10 máy bay Liên Xô uy lực nhất trong Chiến tranh Lạnh
Từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai đến khi tan rã, Liên Xô đã chi hàng tỷ USD cho máy bay quân sự kết quả là hàng loạt mẫu máy bay ấn tượng ra đời.
MiG-29 là loại máy bay tiêm kích phản lực thế hệ thứ 4 do Liên Xô thiết kế và chế tạo. MiG-29 được phát triển nhằm đảm nhận vai trò chiếm ưu thế trên không.
Được phát triển vào thập niên 1970 bởi Phòng thiết kế Mikoyan, MiG-29 bắt đầu đi vào hoạt động trong Không quân Xô Viết vào năm 1983, và tiếp tục được sử dụng bởi Không quân Nga cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Tupolev là một trong những hãng sản xuất máy bay quân sự lớn của Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Được thành lập vào năm 1927 bởi kỹ sư Andrei Tupolev. Ông Tupolev phụ trách công ty trong gần 50 năm, cho đến khi qua đời vào năm 1972.
Một trong những sáng tạo thành công nhất của công ty là dòng máy bay Tupolev TU-16, mang biệt danh “Badger”. Đó là máy bay ném bom hạng nặng đầu tiên thực hiện nhiệm vụ vào những năm 1950, và tiếp tục được sử dụng bởi Không quân Nga cho đến năm 1993. Dòng máy bay Xian H-6 của Trung Quốc là phiên bản phát triển từ TU-16, hiện vẫn còn hoạt động.
Yak 38 Forger
Được thành lập năm 1934n bởi Alexander Sergeyevich Yakovlev, nhà sản xuất Yakovlev đã tạo ra một số dòng máy bay quân sự và dân sự nổi tiếng. Trong đó có chiếc Yak 38 Forger, chiếc máy bay chiến đấu cất cánh và hạ cánh thẳng đứng đầu tiên của quân đội Liên Xô, sử dụng cho tàu sân bay.
Chỉ hơn 230 mẫu Yak 38 Forger được sản xuất từ năm 1971 đến 1981.
Năm 2006 Yakovlev và một số nhà sản xuất máy bay khác của Nga, bao gồm Mikoyan và Tupolev, đã được sáp nhập thành một công ty sở hữu nhà nước, gọi là Tập đoàn sản xuất máy bay thống nhất.
Video đang HOT
MiG-31 Foxhound
kể từ Thế chiến thứ 2, Mikoyan sản xuất hàng chục máy bay quân sự và một trong những câu chuyện thành công lớn nhất là MiG-31 Foxhound, máy bay tiêm kích đánh chặn siêu âm. Đó cũng là một trong những máy bay chiến đấu nhanh nhất, với một tốc độ tối đa 1.800 dặm/giờ .
MiG-31 Foxhound thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1975, nhưng chỉ được đưa vào sử dụng năm 1981. Hiện không quân Nga và Kazakhstan đang sử dụng MiG-31 Foxhound và dự kiến sẽ tiếp tục hoạt động cho đến năm 2030.
Su-22 Fitter
Một nhà sản xuất máy bay khác của Nga được thành lập để tạo ra các máy bay cho Chiến tranh thế giới thứ hai là Sukhoi, được đặt theo tên của kỹ sư trưởng Pavel Sukhoi.
Su-22 Fitter là máy bay tấn công được Liên Xô chế tạo vào những năm 1980. Đặc biệt là dành cho quân đội Ba Lan và hiện vẫn còn khoảng 20 máy bay đang hoạt động.
MiG-21 Fishbed
MiG-21 Fishbed là một trong những máy bay Xô Viết mang tính biểu tượng nhất từng được tạo ra và cũng là máy bay chiến đấu siêu thanh được sản xuất nhiều nhất với 11.500 máy bay được chế tạo từ năm 1959 đến 1985.
MiG-21 Fishbed có chuyến bay đầu tiên vào năm 1959 và hiện vẫn được Ấn Độ, Croatia và Rumani sử dụng.
Yak-141 Freestyle
Yak-141 Freestyle – một máy bay cất cánh và hạ cánh thẳng đứng (VTOL) khác của Liên Xô. Yak-141 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1987, nhưng nó đã bị loại bỏ khỏi biên chế vào năm 1991, chỉ với 4 chiếc máy bay được Yakovlev chế tạo.
Tuy nhiên, trong thời gian tồn tại ngắn ngủi của mình, Yak-141 đã đạt được 12 kỷ lục thế giới và có hai chiếc đang được trưng bày trong các bảo tàng ở Nga.
Su-25 Frogfoot
Su-25 là loại máy bay hai động cơ, một chỗ ngồi, được phát triển bởi Cục Thiết kế Sukhoi, có thể hỗ trợ lực lượng mặt đất bằng khả năng cường kích, chống tăng.
Su-25 đã phục vụ trong Không quân Nga hơn 25 năm qua. Su-25 được trang bị vũ khí có sức huỷ diệt mạnh. Dòng máy bay này một thời được mệnh danh là “Con quạ” của Không quân Nga.
M4 Bison
Myasishchev là tên một phòng thử nghiệm kỹ thuật hàng không vũ trụ, được thành lập năm 1951 bởi Thiếu tướng Vladimir Myasishchev.
Phòng thí nghiệm Myasishchev đã sản xuất một số máy bay, trong đó có chiếc M4 Bison, là một trong những sản phẩm quan trọng nhất.
M4 Bison là máy bay ném bom tầm xa được thiết kế vào những năm 1950 và nó tiếp tục là một phần quan trọng của không quân Liên Xô cho đến khi nó được “nghỉ hưu” vào năm 1994.
TU-95 Bear
TU-95 Bear có 4 động cơ khổng lồ thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1952, trước khi đi vào hoạt động năm 1956 và ngày nay vẫn được Không quân Nga sử dụng.
Vài trăm máy bay TU-95 vẫn đang chế tạo, và dự kiến sẽ tiếp tục hoạt động cho đến ít nhất là năm 2040.
TU-95 Bear được chế tạo bởi hãng Tupolev và là máy bay ném bom duy nhất vẫn sử dụng động cơ chạy bằng cánh quạt, hình lưỡi dao, có khả năng di chuyển nhanh hơn tốc độ âm thanh.
Chuyên gia quân sự Nga 'bóc mẽ' về sự thật sức mạnh máy bay ném bom H-20 của Trung Quốc
Tin đồn về H-20 chỉ làm đánh lạc hướng dư luận về sức mạnh thực sự của máy bay ném bom Trung Quốc.
Tin đồn về H-20 chỉ làm đánh lạc hướng dư luận về sức mạnh thực sự của máy bay ném bom Trung Quốc.
Một bài báo gần đây trên tờ South China Morning Post, tham chiếu các nguồn tin quân sự đã đưa tin máy bay ném bom chiến lược mới của Trung Quốc H-20 có thể được trình diễn tại triển lãm hàng không sắp tới (có tính đến tác động của dịch bệnh), tại Chu Hải năm nay.
Chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin đã bình luận thông tin về máy bay ném bom mới của Trung Quốc trên Sputnik như sau:
Theo như được biết từ các nguồn mở, H-20 được chế tạo theo mô hình "cánh bay" theo mẫu B-2 của Mỹ, với tốc độ cận âm. Trong bài viết trên tờ South China Morning Post, lưu ý máy bay có thể sử dụng động cơ Nga AL-31F hoặc WS-10 của Trung Quốc, với triển vọng chuyển sang WS-15 mạnh hơn trong tương lai. Điều bất thường ở đây là việc sử dụng các động cơ được thiết kế cho máy bay chiến đấu siêu thanh trên máy bay ném bom liên lục địa.
Cũng nên nhớ rằng trong những năm qua, tin đồn về chuyến bay đầu tiên của H-20 xuất hiện không phải chỉ một lần và không có bất kỳ xác nhận nào sau đó. Máy bay vẫn chưa cất cánh, không có hình ảnh đáng tin cậy nào, vẫn còn rất xa vời với việc giới thiệu cho công chúng.
Tiêm kích J-20 đã bay trình diễn tại triển lãm hàng không Chu Hải năm 2018, sau khi được đưa vào biên chế các đơn vị chiến đấu của Không quân Trung Quốc năm 2017, và máy bay này không tham gia vào phần giới thiệu trên mặt đất tại triển lãm năm đó. Đây là một vũ khí nhạy cảm và tương đối bí mật. Ngay cả khi cho rằng H-20 sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên trong tương lai gần, rất có thể sẽ mất một thời gian dài trước khi Trung Quốc quyết định giới thiệu công khai. Điều này có thể xảy ra trong một vài năm, thậm chí có thể gần đến cuối thập kỷ này. Hơn nữa, sự phức tạp cực độ trong việc thiết kế máy bay ném bom chiến lược, có nghĩa là rất khó để dự đoán thời điểm đưa máy bay vào trang bị.
Tính phức tạp không chỉ trong việc phát triển loại máy bay mới cho Quân đội Nhân dân Trung Quốc, theo sơ đồ "cánh bay", giảm khả năng hiện hình trên màn radar, và tầm xa hoạt động. Phải mất một thời gian dài để tích hợp hệ thống điện tử nhiều thành phần và phức tạp vào đó, trong khi phải đảm bảo tính tương thích về điện từ. Các cuộc thử nghiệm và công việc cải tiến có thể sẽ kéo dài.
Kinh nghiệm của Mỹ và Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh cho thấy chương trình chế tạo máy bay ném bom chiến lược hiện đại có chi phí rất lớn, thường đi kèm với việc kéo dài thời hạn và đôi khi dẫn đến kết quả không đạt yêu cầu - đối với máy bay không đưa vào sản xuất hàng loạt, hoặc không được sử dụng đầy đủ theo chức năng. Đó là lý do tại sao Nga và Mỹ, trong khi phát triển các dự án máy bay ném bom, cũng chú ý hơn đến việc hiện đại hóa các cấu trúc đã sử dụng hiện có.
Được biết, Trung Quốc đang chế tạo máy bay ném bom triển vọng, nhưng hiện giờ còn quá sớm để nói khi nào nó sẽ xuất hiện và sẽ có những khả năng gì. "Nói tóm lại, H-20 vẫn là một cỗ máy với tương lai không chắc chắn", ông Vasily Kashin đánh giá.
Mối quan tâm thực sự đối với việc chế tạo máy bay ném bom tầm xa Trung Quốc không phải là dự án này, mà là sự phát triển nhanh chóng của lớp máy bay H-6 cũ. Việc chuyển đổi sang sản xuất hàng loạt máy bay ném bom mang tên lửa H-6K được hiện đại hóa sâu từ phiên bản H-6, đã gây ra hậu quả sâu rộng cho cân bằng quyền lực trong khu vực, cũng như sự xuất hiện của các phiên bản tiếp theo, đặc biệt là máy bay mang tên lửa hành trình phóng từ trên không H-6N.
Tiến bộ đáng kể cũng đạt được trong việc phát triển vũ khí dành cho các máy bay này. Phạm vi hoạt động có thể tăng hơn nữa khi Không quân Trung Quốc có nhiều máy bay tiếp nhiên liệu hạng nặng hơn. Kết quả là sự mở rộng đáng kể vùng hoạt động của máy bay ném bom Không quân và Hải quân Trung Quốc, gia tăng khả năng của quân đội Trung Quốc trong việc ngăn chặn các lực lượng Mỹ ở phía tây Thái Bình Dương. Tin đồn đại về H-20 chỉ làm đánh lạc hướng khỏi sự tăng trưởng thực sự về khả năng của máy bay ném bom Trung Quốc.
Sức mạnh đặc biệt của máy bay ném bom Mỹ điều tới Biển Đông Hai máy bay ném bom B-1B Lancer của không quân Mỹ đã có chuyến bay khứ hồi kéo dài 32h làm nhiệm vụ tại Biển Đông vào tuần trước. Ảnh Boeing.com Theo Military.com, B-1B Lancer còn gọi là The Bone, là máy bay ném bom vượt âm, tầm xa, đa nhiệm, được không quân Mỹ sử dụng từ năm 1985. Ảnh Military.com Ảnh...