10 năm chưa xử xong vụ “Con kiến thắng kiện củ khoai”
Một vụ án hy hữu khi người dân thắng kiện UBND TPHCM nhưng từ đó đến nay mọi việc vẫn đang “dậm chân tại chỗ”. Mặc dù chứng cứ trong vụ án hai bên đã cung cấp đầy đủ, nhưng không hiểu vì sao tòa cứ kéo dài vụ án, “nhì nhằng” khiến người dân thiệt hại về kinh tế…
Ông Nguyễn Văn Kiêng (đại diện theo ủy quyền cho bà Lê Thị Mỹ Hạnh) vừa gửi đơn kiến nghị đến Chánh án TAND Cấp cao yêu cầu sớm giải quyết dứt điểm vụ bà Hạnh khởi kiện yêu cầu tòa hủy quyết định xác lập sở hữu nhà nước đối với căn nhà 110, đường Cao Thắng, quận 3 của UBND TPHCM.
Theo đó ngày 15/1/2015 TAND TPHCM đã xử sơ thẩm tuyên bác quyết định trên, sau đó người bị kiện là UBND TPHCM kháng cáo bản án. Nhưng từ đó đến nay, TAND Cấp cao chưa tích cực đưa vụ án xử phúc thẩm để giải quyết dứt điểm vụ kiện (ngoại trừ một lần mở phiên tòa xong rồi hoãn). Nhiều lần ông đến liên hệ thì tòa thì chỉ nhận được câu trả lời là cứ về nhà… chờ!
Căn nhà 110 Cao Thắng, quận 3, TPHCM
Nhà ba lầu, bị mất tầng trệt?
Bà Lê Thị Mỹ Hạnh trình bày, trước năm 1975 cha mẹ bà (ông Nguyễn Văn Tư và bà Lê Thị Đào) có tạo dựng được một căn nhà tại số 110, đường Cao Thắng, quận 3, TPHCM. Năm 1991, ông Tư đã tự nguyện làm giấy tờ hợp pháp tặng toàn bộ phần sở hữu của ông đối với căn nhà trên cho vợ là bà Đào. Cũng năm này, bà Đào được UBND quận 3 xác nhận căn nhà không thuộc diện Nhà nước quản lý. Từ căn cứ này ngày 21/10/1996, Phòng công chứng số 1 (thuộc Sở Tư pháp TPHCM) mới có thể lập hợp đồng chứng nhận việc bà Đào cho tặng bà Hạnh toàn bộ căn nhà, theo đúng thủ tục pháp luật. Sau đó bà Hạnh được cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây lại nhà thành 1 trệt 3 lầu như ngày nay.
Nhưng bất ngờ, cuối năm 2006, ông Tư khởi kiện dân sự ra TAND TPHCM đòi chia phần thừa kế căn nhà (lúc này bà Đào đã mất). Trong thời gian chờ tòa giải quyết, ông Tư lại gửi đơn lên Sở Xây dựng và UBND TPHCM xin ưu tiên mua lại căn nhà. Năm 2008, Sở Xây dựng TPHCM có văn bản yêu cầu Sở Tư pháp hủy hợp đồng cho tặng và việc công chứng di chúc của bà Đào với lý do ngày 22/12/1995, UBND TPHCM đã ra quyết định (QĐ) số 69632-QĐ-UB xác định sở hữu nhà nước với tầng trệt của căn nhà. Nhưng ngày 2/12/2008 và ngày 3/7/2009 Sở Tư pháp TPHCM ban hành hai công văn số 3790/STP-BTP và 1880/STP-BTP trả lời Sở Xây dựng khẳng định: Toàn bộ giấy tờ công chứng được làm đúng trình tự và hợp pháp, không thể hủy bỏ hoặc làm vô hiệu.
Trên cơ sở QĐ 69632 năm 1995, ngày 5/6/2012, UBND TP ra QĐ số 2928/QĐ-UB thu hồi tầng trệt căn nhà. Trước đó ngày 13/9/2010 Sở Xây dựng TPHCM ban hành văn bản về việc kiểm kê thu hồi tầng trệt nhà 110 Cao Thắng theo chỉ đạo của UBND TP.
Sau đó bà Hạnh khởi kiện yêu cầu tòa hủy hai QĐ 69632, 2928 và văn bản của Sở Xây dựng nêu trên vì cho rằng trái luật, vi phạm quyền sở hữu hợp pháp của bà. Từ đây vụ việc trở nên phức tạp, án chồng án, nên tòa phải tạm đình chỉ vụ tranh chấp dân sự, giải quyết vụ kiện hành chính trước.
Theo bà Hạnh, QĐ số 69632 năm 1995 không được tống đạt mà mãi 17 năm sau, khi tham gia vụ án dân sự bà mới biết và trong hồ sơ vụ kiện không có bản chính mà là bản photo không có chứng thực. Phía bà Hạnh còn chỉ ra ba điểm bất thường của QĐ này…
Con kiến thắng kiện củ khoai
Sau nhiều lần phải hoãn xử để bổ sung nhiều vấn đề khác nhau, tại phiên xử ngày 15/1/2015, TAND TPHCM đã tuyên bác QĐ số 2928/QĐ-UB ngày 5/6/2012 của UBND TPHCM về việc thu hồi tầng trệt căn nhà. Đối với QĐ số 69632 năm 1995 thì tòa kiến nghị Chính phủ, UBND TPHCM, Bộ Xây dựng, Bộ Công an đánh giá, xem xét lại tính hợp pháp vì bà Hạnh đã hết thời hiệu khởi kiện. Tòa cũng tuyên bác yêu cầu của bà Hạnh về việc hủy văn bản của Sở Xây dựng TPHCM vì nó không chứa nội dung của một QĐ hành chính.
Bản án sơ thẩm nhận định, về hình thức QĐ số 69632 năm 1995 do UBND TP ban hành là không đúng vì ghi sai tên của mẹ bà Hạnh. Việc trên QĐ có chữ ký photo của người kí ban hành thời điểm đó là Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Viết Thanh là trái quy định, không có hiệu lực pháp luật. Về nội dung, theo các tài liệu và chứng cứ thì phần diện tích 640m2 tầng trệt ngôi nhà trước kia cha bà Hạnh là ông Tư cho mượn để làm nhà in, ông không dùng giá trị đất để góp vốn mà chỉ góp phần giá trị xây dựng nhà. Thực tế tầng trệt là một khối thống nhất không thể tách rời với toàn bộ ngôi nhà và cũng chỉ có một lối đi chung từ đó lên các lầu trên.
Video đang HOT
“Số phận” căn nhà vẫn lơ lửng
Trong QĐ thành lập công ty in hợp doanh trước kia cũng không đề cập gì đến diện tích đất 640m2 nên UBND TPHCM không thể xác lập sở hữu nhà nước được. Trong khi năm 1991 ông Tư đã làm thủ tục giao căn nhà hợp pháp cho bà Đào để bà được hưởng thừa kế hợp pháp như ngày nay.
Theo tòa, tất cả thủ tục này đến nay vẫn còn nguyên giá trị pháp lý, chưa bị cơ quan thẩm quyền bãi bỏ. Như vậy từ thời điểm năm 1991 ông Tư không còn quyền định đoạt gì đối với căn nhà mà nó thuộc sở hữu hợp pháp của bà Hạnh. Do đó việc ông Tư từng có đề nghị được ưu tiên mua lại tầng trệt cũng không có cơ sở. Tuy nhiên do bà Hạnh không còn thời hiệu khởi kiện QĐ này nên tòa không thể tuyên hủy mà tòa đã kiến nghị các cơ quan nói trên xem xét lại quá trình ban hành QĐ.
Đối với QĐ số 2928 năm 2012 ban hành dựa trên QĐ số 69632 năm 1995 và kiến nghị trong kết luận của Thanh tra TPHCM năm 2010 để thu hồi là chưa đúng theo Điều 5, Nghị quyết 755 (năm 2005) của UB Thường vụ Quốc Hội và Điều 4,5 Nghị định 127 (năm 2005) của Chính phủ. Vì thực tế UBND TPHCM chưa thực hiện một số vấn đề liên quan như: Chưa kiểm kê; chưa giải quyết vấn đề lối đi chung, ranh đất; Chưa tính toán giá trị còn lại… UBND TPHCM cũng chưa làm thủ tục quản lý nhà, chưa bố trí người ở, chưa nói rõ là thu hồi cả diện tích nhà đất hay chỉ thu hồi vật liệu kiến trúc. Trong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với toàn bộ căn nhà của bà Hạnh còn nguyên giá trị và ở trên lầu gia đình không còn lối đi nào khác. QĐ số 2928 năm 2012 cũng chưa tuân thủ hình thức khi áp dụng quy định tại Nghị định 111/CP ngày14/4/1977 của Hội đồng Chính phủ đã hết hiệu lực kể từ ngày 1/7/1991…
Từ những bất hợp lý phân tích ở trên thì cuối cùng HĐXX TAND TPHCM đã hủy QĐ này, tuyên bố việc thu hồi tầng trệt căn nhà của UBND TPHCM của bà Hạnh là sai.
Ông Nguyễn Văn Kiêng (đại diện theo ủy quyền cho bà Lê Thị Mỹ Hạnh) cho biết, các chứng cứ trong vụ án hai bên đã cung cấp đầy đủ, không còn lý do gì tòa cứ kéo dài vụ án nhì nhằng khiến ông thiệt hại về kinh tế. Bởi khi tòa chưa giải quyết dứt điểm thì “số phận” căn nhà vẫn treo lơ lửng, dù đó là tài sản hợp pháp của bà Hạnh.
Công Quang
Theo Dantri
Thách thức quản lý hàng triệu tỷ đồng vốn nhà nước
Câu chuyện thành lập một cơ quan chuyên trách độc lập thực hiện quyền chủ sở hữu tách khỏi chức năng quản lý nhà nước để quản lý hiệu quả phần vốn nhà nước tại các DNNN và cải thiện quản trị DNNN ngày càng trở nên nóng bỏng.
Vấn đề là mô hình phù hợp cho cơ quan chuyên trách này hiện chưa có được sự thống nhất từ các bộ, ngành và ngay bản thân các DNNN.
Hàng triệu tỷ đồng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp
Theo ông Phạm Quốc Trung, Phó Ban phụ trách Ban Doanh nghiệp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), thực tiễn đang đòi hỏi cần nhanh chóng hoàn thiện một nghị định mới với những cơ sở pháp lý cụ thể về mô hình cơ quan thực hiện quản lý phần vốn nhà nước tại các DNNN - khu vực trọng yếu đang nắm giữ phần lớn tài sản của Nhà nước.
Hiện Nhà nước đang đầu tư một khối lượng rất lớn vốn và tài sản vào sản xuất - kinh doanh tại các doanh nghiệp. Chỉ tính riêng số liệu của 781 doanh nghiệp 100% sở hữu Nhà nước năm 2014 thì tổng tài sản đã lên tới 3,105 triệu tỷ đồng, trong đó tập đoàn, tổng công ty và công ty mẹ - con chiếm 90%. Vốn chủ sở hữu là 1,233 triệu tỷ đồng, trong đó tập đoàn chiếm 65%, tổng công ty chiếm 25,2%, khối công ty mẹ - con chiếm 2,3%. Nếu tính toàn bộ các doanh nghiệp có 100% và trên 50% sở hữu Nhà nước thì tổng nguồn vốn kinh doanh, hay tổng tài sản lên đến 5,408 triệu tỷ đồng.
"Kinh nghiệm trước đây đã cho thấy, thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả, thậm chí tham nhũng, tiêu cực, vi phạm pháp luật là do quản lý, giám sát của chủ sở hữu Nhà nước không tốt, không rõ trách nhiệm. Vì vậy, yêu cầu đặt ra hiện nay là phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát, quản trị DNNN, thông qua việc bổ sung các quy định về quản trị DNNN, đặc biệt là bộ máy thực hiện quyền chủ sở hữu tại các doanh nghiệp này", ông Trung nói.
Đề xuất lập cơ quan ngang bộ độc lập để quản lý
Nghị định số 99/2012/NĐ-CP về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước đối với DNNN và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp về nguyên tắc đã hết hiệu lực do không còn căn cứ pháp luật.
Với trọng trách được giao xây dựng nghị định mới về cơ quan đại diện chủ sở hữu quản lý phần vốn nhà nước tại các DNNN, ông Trung cho biết, CIEM đang tập trung xây dựng theo hướng chỉ có một cơ quan đại diện tại mỗi DNNN, thay vì nhiều đầu mối quản lý với chức năng thiếu rõ ràng, thiếu tách bạch và chồng chéo như hiện nay.
"Về cơ cấu tổ chức của cơ quan đại diện chủ sở hữu, quan điểm của CIEM là Chính phủ thành lập cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu đối với DNNN và phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, phù hợp với quy định pháp luật và lộ trình tái cơ cấu, sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN đến năm 2020. Cơ quan này dự kiến có tên gọi là Uỷ ban Đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Còn các cơ quan nhà nước khác chỉ thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước theo ngành, lĩnh vực, địa bàn trên cơ sở chức năng quản lý", ông Trung cho hay.
Theo mô hình này, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước quy mô lớn sẽ được chuyển từ bộ chủ quản quản lý ngành như hiện nay về dưới sự quản lý thống nhất của Ủy ban Đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp, còn các DNNN kinh doanh khác sẽ chuyển về cho Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) quản lý. Đối với các DNNN địa phương, công ích, quốc phòng, an ninh, vẫn do UBND cấp tỉnh, bộ quản lý ngành, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an làm đại diện chủ sở hữu. Đối với các doanh nghiệp đặc thù là các ngân hàng thương mại, vẫn do Ngân hàng Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu để đảm bảo an ninh, an toàn, phòng ngừa rủi ro tài chính quốc gia.
Được và mất từ mô hình quản lý mới
TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM chia sẻ: "Sẽ có nhiều điểm "được" và "mất" trong mô hình mới. Theo đó, về mối quan hệ trực tiếp, thân thuộc giữa doanh nghiệp với bộ máy nhà nước có thẩm quyền phân bổ nguồn lực quốc gia, sự hỗ trợ khi doanh nghiệp gặp khó khăn chắc chắn sẽ giảm và dần mất đi. Đổi lại, sẽ tăng được hiệu quả, hiệu lực quản lý giám sát vốn nhà nước, đặc biệt là cải thiện công tác quản trị, vốn là điểm rất yếu của các DNNN hiện nay".
Xung quanh mô hình mới nêu trên, có một số ý kiến băn khoăn về năng lực bộ máy, tính khả thi trong quản lý thống nhất, cũng như hiệu quả thực hiện. Thậm chí, có ý kiến cho rằng, lập thêm một cơ quan ngang bộ thì khó thực hiện chức năng quản lý, bởi không thể điều hành như các bộ, vì vậy chỉ nên để tương đương ở cấp tổng cục trong một bộ.
Đại diện Bộ Giao thông Vận tải đồng tình với quan điểm cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu đối với DNNN và phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nên trực thuộc Chính phủ, song cho rằng, cần thảo luận sâu về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan này.
"Bộ máy này sẽ hoạt động như thế nào để tránh cồng kềnh? Đồng thời, khi cơ quan này ra đời, tất cả bộ, ngành cần có giám sát theo chuyên ngành của mình", đại diện Bộ Giao thông Vận tải nhấn mạnh.
Ông Trần Tiến Cường, nguyên Trưởng Ban Đổi mới doanh nghiệp (CIEM) thì bày tỏ băn khoăn về nguy cơ thiếu cán bộ và cơ sở pháp lý có thể ảnh hưởng tới hiệu lực quản lý.
"Địa vị pháp lý của cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước phải thật sự rõ ràng, phải khác cơ quan hành chính nhà nước. Cán bộ chuyển dịch từ các bộ thì có thể huy động, không cần đào tạo, song phải có một cơ chế chọn lựa những người có năng lực, đồng thời quyền lợi và động lực phải khác công chức nhà nước mới có thể phát huy tác dụng của cơ quan này", ông Cường kiến nghị.
Trước nhiều ý kiến băn khoăn về mô hình cơ quan chuyên trách, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông cho rằng, vấn đề đặt ra bây giờ không phải là không làm, mà phải là làm như thế nào.
"Vấn đề này được Chính phủ đặc biệt quan tâm chỉ đạo, đốc thúc, đặc biệt là Phó Thủ tướng phụ trách về đổi mới doanh nghiệp. Chủ trương đã quyết, Chính phủ quyết tâm sẽ triển khai, không có chuyện bàn lùi. Vì vậy, lắng nghe ý kiến về các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện từ phía các bộ chủ quản và doanh nghiệp là việc cần làm hiện nay. Các doanh nghiệp cũng cần đặt mình vào sự quản lý của cơ quan chuyên trách mới để kiến nghị, đề xuất giải pháp", Thứ trưởng Đông nhấn mạnh.
TS. Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Sau khi có cơ quan chuyên trách độc lập đại diện sở hữu vốn nhà nước, dự kiến trực thuộc Chính phủ, thì lãnh đạo các tập đoàn và tổng công ty nhà nước hiện nay sẽ thế nào? SCIC sẽ làm gì và vai trò của các địa phương ra sao? Nếu các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh vẫn do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quản thì có cơ chế nào giám sát để tránh tiêu cực, đảm bảo công bằng?
Một vấn đề khác cũng phải tính tới tiến trình cổ phần hóa DNNN chưa triển khai đúng theo kế hoạch thì cơ quan chuyên trách sẽ thực hiện việc quản lý và đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước như thế nào? Đây là những vấn đề cần được làm rõ.
Đại diện Bộ Công thương:
Nếu thành lập ngay cơ quan chuyên trách thì liệu có phải tạm dừng kế hoạch cổ phần hóa các DNNN trực thuộc quản lý của các bộ không, vì thời gian chuyển giao doanh nghiệp về dưới sự quản lý của một cơ quan khác mất nhiều thời gian. Ví dụ, đối với trường hợp của Bộ Công thương, để chuyển giao được 1 công ty về SCIC mất ít nhất 6 tháng, với điều kiện là tài sản minh bạch, nếu có vấn đề tồn tại thì còn lâu hơn.
Ngoài ra, cũng cần xem xét và đánh giá tác động tổng thể về việc thành lập cơ quan chuyên trách, sau khi thành lập có quản lý tổng thể không, hay chỉ quản lý vốn, còn lại nhân sự, tài chính vẫn là do các bộ khác quản lý như Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội...
Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính:
Nếu lập cơ quan chuyên trách thì cần xem xét thực tế có tổng công ty thuộc địa phương, có doanh nghiệp vẫn thuộc bộ chuyên ngành quản lý để thống nhất việc chuyển giao, tránh mang tính tạm bợ. Bên cạnh đó, cần làm rõ, nếu để doanh nghiệp dịch vụ công ích vẫn thuộc quản lý của bộ chuyên ngành thì phải thiết kế mối quan hệ giữa các cơ quan chức năng này với nhau sao cho tách bạch được quyền sở hữu và chức năng quản lý trong quan hệ hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.
Một thực tế cũng cần xem xét là giai đoạn 2016 - 2020, số lượng DNNN không còn nhiều, quá trình cổ phần hóa DNNN cũng giảm dần và kết thúc, thì phạm vi quản lý của cơ quan chuyên ngành như thế nào?
Hiếu Minh
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Di dời 9 container bít nhiều công ty, nhà hàng Công ty cổ phần tập đoàn Đức Bình đã di dời toàn bộ 9 container, trả lại sự thông thoáng cho tuyến đường Cao Thắng (Q.10, TP.HCM). 9 container xếp thành một dãy dài choáng hết vỉa hè đường Cao Thắng, vào ngày 11.3 - Ảnh: Đức Tiến Trước đó, rạng sáng 11.3, đại diện Công ty cổ phần tập đoàn Đức Bình...