10 mẹo nhỏ giúp loại bỏ tất cả các loại sẹo và chữa lành da
Để loại bỏ sẹo cần rất nhiều thời gian và sự kiên nhẫn. Tuy nhiên, nếu áp dụng những phương pháp dưới đây việc chữa lành da của bạn sẽ được đẩy nhanh hơn.
Do đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hoá, giấm táo được sử dụng rộng rãi như một chất tẩy rửa tự nhiên và chất làm se. Nó sẽ không giúp bạn thoát khỏi những vết sẹo cũ hoàn toàn, nhưng nó chắc chắn sẽ làm giảm chúng đáng kể để không gây chú ý. Để chống lại chứng viêm và mẩn đỏ, kết hợp giấm táo và mật ong tươi, bôi lên các vết sẹo và rửa lại sau 10 phút.
Sử dụng giấm táo và mật ong có thể làm mờ vết sẹo.
Nếu bạn có vết sẹo phì đại và sẹo lồi, bạn cũng có thể thử một số băng cá nhân. Băng cá nhân có chứa chất dưỡng ẩm da và bảo vệ da bị sẹo khỏi vi khuẩn. Kết quả là mô sẹo láng và mềm hơn. Bạn có thể bắt đầu sử dụng miếng băng dán 2 tuần sau khi vết thương lành lại (12-24 giờ một ngày trong ít nhất 2 tháng).
Vaseline
Theo các nghiên cứu, sử dụng Vaseline đã được chứng minh là cách điều trị hiệu quả và đáng tin cậy khi được so sánh với các loại kem và serums đắt tiền. Sử dụng 3 lần mỗi ngày, trong khoảng từ 1 đến 3 tuần, Vaseline giúp giữ độ ẩm cho da của bạn, vì vậy mà sẹo sẽ bớt khô nứt và thô ráp. Sử dụng tốt nhất cho sẹo teo, sẹo thủy đậu, sẹo mụn và vết rạn da.
Vitamin C
Điều này có vẻ sẽ gây ngạc nhiên, nhưng đó là vitamin C có thể dần dần cải thiện vết sẹo chứ không phải vitamin E như nhiều người trong chúng ta vẫn tin. Để thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen, da của chúng ta cần vitamin C. Vitamin C cũng giúp cải thiện độ đàn hồi của da, làm giảm mẩn đỏ và thúc đẩy quá trình lành vết thương.
Xoa bóp
Hãy xoa bóp vùng bị sẹo với kem dưỡng da. Nếu bạn nhẹ nhàng massage vết sẹo trong 15-30 giây vài, làm vài lần trong ngày, nó sẽ giúp phá vỡ các dải collagen dày đặc bên dưới da. Cách này tốt nhất cho sẹo lồi, vết sẹo do mổ lấy thai và các vết sẹo phẫu thuật khác.
Video đang HOT
Tinh dầu (tinh dầu gỗ đàn hương và tinh dầu hoa oải hương)
Tinh dầu thúc đẩy tổng hợp collagen và mang nhiều đặc tính như khử khuẩn kháng viêm, giúp cho phần da bị giãn co lại và làm lành vết thương. Đặc biệt là tinh dầu gỗ đàn hương và hoa oải hương có thể hỗ trợ quá trình lành vết thương và tái tạo da nếu được sử dụng thường xuyên. Thường xuyên xoa bóp tinh dầu tại chỗ sẹo và theo dõi vết sẹo dần dần mờ đi. Sử dụng tốt cho mọi loại sẹo.
Nếu bạn muốn giúp vết sẹo trên da mau lành, tốt nhất là đừng bao giờ để bị ảnh hưởng bởi tia cực tím. Tia cực tím sẽ làm chậm quá trình tái tạo và tạo ra sắc tố, gây ra các đốm đen và sự đổi màu trên da. Luôn luôn sử dụng kem chống nắng bạn với SPF 15 hoặc cao hơn. Có thể sử dụng tốt nhất cho tất cả các loại sẹo và đặc biệt là sẹo do mụn trứng cá để lại.
Gel lô hội nguyên chất
Lô hội từ lâu đã được sử dụng trong chăm sóc da vì tính chất điều trị tuyệt vời của nó. Lá lô hội có chứa một chất giống giúp thúc đẩy quá trình tái tạo da, có tác dụng chống viêm và sát trùng trên da bị tổn thương.
Chỉ cần lấy lá lô hội tươi, xoa theo vòng tròn trên da. Để dung dịch trong 30 phút và sau đó rửa sạch. Áp dụng hai lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Chiết xuất hành tây
Nhờ đặc tính kháng viêm, chống oxy hóa và kháng khuẩn, gel đắp chiết xuất từ hành tây có thể làm giảm đáng kể bề dày và làm mềm sẹo mà không có tác dụng phụ nào. Sử dụng gel chiết xuất từ hành tây cho sẹo phì đại 3 lần một ngày trong giai đoạn sớm của thời kì hậu phẫu. Sử dụng tốt nhất cho sẹo bỏng, sẹo phì đại do vết cắt phẫu thuật.
Dầu ô liu và dầu dừa
Dầu thực vật tự nhiên có nhiều hiệu ứng trị liệu tuyệt vời. Ví dụ, dầu dừa chứa axit lauric, caprylic và capric, giúp làm lành da bị tổn thương bằng cách kích thích sản xuất collagen. Dầu ôliu giàu các vitamin quan trọng giúp thúc đẩy quá trình chữa lành các vết sẹo mụn, giữ cho làn da được dưỡng ẩm và nuôi dưỡng. Hãy thử xoa bóp vết sẹo bằng dầu ô liu hoặc dừa trong 5-10 phút vài lần một ngày cho đến khi bạn đạt được kết quả mong muốn.
Gợi ý cho bạn những việc có thể làm để ngăn vết thương khỏi sẹo xấu:
- Giữ cho vết thương sạch và ẩm bằng cách dùng kem dưỡng làm ẩm.
- Luôn luôn che vết thương với một miếng băng dính chắc.
- Tránh tiếp xúc quá mức với ánh sáng mặt trời và nhớ dùng kem chống nắng.
- Đừng sử dụng bất kì điều trị gì cho vết thương hở khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
- Đừng bóc vảy vết thương đang lành của bạn.
- Thường xuyên tập thể dục.
Mách bạn cách điều trị bong tróc da do cháy nắng
Da bong tróc là một dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang tự phục hồi, nhưng nó có thể gây khó chịu, ngứa ngáy và mất thẩm mỹ.
Các vết cháy nắng có thể gây mẩn đỏ, sưng tấy, đau nhức và trong trường hợp nặng hơn có thể gây bong tróc da. Da bong tróc là một dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang tự phục hồi, nhưng nó có thể gây khó chịu, ngứa ngáy và mất thẩm mỹ.
Nếu da của bạn bắt đầu bong tróc sau một đợt cháy nắng đặc biệt nghiêm trọng, điều bạn tuyệt đối không nên làm là lột hoặc gãi vùng da bị bong tróc. Theo các bác sĩ, đừng lột da vì có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng hơn. Việc kéo hoặc gãi lớp da bong tróc có thể làm lộ ra lớp da chưa lành bên dưới, lớp da này sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ, nếu không có hàng rào chống vi khuẩn có hại.
Vì vậy, nếu da bị bong tróc, tốt nhất bạn nên để cơ thể tự phục hồi. Da của bạn thường sẽ tự ngừng bong tróc sau khi vết cháy nắng đã lành, mất khoảng một tuần đối với các vết bỏng nhẹ đến trung bình.
Dưới đây là năm mẹo về cách điều trị da bong tróc, cùng với các bước đơn giản mà bạn có thể thực hiện để tránh bị cháy nắng.
1. Chườm lạnh hoặc tắm nước mát
Chườm lạnh hoặc tắm nước mát không chắc chắn ngăn được tình trạng bong tróc da. Tuy nhiên, nếu vết cháy nắng của bạn có cảm giác nóng, sưng tấy và khó chịu, nhiệt độ mát của nước có thể giúp giảm tạm thời triệu chứng. Cần tránh sử dụng xơ mướp và bàn chải cọ khi tắm vì những thứ này có thể kéo theo hoặc kích ứng da bong tróc.
Bạn có thể chườm lạnh tại nhà bằng cách cho đá viên vào túi nhựa. Không bao giờ chườm đá trực tiếp lên vùng da bị cháy nắng vì lạnh quá có thể làm tổn thương da nghiêm trọng hơn và có khả năng làm bong tróc trầm trọng hơn, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi da.
2. Thoa lô hội hoặc kem dưỡng ẩm
Sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp có thể giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi và giảm bong tróc. Nên sử dụng sản phẩm có chứa gel lô hội, vì lô hội có thể giúp dưỡng ẩm làn da của bạn và có các hợp chất chống viêm, có thể làm giảm sưng tấy và thúc đẩy quá trình phục hồi da.
3. Dùng thử mật ong y tế (MediHoney)
Mật ong y tế bạn có thể mua không cần kê đơn tại hiệu thuốc gần nhà. MediHoney khác với những gì bạn mua ở cửa hàng tạp hóa địa phương để làm bánh mì và bánh quy. Hàm lượng đường cao trong mật ong giúp nó trở thành một chất kháng khuẩn hiệu quả, có thể ngăn ngừa nhiễm trùng và thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương. Tuy nhiên, mật ong mua ở cửa hàng có thể chứa nhiều chủng vi khuẩn có khả năng gây nhiễm trùng. Vì vậy, MediHoney vô trùng là lựa chọn an toàn nhất. Bạn có thể áp dụng MediHoney trực tiếp lên vết bỏng hoặc trên một miếng quấn thoáng khí như băng gạc.
4. Uống thuốc chống viêm
Thuốc chống viêm không steroid như aspirin hoặc ibuprofen có thể giúp làm dịu da và giảm một số cơn đau do cháy nắng. Bạn có thể dùng thuốc bằng đường uống hoặc nghiền nát viên aspirin hoặc ibuprofen, trộn chúng với nước để tạo thành hỗn hợp sền sệt sau đó nhẹ nhàng thoa lên vết cháy nắng. Bạn cũng có thể mua các loại kem chống viêm.
5. Tắm bằng bột yến mạch
Keo yến mạch có đặc tính chống viêm có thể làm giảm sưng tấy. Nó cũng giúp da giữ được độ ẩm, hỗ trợ quá trình chữa bệnh. Bột yến mạch dạng keo không giống như bột yến mạch bạn ăn vào bữa sáng, tuy nhiên, bạn có thể sử dụng yến mạch nguyên hạt để làm bột yến mạch dạng keo. Cho một ít yến mạch nguyên hạt chưa nấu chín vào máy xay thực phẩm hoặc máy xay sinh tố và xay thành bột mịn. Cho khoảng 1 cốc vào bồn nước ấm hoặc mát và ngâm mình trong 10-15 phút.
Các biện pháp phòng tránh:
Để tránh tình trạng này bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh bị cháy nắng ngay từ đầu. Một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm là bảo vệ làn da của mình bằng cách đội mũ, mặc áo dài tay, quần dài hoặc giày ôm sát. Cháy nắng xảy ra khi da của bạn tiếp xúc với quá nhiều tia cực tím (UV).
Bằng cách che phủ, bạn có thể ngăn ngừa cháy nắng hoặc bảo vệ vết cháy nắng hiện có khỏi những tổn thương nghiêm trọng hơn.
Dưới đây là một số mẹo khác để ngăn ngừa cháy nắng:
- Sử dụng kem chống nắng có chỉ số ít nhất là SPF 30
- Tránh ánh nắng mặt trời trong giờ cao điểm từ 10h sáng đến 4 h chiều.
- Nếu bạn không có kem chống nắng, hãy đội mũ rộng vành, áo dài tay và quần dài.
- Luôn được bảo vệ ngay cả khi bạn đang ở trong nhà hoặc đang lái xe vì bạn vẫn có thể bị cháy nắng qua cửa sổ./.
Để có làn da đẹp, bạn cần sử dụng kem chống nắng đúng cách Kem chống nắng nên là một phần quan trọng trong quy trình chăm sóc da của bạn. Không chỉ là biện pháp bảo vệ da khỏi bức xạ, tia cực tím gây ung thư da mà kem chống nắng còn là thứ thiết yếu hàng ngày. Mọi người thường có xu hướng chỉ sử dụng kem chống nắng trong mùa hè khi bước...