10 món không thể bỏ qua khi du lịch Nhật Bản
Nhật Bản là một đất nước có nhiều loại đặc sản từ những món ngon nhất đến những món khó ăn nhất trên thế giới. Sau đây, diendanamthuc xin giới thiệu 10 món ngon không thể bỏ qua khi đến Nhật Bản.
1. Ishikari nabe ở Hokkaido
Ishikari Nabe là lẩu miso cá hồi phiên bản Nhật, súp đa phần được làm từ miso và có nhiều loại rau củ trong đó. Món ăn có nguồn gốc ở Hokkaido, miền bắc Nhật Bản, nơi mà khí hậu vào mùa đông cực lạnh. Nguyên liệu chính của món lẩu là những lát phi lê cá hồi tươi ngon, khoai tây, hành tây, bắp cải, và đôi khi là trái bơ được thêm vào làm cho món ăn thêm phần độc đáo và ngon miệng hơn.
2. Mỳ ramen ở Sapporo
Thành phố Sapporo là một trong những điểm đến về Ramen nổi tiếng nhất Nhật Bản và được biết đến là nơi khai sinh mì Miso Ramen. Miso Ramen của Sapporo thu hút thực khách bởi vị beo béo đậm đà với thịt heo băm, thêm chút thơm thảo của gừng và tỏi rắc bên trên.
3. Yudofu ở Kyoto
Du lịch Nhật Bản qua những món ăn nổi tiếng thì chắc chắn không thể bỏ qua Kyoto với món Yudofu. Thực chất đây là món “đậu phụ luộc” quen thuộc. Nhưng “đậu phụ luộc” của Kyoto lại hoàn toàn khác với Việt Nam hay Trung Quốc, bởi cách nấu đặc biệt cầu kỳ và các món ăn kèm hài hòa.
Người Kyoto lại chế biến món ăn này rất cầu kỳ, họ ninh đậu trong một nồi nước hầm đặc biệt, khi đậu chín và ngấm gia vị họ sẽ rắc thêm rau và tảo bẹ lên trên. Khi ăn thì dùng kèm với 2 loại gia vị là yuzu kosho và ponzu.
Video đang HOT
4. Sanuki udon ở Kagawa
Sanuki Udon độc đáo bởi sợi mì có kết cấu dẻo dai, mềm mịn và thơm mùi lúa mì đặc trưng được trồng tại vùng Sanuki. Sợi mì Sanuki Udon cũng mang hình dạng sợi vuông dài, có độ dày khoảng 4-4,8mm.
5. Edomae sushi ở Tokyo
Đặc sản của quê hương Tokyo là món sushi được cuốn bằng tay. Vịnh Tokyo ngày xưa được gọi là “Edomae” (kiểu Tokyo) và người ta sử dụng hải sản được đánh bắt tại đây để làm nguyên liệu cho món ăn của mình.
6. Miso katsu ở Nagoya
Tonkatsu là món ăn được du nhập từ châu Âu sang Nhật vào cuối những năm 1800. Và nay, nó lại trở thành môt món ăn nổi tiếng không thể không kể đến của người Nhật. Những miếng thịt heo được rán giòn rụm trong chảo dầu nóng, chiên xù tới độ giòn tan và ánh lên màu vàng nâu hấp dẫn, sau đó, nó lại được phủ lên lớp nước sốt ngọt thơm và cay dịu. Miso katsu cũng chính là món tonkatsu khi ăn cùng nước sốt miso. Đây chính là loại nước sốt có vị ngọt, nhưng lại mang nét gì đó rất nghệ thuật mà mỗi nhà hàng katsu miso đều có công thức bí mật riêng của mình để làm say lòng các tín đồ ẩm thực.
7. Takoyaki ở Osaka
Dù chỉ là một món ăn đường phố, Takoyaki được xem như biểu tượng của ẩm thực Osaka – thành phố được mệnh danh là “nhà bếp” của Nhật Bản. Có hẳn một bảo tàng dành riêng cho món ăn chơi hấp dẫn này ở Osaka.
8. Champon ở Nagasaki
Champon hay còn gọi là Chanpon là món mì đặt sản của thành phố ẩm thực Nagasaki, Nhật Bản. Lấy nguồn cảm hứng từ ẩm thực Trung Quốc,nó cũng là một dạng mì của Nhật liên kết ẩm thực với đất nước trung tâm của thế giới, Champon dùng nguyên liệu chính là mì Ramen thức ăn kèm theo thường là thịt heo chiên,hải sản và rau quả với mỡ lợn hoặc có thể nấu nước dùng bằng thịt gà hoặc xương lợn được thêm vào. Không giống với các loại mì ramen khác,tùy thuộc vào vùng miền và thời tiết trong năm nên mì Champon có các hương vị và thành phần khác nhau.
9. Okonomiyaki ở Hiroshima
Okonomiyaki là món ăn sử dụng bột mì đã hòa trộn các nguyên liệu hải sản và rau vào nước, rồi nướng trên một bàn nướng Teppan, sau đó chấm với nước sốt để ăn. Có hai loại Okonomiyaki nổi tiếng ở hai vùng khác nhau: đó là Okonomiyaki vùng Kansai – là loại bánh xèo được chế biến bằng cách trộn đều bột mì với các nguyên liệu rồi đem nướng, và Okonomiyaki vùng Hiroshima – loại bánh được xếp lên bàn nướng mà không trộn bột với nguyên liệu.
10. Chanpuru ở Okinawa
Món ăn này không phổ biến ở Tokyo hay khắp nước Nhật mà chỉ phổ biến ở vùng biển Okinawa bởi vì sự ảnh hưởng từ lịch sử, nó được học hỏi từ món ăn của Hải quân Mỹ trong thế chiến thứ II. Chanpurru mà món ăn của vùng Okinawa gợi nhớ cho bạn về món ăn “có cái gì đó được trộn và bới tung lên” tạo nên một hỗn hợp ngon miệng bắt mắt có mùi hương mãnh mẽ không thể nào cưỡng lại được và nó cũng là tượng trưng cho con người và văn hóa quật khởi của vùng đất Okinawa đáng tự hào.
Mỳ ramen, đậm nét hương vị Nhật
Mỳ ramen, một loại mỳ gắn liền với lịch sử của đất nước mặt trời mọc. Đây là loại mỳ mang phong cách ăn rất đặc biệt của người Nhật.
Người ta thường thích ăn loại mỳ này tại các quán nhỏ trong những tiếng húp và nuốt ồn ào của những người xung quanh. Nào cùng Diễn đàn ẩm thực khám phá món mỳ đặc biệt này nhé!
Ở Nhật có 3 loại mỳ: soba, udon và ramen. Trong đó, ramen là loại mỳ nổi tiếng nhất, được làm theo kiểu Trung Quốc và ăn với nước dùng nóng, các lát thịt heo xá xíu và rau.
Ramen gắn liền với lịch sử đất nước mặt trời mọc. Nó là món ăn của người nghèo và của thời buổi khan hiếm. Ramen đã nuôi sống biết bao thế hệ sinh viên, thâm chí ngay thời nay, nếu hỏi một đứa bé muốn ăn gì thì câu trả lời thường là "mỳ ramen".
Mỳ ramen xuất hiện ở Nhật vào nửa sau thế kỷ 19 ở các hải cảng, nơi có nhiều người Trung Quốc đến lập nghiệp. Chính họ đã đưa món mỳ ramen vào Nhật. Nhưng món mỳ ramen chỉ thực sự được nhiều người Nhật ưa thích từ sau thế chiến II, sau khi xuất hiện trong phim Hương vị cơm ăn với nước chè xanh (1952) của Yasujiro Ozu. Và mỳ ramen lại càng phổ biến hơn nhờ sự xuất hiện của loại mỳ ăn liền đựng trong cốc làm bằng bìa cứng, được tung ra thị trường vào năm 1970.
Có rất nhiều tạp chí, chương trình truyền hình, trang web hay sách chuyên bàn về món mỳ này, giới thiệu các món mỳ đặc biệt và cả cách làm nó nữa. Đặc biệt hơn, thành phố Yokohama còn dành cho món mỳ này cả một bảo tàng về nó.
Khi đói bụng, để không tiêu quá nhiều tiền hay cần một món ăn nóng sau một tối nhậu say người Nhật sẽ không ăn sushi hay các món ăn cầu kỳ, mà ăn một tô mỳ ramen. Các tiệm mỳ ramen hiện diện gần như ở khắp nơi: có đến hơn 4.000 tiệm ở Tokyo và hơn 200.000 tiệm ở cả nước Nhật.
Muốn ăn một tô mỳ ramen ngon nhất, thực khách hãy chọn các quán cóc với những chiếc ghế đẩu thô sơ. Thông thường, người chủ tiệm tự làm các tô mỳ rồi dọn cho khách. Theo những người sành ăn, cái ngon của tô mỳ ở cả trong nước lèo nấu bằng xương heo.
Để thưởng thức mỳ ramen, phải thích cái không khí và sự chung đụng của các quán nhỏ, phải thích tiếng húp, nuốt ồn ào của các người ăn, điều mà người châu Âu vốn cho là thô tục. Nhưng ở Nhật mọi tầng lớp xã hội đều ăn mỳ như thế cả, thỉnh thoảng mới nghe vài câu nói ngắn, vì mọi người đến đó không phải để trò chuyện.
Khuôn mặt của người ăn thường biến mất sau tô mỳ, được nâng lên đến tận miệng để không một giọt nước lèo hay một sợi mỳ nào bị rơi xuống đất. Nó chỉ hiện ra trở lại sau khi tô mỳ sạch bóng được trả lại cho chủ quán. Rất hài lòng, người vừa ăn xong mỉm cười khoái trá.
Tất cả những điều vừa miêu tả đúng là không mấy "thanh lịch", nhưng đối với đa số người Nhật, phải ăn mỳ như thế thì mới ngon.
Lẩu giấy cá nóc giá 2 triệu đồng Cá nóc đã chế biến nhập khẩu từ Nhật Bản, được phục vụ bằng lẩu giấy, ăn kèm rau củ và các loại nấm. Lẩu cá nóc được bán tại một nhà hàng sushi trên đường Tôn Thất Thiệp, đặc biệt được nấu theo hình thức lẩu giấy Nhật Bản. Đây là loại lẩu không có nồi, sử dụng loại giấy trong nghệ...