắc lệnh hành chính nhằm thực thi những chủ trương chính sách của Nhà Trắng mà không phải mất thời gian dài chờ Quốc hội phê chuẩn.
Người đứng đầu Nhà Trắng khẳng định luôn lắng nghe ý nguyện và không ngừng nỗ lực cống hiến vì lợi ích của người dân, đồng thời cáo buộc giới chức đảng Cộng hòa đã "không làm gì" ngoài việc chỉ trích ông cũng như liên tiếp ngăn cản thông qua các chính sách mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế và người dân Mỹ.
Người phát ngôn Chủ tịch Hạ viện Michael Steel ngay lập tức lên tiếng bác bỏ những chỉ trích trên của ông Obama, cho rằng người dân Mỹ, các đại diện do dân bầu ra và Tòa án tối cao đều bày tỏ quan ngại trước việc Tổng thống đã hành xử không theo quy định của Hiến pháp.
Trước đó, ngày 25/6, Hạ nghị sỹ Cộng hòa Boehner tuyên bố kiện Tổng thống Obama với cáo buộc ông chủ Nhà Trắng theo chủ nghĩa đơn phương, lạm dụng quyền của người đứng đầu cơ quan hành pháp, tự đưa ra các sắc lệnh hành chính mà không thông qua Quốc hội. Tuy nhiên, ông Boehner cũng bác bỏ đánh giá cho rằng việc khởi kiện tổng thống là nhằm luận tội người đứng đầu Nhà Trắng và tạo lợi thế cho đảng Cộng hòa trước thềm cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 tới.
Lâu nay, đảng Cộng hòa đã chỉ trích Tổng thống Obama lạm quyền khi ký các sắc lệnh hành chính chưa có sự chấp thuận của Quốc hội như tăng lương tối thiểu cho các nhân viên liên bang, ngừng trục xuất nhiều trẻ em nước ngoài nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ và gần đây nhất là sắc lệnh kéo dài thời gian nghỉ phép cho những cặp vợ chồng đồng tính, cấm các nhà thầu liên bang có những đối xử phân biệt đối với những người lao động đồng tính.
Trước đó, do tình trạng bế tắc kéo dài trong chính trường Washington, trong Thông điệp liên bang đầu năm 2014, Tổng thống Obama một mặt kêu gọi phe Cộng hòa hợp tác, mặt khác dọa sẽ sử dụng quyền của người đứng đầu cơ quan hành pháp để thúc đẩy các chính sách mà Nhà Trắng cho là có lợi cho nền kinh tế và người dân Mỹ.
Theo Vietnamplus.vn
Ukraine: Phe ly khai muốn đưa lực lượng gìn giữ hoà bình vào miền Đông Ngày 25/11, phiến quân ở miền Đông Ukraine đã kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) triệu tập một phiên họp khẩn cấp, qua đó có thể cho phép triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế ở vùng chiến sự này. Một số ngôi nhà bị phá hủy do trúng đạn pháo tại quận Kuibishevskiy, gần...