10 mẫu xe ấn tượng bước ra từ đường đua
Những chiếc xe thương mại dựa trên xe đua được giới sưu tầm và người chơi săn đón với mức giá từ vài trăm nghìn cho đến hàng triệu USD.
Ford GT: Mẫu siêu xe mới nhất của Ford đã gây tiếng vang lớn khi giành chiến thắng giải đua Le Mans 24h 2016 – phân hạng LM GTE Pro. Đây là dấu mốc quan trọng với Ford sau chiến thắng 50 năm trước tại giải đua khắc nghiệt nhất hành tinh, kể từ ngày Ford GT40 vô địch năm 1966. Ford GT bản thương mại có công suất 647 mã lực, sản xuất 250 chiếc mỗi năm, giá bán lên tới 400.000 USD.
Ford GT40: Đối với Ford, GT40 là một huyền thoại. Câu chuyện về chiếc xe bắt nguồn từ việc Ford tìm cách mua lại Ferrari nhưng bất thành. Sau đó, GT40 ra đời để đánh bại Ferrari trên đường đua. Mong ước thành hiện thực, Ford GT40 chiến thắng giải đua Le Mans 24h 1966. Phiên bản thương mại có công suất 335 mã lực, tốc độ tối đa 264 km/h. Hiện thời, muốn mua Ford GT40 chỉ có cách tìm đến các cuộc đấu giá, với số tiền tính bằng đơn vị triệu USD.
Porsche 911 GT1 Strassenversion: Năm 1996, Porsche thiết kế ra chiếc 911 GT1 Evolution để tranh tài tại giải đua Le Mans 24h, và đã giành chiến thắng mùa giải 1998. Để tham gia, chiếc xe phải dựa trên một mẫu xe thương mại, vì thế 25 chiếc Porsche 911 GT1 Strassenversion ra đời. Động cơ trên phiên bản thương mại được tinh chỉnh lại nhằm đáp ứng tiêu chuẩn khí thải và giảm công suất. Tháng 3/2017, một chiếc Porsche 911 GT1 Strassenversion mới chạy 7.900 km bán thành công với mức giá 5,665 triệu USD.
Mercedes-Benz CLK GTR: Tương tự đồng hương Porsche 911 GT1 Strassenversion, Mercedes-Benz CLK GTR cũng sản xuất 25 phiên bản thương mại để tham gia giải đua, cụ thể là FIA GT Championship. Chiếc xe ra mắt năm 1997, giá bán hơn 1,5 triệu USD, đắt nhất thế giới thời bấy giờ. Đến nay, giới nhà giàu thường giao dịch mẫu xe 20 năm tuổi xung quanh số tiền gần 3 triệu USD. Mercedes-Benz CLK GTR dùng động cơ V12 6.0L, công suất 600 mã lực.
BMW M3 GTR: Ra đời năm 2001, BMW M3 GTR là mẫu M3 đầu tiên trong lịch sử trang bị động cơ V8. Tương tự, chiếc xe ra đời cũng nhằm mục đích đáp ứng điều kiện tham gia giải đua Le Mans 24h. Có tổng thể 10 chiếc đi vào sản xuất, mở bán sau khi mùa giải Le Mans 24h 2001 kết thúc. So với M3 tiêu chuẩn, nó nhẹ hơn 200 kg, động cơ tiết giảm về mức công suất 380 mã lực. Ở thời điểm ra mắt, có thể coi BMW M3 GTR ngang hàng với siêu xe về giá trị, do mức giá lên tới 285.300 USD.
Mercedes-Benz 190E 2.5-16 Evolution II: Phát triển dựa trên mẫu 190E tiêu chuẩn, phiên bản 2.5-16 Evolution II ra đời nhằm mục đích đánh bại BMW M3 trên đường đua DTM ở Đức. Chiếc xe nâng cấp hệ thống treo, phanh sau lớn hơn và vòm bánh mở rộng. Phía sau sử dụng cánh gió cỡ lớn nhằm tối ưu tính khí động học. Động cơ trên phiên bản thương mại có công suất 232 mã lực. Chỉ có 502 chiếc Mercedes-Benz 190E 2.5-16 Evolution II trên toàn thế giới, giá bán thời điểm 1990 là 80.000 USD. Theo tạp chí Evo, dựa trên lạm phát, số tiền đó tương đương với 143.000 USD vào năm 2015.
Video đang HOT
Alfa Romeo 155 Silverstone Edition: Để tham gia giải đua British Touring Car Championship 1994 (BTCC 1994), Alfa Romeo đã sản xuất 2.500 chiếc 155 Silverstone Edition dù phải đối mặt với chi phí khổng lồ. Tuy nhiên, điều thú vị nhất về chiếc xe là cách nó làm thay đổi quy định của giải đua. Năm 1994, Alfa Romeo đã mở rộng cánh hướng gió trước và cánh gió sau đặt cao để tận dụng tính khí động học. Sau chiến thắng 5 chặng đầu tiên của giải BTCC 1994, các đối thủ đã lên tiếng phản đối. Cuộc tranh cãi lên đến đỉnh điểm khi Ban tổ chức thu hồi bộ phận cánh gió. Dù phản đối, nhưng Alfa Romeo miễn cưỡng chấp nhận bằng cách hạ độ cao cánh gió sau. Từ đó, Ban tổ chức đã ra quy định mới, tất cả các mẫu xe phải trang bị cánh gió để tham gia giải đua. Alfa Romeo 155 Silverstone Edition là nhà vô địch BTCC 2014.
Ford Sierra RS Cosworth: Ra đời năm 1986, Ford Sierra RS Cosworth giống như một kỳ tích. Ngoài nhưng nâng cấp về khí động học, hệ thống treo, phanh và lốp, điểm đáng giá nhất nằm ở khối động cơ tăng áp 2.0L của Cosworth. Tại thời điểm đó, khối động cơ này nhận rất nhiều kinh ngạc nhờ mức công suất 202 mã lực, đạt tỷ lệ 100 mã lực trên mỗi lít dung tích, mơ ước của nhiều dòng siêu xe đắt tiền. Có 5.000 chiếc Ford Sierra RS Cosworth trên toàn thế giới, giá bán năm 1986 là 18.500 USD, một món hời với giới chơi xe.
Renault R5 Turbo: Nếu như xu hướng hatchback hiệu suất cao đang nở rộ vài năm trở lại đây thì Renault R5 Turbo đã xuất hiện từ năm 1980. Chiếc xe giành chiến thắng giải đua Monte Carlo 1981 và Tour de Corse 1982. Phiên bản thương mại dùng động cơ tăng áp 1.4L đặt giữa, công suất 160 mã lực và dẫn động cầu sau. Renault chỉ sản xuất 400 chiếc R5 Turbo.
Peugeot 205 Turbo 16: Mang nhiều nét chung với Renault R5 Turbo, Peugeot 205 Turbo 16 cũng sở hữu kiểu dáng hatchback và động cơ đặt sau tài xế. Tuy nhiên, chiếc xe của Peugeot có công suất 197 mã lực, trang bị hệ dẫn động 4 bánh. Có tổng thể 200 chiếc trên thế giới. Năm 2014, đã có người chấp nhận trả 179.000 USD cho một chiếc Peugeot 205 Turbo 16.
Thế Anh
Theo Zing
Những tính năng đặc biệt trên siêu xe Ford GT giá 400.000 USD
Ít người biết rằng khối động cơ EcoBoost V6 3,5 lít trên Ford GT sản sinh 647 mã lực lại sử dụng chung với Ford F150 Raptor.
Ford GT là dòng xe huyền thoại, mang đến niềm tự hào đối với đội ngũ kỹ sư của hãng. Tính năng đáng chú ý nhất trên siêu xe này là DNA của nó. Thực chất, Ford GT là phiên bản đường phố của mẫu xe đua Le Mans, đồng thời là hậu duệ của GT40 năm 1966.
Động cơ tăng áp kép tạo ra lượng nhiệt khổng lồ. Và khe tản nhiệt phía sau đèn đuôi kiểu halo giúp tiêu hao lượng nhiệt đó.
Hệ thống thông tin khiêm tốn nằm trên một màn hình cảm ứng, máy tính trên xe điều hành hệ thống SYNC 3 của Ford. Kiểm soát khí hậu tối giản.
Các chế độ lái là điều người dùng quan tâm nhất với một mẫu siêu xe. Một núm nhỏ có thể quay tương tự Manettino nổi tiếng của Ferrari sẽ giúp Ford GT vận hành trong nhiều điều kiện khác nhau. Chế độ "Normal" (bình thường) phù hợp để điều khiển hàng ngày; chế độ "Wet" (ướt) được sử dụng trong thời tiết xấu; chế độ "Sport" (thể thao) cho những cung đường quanh co và "Track" (đường đua) khi chạy trong trường đua chuyên dụng và "V-Max" được sử dụng khi muốn tăng tốc nhanh.
Bảng điều khiển tất cả đều hiển thị kỹ thuật số. Nó có thể được điều chỉnh, tuỳ thuộc vào chế độ lái xe và sở thích của chủ sở hữu.
Bảng điều khiển trung tâm nhỏ gọn, với nút start/stop màu đỏ.
Buồng lái theo tiêu chuẩn của siêu xe hiện đại, ấm cúng. Tuy nhiên ghế không thể di chuyển, người lái có thể điều chỉnh vị trí chân ga, thắng và tay lái cho phù hợp.
Phanh Brembo carbon-gốm là trang bị tiêu chuẩn, đi cùng bánh xe hợp kim.
Ống xả kép.
Và cốp sau khá nhỏ.
Động cơ EcoBoost V6 3,5 lít đặt giữa tuy nhỏ gọn nhưng đạt công suất 647 mã lực, truyền lực tới bánh sau thông qua hộp số ly hợp kép 7 tốc độ. Điều thú vị là cỗ máy này được sử dụng trên cơ sở động cơ Ford F150 Raptor nhưng độ lại một số chi tiết.
Bộ khuếch tán phía sau không lớn bằng loại sử dụng trên phiên bản đua, nhưng cũng đủ để tăng lực ép xuống mặt đường, khiến GT như thỏi nam châm hút chặt xuống mặt đường. Cánh gió phía sau thực hiện chức năng khí động học quan trọng, nhưng khiến chiếc xe trở nên xấu đi.
Mặt trước nổi bật bởi cụm đèn pha lớn, đèn định vị LED và mui xe với hai lỗ thông gió sâu hoắm.
GT được làm gần như hoàn toàn bằng sợi carbon và nhôm nhẹ. Thiết kế bên ngoài táo bạo khiến nhiều người vẫn nghĩ mẫu xe này là bản concept.
Thạch Lam
Theo Zing
Siêu xe Ford GT 2017 thêm bản đặc biệt Ford GT Competition Series nâng cao hiệu suất bằng việc giảm trọng lượng. Xe sử dụng các chất liệu cao cấp như sợi carbon và kính Gorilla Glass. Ford sẽ chính thức giới thiệu phiên bản GT đặc biệt tại triển lãm Daytona 500 diễn ra cuối tuần này mang tên Ford GT Competition Series. Về cơ bản, Ford GT Competition Series được...