10 năm, nông thôn Việt Nam đã thay đổi ra sao?
Sau 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, vượt xa những nghi ngại ban đầu, nông thôn Việt Nam đã có những đổi thay mạnh mẽ cả về chất và lượng, nhiều nơi đã thực sự trở thành những miền quê đáng sống.
50,01% xã về đích nông thôn mới
Phát biểu tại Hội thảo Lý luận và thực tiễn trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam do Bộ NNPTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND tỉnh Nam Định tổ chức tại Nam Định ngày 17/7/2019, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, khi mới thực hiện chương trình cách đây 10 năm, nhiều ý kiến còn hoài nghi về sự thành công của chương trình.
Toàn cảnh hội thảo Lý luận và thực tiễn xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam.
“Sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, các ban ngành đoàn thể, doanh nghiệp, sự đồng thuận của người dân đã mang lại những đổi thay mang tính toàn diện cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, xóa tan những hoài nghi về những mục tiêu đặt ra ban đầu của chương trình – ông Cường nói.
Đến nay sau gần 10 năm triển khai chương trình MTQG xây dựng NTM và 6 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp, khu vực nông thôn đã có những chuyển biến mạnh mẽ cả về lượng và chất.
Tính đến tháng 6/2019, cả nước đã có hơn 4.900 số xã đạt chuẩn NTM, chiếm hơn 50,01% số xã cả nước, về trước 1 năm so với mục tiêu đề ra của chương trình đến năm 2020.
Diện mạo nông thôn khởi sắc rõ rệt, nhân thức về nông thôn mới được tăng cường, đời sống vật chất của hộ gia đình nông thôn thay đổi rõ rệt, từ các trang thiết bị gia đình đến điều kiện nhà ở. Thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn tăng gấp 3 lần từ 2010 đến 2018. Kết quả giảm nghèo đạt nhiều thành tựu ấn tượng. Tỷ lệ hộ nghèo của cả nước, nhất là vùng nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn giảm nhanh được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Đến nay, qua kết quả điều tra của một số cơ quan nghiên cứu cho thấy khoảng 84,78% số hộ nông dân hài lòng về xây dựng NTM, có thể thấy đây là một kết quả rất tích cực, phản ánh sự đồng thuận và ủng hộ của cộng đồng dân cư nông thôn đối với chương trình.
Điều đáng ghi nhận là, quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, thực hiện tiêu chí nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn đã mang lại những đổi thay mang tính đột phá cho ngành.
Lĩnh vực kinh tế nông nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng, xuất khẩu nông nghiệp tăng mạnh; công nghiệp dịch vụ nông thôn phát triển nhanh và đa dạng. Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2018 đạt mức kỷ lục 40,02 tỷ USD.
Video đang HOT
Khu dân cư kiểu mẫu của xóm 4, xã Hải Bắc (Hải Hậu, Nam Định).
Nếu như năm 2008 chỉ có 5 mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, thì đến nay đã có 10 nhóm. Xuất khẩu nông sản Việt Nam đã đứng thứ 15 thế giới, thứ 2 Đông Nam Á và đã xuất khẩu thị trường hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam cũng chỉ ra một số mặt hạn chế cơ bản của chương trình XDNTM như: Đời sống của người dân nông thôn các vùng khó khăn chưa đảm bảo, sinh kế thiếu bền vững. Tỷ lê tái nghèo vẫn chiếm tỷ lệ cao, bình quân 5,1% số hộ thoát nghèo, thậm chí có nơi trên 50% tập trung chủ yếu ở các vùng miền núi phía Bắc, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên.
Những ngôi nhà khang trang ở huyện Nam Trực (Nam Định).
Kết quả XDNTM chưa thực sự bền vững. Khoảng các chênh lệch về kết quả xây dựng giữa các vùng, miền còn khá lớn. Vai trò chủ thể của nông dân, sức mạnh chủ động của cộng đồng cơ sở chưa được đề cao.
Nông nghiệp phát triển còn thiếu bền vững; cơ sở hạ tầng, công nghiệp và dịch vụ nông thôn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp hiện đại.
Nhiều giá trị văn hóa truyền thống phai nhạt, tính gắn kết cộng đồng bị xói mòn; tệ nạn xã hội gia tăng, công tác đảm bảo an ninh trật tự còn nhiều hạn chế, xuất hiện nguy cơ xung đột xã hội. Tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn có xu hướng trầm trọng hơn, dễ dẫn tới xung đột về môi trường…
Nhà văn hóa xóm 4, xã Hải Bắc (Hải Hậu, Nam Định) được xây dựng trên sự đồng thuận của người dân.
Đảm bảo vai trò chủ thể của nông dân
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, trong vòng 10 -15 năm tới, quá trình chuyển đổi của nông nghiệp, nông thôn phải tránh được nguy cơ tụt hậu. Mục tiêu trong tương lai phải đảm bảo vai trò chủ thể thực sự của người dân, đảm bảo nông dân có đủ năng lực và cơ hội tham gia, hưởng thụ thành quả phát triển của đất nước; cư dân nông thôn có thu nhập ổn định; ngành nông nghiệp có năng lực cạnh tranh quốc tế;…
“Cần lấy thay đổi tư duy, nếp sống, năng lực của người dân làm mục tiêu, cư dân nông thôn làm chủ thể, cộng đồng thôn, bản là đơn vị đánh giá. Chủ động phát huy tinh thần sáng tạo và nội lực của người dân” – ông Cường nói.
Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện để tăng trưởng toàn diện, tăng thu nhập, giải quyết tốt hơn vấn đề an ninh lương thực cho nhóm nghèo; phát triển nông thôn cần được triển khai song song với đô thị hóa nông thôn bền vững. XDNTM phải gắn chặt với đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp; XDNTM cần gắn chặt với bảo vệ môi trường.
“Trong thời gian tới, chúng tôi mong nông thôn Việt Nam sẽ phát triển hài hòa, văn minh nhưng vẫn giữ được những giá trị văn hóa cốt lõi, là những miền quê sáng, xanh, sạch, đẹp, thanh tao và đáng sống” – Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường bày tỏ hy vọng.
Theo Danviet
Sâu "lạ" tàn phá 15.000ha ngô, Bộ trưởng Bộ NNPTNT ra chỉ thị
Trước tình trạng sâu keo mùa thu xuất hiện và tàn phá nhiều vùng trồng ngô trong cả nước với tổng diện tích nhiễm khoảng 15.000 ha, nguy cơ giảm năng suất và sản lượng ngô, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã ban hành chỉ thị về việc tăng cường công tác phòng chống sâu keo mùa thu hại ngô.
Sâu keo mùa thu - loài sinh vật ngoại lai mới xâm lấn vào Việt Nam.
Theo Bộ NN&PTNT, sâu keo mùa thu (Spodoptera frugiperda) là loại sâu hại mới, xâm nhập vào nước ta từ tháng 4 năm 2019. Đây là loài sâu hại có khả năng di trú rất xa, vòng đời ngắn, có nhiều lứa và thời gian các lứa sâu đan xen nhau nên khó khăn cho công tác phòng, chống.
Theo công bố của nhiều quốc gia, sâu keo mùa thu có khả năng gây hại nặng cho ngô và nhiều loại cây trồng khác nên cần phải có biện pháp quản lý kịp thời và hiệu quả. Trong khi đó, theo báo cáo của các địa phương, loài sâu "lạ" mới này đã đã xuất hiện và gây hại hầu hết các vùng trồng ngô trong cả nước với tổng diện tích nhiễm khoảng 15.000ha, gây hại nặng ở một số tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.
Dự báo trong thời gian tới, sâu keo mùa thu sẽ tiếp tục phát sinh gây hại cây ngô trên diện rộng, nguy cơ giảm năng suất và sản lượng nếu không được phòng, chống kịp thời.
Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho sản xuất ngô do Sâu keo mùa thu gây ra, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đề nghị UBND các cấp, các ban ngành, cơ quan chuyên môn thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện, thống kê mức độ, diện tích nhiễm sâu keo mùa thu trên ngô và các cây trồng khác; hướng dẫn nông dân chủ động tổ chức thực hiện công tác phòng chống theo quy trình kỹ thuật đã được Cục Bảo vệ thực vật ban hành.
Sâu keo mùa thu rất khó diệt trừ, chúng có thể gây hại trên 300 loài thực vật (ngô, bông, đậu tương, lúa, mía, rau,...), trong đó thức ăn ưa thích nhất của chúng là cây ngô.
Tổ chức thông tin, tuyên truyền về đặc điểm sinh học, quy luật phát sinh gây hại cũng như các biện pháp kỹ thuật phòng chống sâu keo mùa thu cho cán bộ ngành trồng trọt và bảo vệ thực vật, khuyến nông và nông dân.
Khuyến cáo nông dân áp dụng triệt để các biện pháp sinh học, sử dụng bẫy bả để thu bắt và tiêu diệt trưởng thành; sử dụng các biện pháp thủ công (thu gom và tiêu diệt ổ trứng, sâu non) và các biện pháp canh tác, vệ sinh đồng ruộng để giảm mật độ Sâu keo mùa thu trên đồng ruộng.
Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trường hợp mật độ sâu cao, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật đã được Cục Bảo vệ thực vật hướng dẫn, tuân thủ nguyên tắc "4 đúng" khi sử dụng.
Tổ chức điều tra, đánh giá nhằm xác định các giống ngô có khả năng kháng, chống chịu với Sâu keo mùa thu để thông tin, hướng dẫn nông dân sử dụng thay thế các giống ngô đã bị sâu keo mùa thu gây hại nặng.
Loài sâu này có nguồn gốc từ những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Châu Mỹ, lần đầu tiên phát hiện ở Châu Phi và tháng 1/2016
Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, nhất là các hành vi lợi dụng dịch bệnh để kinh doanh thuốc giả, thuốc không đảm bảo chất lượng và tăng giá thuốc.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT cũng đề nghị các đơn vị nghiên cứu chủ động đề xuất và tổ chức nghiên cứu về Sâu keo mùa thu, biện pháp phòng chống đảm bảo hiệu quả phòng trừ, hiệu quả kinh tế, an toàn cho môi trường; nghiên cứu nhân nuôi ký sinh, thiên địch phòng chống Sâu keo mùa thu; nghiên cứu tuyển chọn giống ngô kháng, chống chịu Sâu keo mùa thu để áp dụng vào sản xuất.
Theo Danviet
Giá heo hơi hôm nay 14/7: Giá ba miền nhảy múa, cuối năm thiếu heo? Theo khảo sát của Dân Việt, giá heo hơi hôm nay 14/7 tại miền Bắc tiếp tục ổn định ở mức 39.000 - 40.000 đồng/kg, trong khi giá heo hơi tại miền Nam tăng nhẹ. Trong khi đó, dịch tả lợn châu Phi đã khiến người dân kiệt sức, địa phương cạn ngân sách và mối lo thiếu nguồn cung thịt heo vào...