10 máy bay quân sự phổ biến nhất thế giới
Tạp chí Flighting Global đã xếp loại 10 máy bay quân sự phổ biến nhất thế giới trong đó Mỹ chiếm áp đảo với 7 sản phẩm và 3 do Nga sản xuất.
Đứng đầu trong danh sách là loại trực thăng vận tải đa năng Black Hawk do tập đoàn Sikorsky sản xuất. Black Hawk chính thức đi vào hoạt động trong quân đội Mỹ từ năm 1979, đến nay đã có khoảng 3.600 chiếc được xuất xưởng. Trong đó, quân đội Mỹ có tổng cộng 2.645 chiếc, số còn lại xuất khẩu cho khoảng 23 quốc gia trên thế giới. Ảnh: VPK
F-16 là một tiêm kích bảo vệ không phận xuất sắc do Tập đoàn Lockheed Martin sản xuất. Người ta đưa nó vào hoạt động trong Không quân Mỹ từ năm 1978, từ đó đến nay hơn 2.961 chiếc đã được sản xuất. F-16 có trong biên chế lực lượng không quân 28 quốc gia trên thế giới. Dự kiến dây chuyền sản xuất tiêm kích này sẽ kéo dài đến năm 2017. Ảnh: Dailymail
Đứng thứ 3 trong danh sách là trực thăng vận tải đa năng Mi-8/17 do tập đoàn Mil Mi, Nga, sản xuất. Người ta đưa nó vào hoạt động trong Không quân Liên Xô từ năm 1967. Tính đến nay đã có 2.469 chiếc được xuất xưởng, nó phục vụ trong quân đội 78 nước trên thế giới. Không quân Nga có 518 chiếc, chiếm 21% tổng số sản xuất. Ảnh: Telegraph
Bell UH-1 là loại trực thăng chủ lực cho chiến thuật “trực thăng vận” mà Mỹ áp dụng trong chiến tranh Việt Nam. Khoảng hơn 16.000 chiếc đã được sản xuất trong đó có 1.845 chiếc đang hoạt động. Trực thăng UH-1 đang phục vụ trong 36 quốc gia trên thế giới. Ảnh: Airliners
Video đang HOT
Tiêm kích trên hạm F/A-18 do tập đoàn Boeing sản xuất đứng vị trí thứ 5 với 1.575 chiếc đang hoạt động. F/A-18 là loại tiêm kích chủ lực của hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ với 1.165 chiếc đang hoạt động. Ngoài ra, F/A-18 còn phục vụ trong không quân 7 quốc gia trên thế giới. Ảnh: FAS
C-130 là loại máy bay vận tải hạng trung duy nhất có mặt trong danh sách 10 máy bay quân sự phổ biến nhất thế giới. Loại máy bay này đã phục vụ trong quân đội 64 quốc gia trên thế giới với 1.143 chiếc đang hoạt động. Không quân Mỹ có 549 chiếc trong biên chế. Ảnh: Gopixpic
Các chuyên gia quân sự đánh giá trực thăng tấn công AH-64 Apache là một chuẩn mực cho chiến thuật chống tăng bằng trực thăng. 1083 chiếc đang hoạt động giúp nó chiếm vị trí thứ 7 trong danh sách. AH-64 phục vụ trong quân đội 12 quốc gia trên thế giới, trong đó quân đội Mỹ có 756 chiếc. Ảnh: Wallpaper
Trực thăng tấn công Mi-24/35 đứng thứ 8 trong danh sách với 897 chiếc đang hoạt động. Trực thăng này phục vụ trong quân đội 54 quốc gia trên thế giới. Không quân Nga đang có khoảng 310 chiếc trong biến chế. Ảnh: Airliners
Trực thăng vận tải hạng nặng CH-47 Chinook đứng thứ 9 với 882 chiếc đang hoạt động. Nó được xem là cần cẩu di động vận chuyển những trang thiết bị quân sự đến những căn cứ xa xôi. Không quân Mỹ có 534 chiếc trong biến chế, 348 chiếc khác phục vụ trong quân đội 16 quốc gia trên thế giới. Ảnh: Wikipedia
Đứng cuối cùng trong danh sách là tiêm kích đánh chặn hạng nặng tầm xa Su-27/30 Flanker với 872 chiếc đang hoạt động. Su-27 có tốc độ nhanh, tầm bay xa, tải trọng vũ khí lớn cùng với đặc tính bay ưu việt đưa nó trở thành một trong những tiêm kích thế hệ 4 hàng đầu thế giới. Không quân Nga đang có 326 chiếc trong biên chế, số còn lại phục vụ trong quân đội 15 quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Ảnh: Airliners
Su-27 và F-15 là một trong những tiêm kích chủ lực của Không quân Nga và Mỹ
Theo NTD
Giải pháp biến Black Hawk thành trực thăng vũ trang mạnh mẽ
Ông Sagiv Aharon, một cựu lính dù Israel đã đưa ra ý tưởng trang bị cho trực thăng vận tải một trạm vũ khí điều khiển từ xa.
Các trực thăng vận tải quân sự làm nhiệm vụ vận chuyển, sơ tán binh lính thường rất dễ bị tổn thương bởi hỏa lực mặt đất, đặc biệt là các súng trường cá nhân và súng phóng lựu RPG. Mặc dù lớp giáp có sẵn có thể bảo vệ phi hành đoàn và các hệ thống quan trọng nhưng các trực thăng vận tải thường phải hủy bỏ việc hạ cánh trong những "khu vực đổ quân nóng" để tránh rủi ro.
Hầu hết các lực lượng quân đội không có phi đội máy bay chiến đấu và trinh sát đủ lớn để hỗ trợ trực thăng làm nhiệm vụ sơ tán thương binh. Do đó, họ có thể phải chịu thiệt hại khi thực hiện nhiệm vụ này do thiếu sự hỗ trợ, thậm chí là hủy bỏ nhiệm vụ. Những điều đó đều gây tổn hại cho tính mạng binh lính. Nhằm khắc phục điểm yếu này, ông Sagiv Aharon, một cựu lính dù, đồng thời là một kỹ sư cơ khí giàu kinh nghiệm của Israel đã đưa ra ý tưởng trang bị cho trực thăng vận tải một trạm vũ khí điều khiển từ xa.
Trạm vũ khí RWS sẽ nâng cao sức mạnh phòng vệ và tấn công cho các trực thăng vận tải như UH-60 Black Hawk.
Trạm vũ khí này sẽ giúp trực thăng vận tải có khả năng áp chế hỏa lực một cách hiệu quả, từ đó giảm sự phụ thuộc chi viện hỏa lực từ các máy bay chiến đấu cánh cố định. Mô hình của trạm vũ khí điều khiển từ xa đang được phát triển và theo dự kiến ban đầu sẽ được trưng bày trong gian hàng vũ khí của Israel tại triển lãm Eurosatory 2014 tổ chức tại Paris.
Trạm vũ khí điều khiển từ xa (RWS) có đầy đủ tính năng như một robot nhỏ gọn đang được phát triển để sử dụng trên các trực thăng vận tải quân sự như UH-60, S-70. Theo ông Ahoron, các trực thăng hỗ trợ tấn công khác như NH90, EC-725, Super Puma hoặc AW-149/159 sẽ cần vài sửa đổi nhỏ để có thể tích hợp hệ thống này.
RWS sẽ rất có ích cho UH-60 trong nhiệm vụ sơ tán thương binh và các hoạt động đặc biệt. RWS có thể gắn vào bất kỳ trực thăng UH-60/S-70 hoặc luân chuyển giữa các trực thăng theo yêu cầu hoạt động.
Ảnh đồ họa RWS được đưa ra khỏi khoang hàng hóa để gắn dưới bụng trực thăng trong nhiệm vụ tấn công và chi viện hỏa lực.
RWS được trang bị tích hợp cảm biến quang-điện (EO), chúng được kết nối vào buồng điều khiển thông qua một màn hình cảm ứng của máy tính bảng. RWS có thể được điều khiển bởi phi công hoặc một thành viên khác của phi hành đoàn.
RWS hoạt động trên nền tảng chuyển động 6 trục cho phép cảm biến EO và pháo Bushmaster 25mm có thể theo dõi các mục tiêu di chuyển, khóa mục tiêu và tấn công. Cảm biến EO đa quang phổ được sử dụng để điều khiển hỏa lực và kết hợp với các hệ thống cảm biến phát hiện hỏa lực của đối phương (sẵn có trên trực thăng hoặc gắn trên giá)
RWS kết hợp một pháo hạng nhẹ ATK 25mm Bushmaster cơ số 400 - 2.000 viên đạn. Pháo có thể quay 210 độ, góc nâng nòng pháo từ 5-85 độ nó có thể tấn công bất kỳ mục tiêu nào trong tầm quan sát mà không phụ thuộc vào góc vận động của trực thăng.
Toàn bộ hệ thống nặng khoảng 500kg được đóng gói trong container có kích thước 1,2x12x1,3 mét. RWS có thể đưa vào hay lấy ra khỏi trực thăng chỉ trong vài phút. Trong trường hợp khẩn cấp, trạm vũ khí có thể bắn từ cửa lên xuống của trực thăng mà không cần bất kỳ sửa đổi nào về khung máy bay.
Theo ông Aharon, RWS chỉ chiếm 1/3 không gian khoang chở quân của trực thăng được bố trí ngay cửa lên xuống mà không ảnh hưởng nhiều đến trọng lượng và cân bằng của trực thăng. Trong trường hợp khẩn cấp, container chứa RWS có thể dễ dàng vứt bỏ khỏi trực thăng.
RWS dự định sẽ mang lại một sức mạnh mới cho các trực thăng vận tải quân sự vốn rất yếu trong khâu phòng vệ và áp chế hỏa lực của đối phương.
Theo Kiến Thức