10 lưu ý hữu ích giúp bạn thoát ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm không đơn giản như bạn nghĩ, đôi khi ngộ độc thực phẩm đe dọa đên tính mạng của bạn.
Đó là lý do tại sao phải tuân thủ các bước an toàn thực phẩm để tránh bị nhiễm bệnh từ thực phẩm chúng ta ăn uống hàng ngày.
Người bị nhiễm khuẩn từ thực phẩm có thể không có triệu chứng hoặc có thể có các triệu chứng từ nhẹ là khó chịu mêt mỏi, buồn nôn đến nặng là mất nước nghiêm trọng và tiêu chảy ra máu.
Dưới đây là những “nhắc nhở” chúng ta hay tùy tiện bỏ qua:
1. Nếu bạn được phục vụ món thịt hoặc sản phẩm trứng chưa nấu chín tại một nhà hàng, hãy yêu cầu một đĩa mới hoặc nấu lại món đó.
2. Hãy chắc chắn rằng bạn không để nước trái cây bị giây rớt nước từ các loại thịt sống, gia cầm, động vật có vỏ, hoặc trứng vì chúng là nguyên nhân làm ô nhiễm thực phẩm khác.
3. Đừng để trứng, thịt, gia cầm, hải sản, hoặc sữa trong thời gian dài ở nhiệt độ phòng. Thức ăn thừa và thực phẩm chuẩn bị trước cho bữa sau phải cất vào tủ lạnh kịp thời.
4. Rửa tay, thớt, dao bằng xà phòng kháng khuẩn và nước nóng sau khi thái thịt sống, gia cầm, hải sản, trứng.Thớt gỗ không được khuyến khích vì chúng có thể khó làm sạch hơn.
5. Tránh uống sữa hoặc các loại thực phẩm làm từ sữa chưa được tiệt trùng.
6. Đừng rã đông thực phẩm ở nhiệt độ phòng. Làm tan thực phẩm trong tủ lạnh và sử dụng chúng ngay lập tức. Không cấp đông lại thực phẩm sau khi đã rã đông hoàn toàn.
Video đang HOT
7. Nếu bạn bị tiêu chảy hoặc nôn mửa, không chuẩn bị thức ăn cho người khác, đặc biệt là trẻ sơ sinh, người già, và những người có hệ miễn dịch suy yếu vì họ dễ bị nhiễm bệnh từ bạn.
8. Rửa tay bằng xà phòng sau khi xử lý các loài bò sát, rùa, chim, hoặc sau khi tiếp xúc với phân người hoặc vật nuôi.
9. Sữa mẹ là thức ăn an toàn nhất cho trẻ nhỏ. Cho con bú nhiều nhất có thể ngăn ngừa nhiều bệnh tật do thực phẩm và các vấn đề sức khỏe khác.
10. Những người có nguy cơ cao, chẳng hạn như phụ nữ mang thai, những người có hệ miễn dịch suy yếu, trẻ sơ sinh và người cao tuổi cũng nên: Tránh các loại pho mát mềm như Feta, Brie, Camembert và phô mai xanh Mexico. Thay thế bằng pho mát cứng, pho mát kem là các loại phô mai an toàn.
Theo Giáo Dục Việt Nam
Tác dụng phụ của mật ong
Mật ong được xem là một trong những loại thực phẩm "vàng" vì chúng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp phòng ngừa và chữa trị nhiều căn bệnh khác nhau.
Tuy nhiên cũng như bất kỳ loại thực phẩm nào khác, mật ong nếu lạm dụng sẽ không tốt cho cơ thể.
Nếu quá "ưu ái" cho mật ong, bạn có thể gặp phải một số rắc rối sau:
Ngộ độc thực phẩm
Phần lớn những trường hợp ngộ độc đều bắt nguồn từ việc tiêu thụ mật ong sống. Nếu bạn sử dụng mật ong chưa tiệt trùng, nguy cơ ngộ độc sẽ rất cao. Mật ong sống có chứa nhiều tạp chất như phấn hoa, các mảnh xác ong, sáp ong rơi ra từ tổ ong... gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa đối với người sử dụng.
Ngoài ra, trong mật ong sống còn có chứa các bào tử nấm có tên là Clostridium botulinum. Trẻ dưới 12 tháng tuổi nếu tiêu thụ mật ong sống có thể gặp phải tình trạng ngộ độc do nọc độc từ ong còn tồn dư trong mật. Một số triệu chứng điển hình của tình trạng ngộ độc mật ong bao gồm sốt, buồn nôn, ói mửa, cơ thể suy nhược, hôn mê, táo bón, bức rức trong người, tiêu chảy, đau bụng, chán ăn, tim đập nhanh, liệt cơ...
Cảm giác khó chịu ở bụng
Dùng quá nhiều mật ong có thể gây cảm giác khó chịu trong bụng. Do có chứa nhiều đường fructose, mật tong sẽ cản trở việc hấp thu các chất dinh dưỡng của ruột non. Chúng còn gây ra những ảnh hưởng lâu dài đối với hệ thống dạ dày - ruột, khiến bạn bị đầy hơi, đau bụng, khó tiêu, đôi khi còn dẫn tới những căn bệnh cấp tính như tiêu chảy hay đau bao tử.
Phản ứng dị ứng
Ăn mật ong sống là một trong những nguyên nhân làm bạn bị dị ứng nhẹ. Loại mật hoa chưa được xử lý này vốn chứa rất nhiều tạp chất như phấn hoa, xác ong hay côn trùng nhỏ và nhiều loại chất hóa học khác nhau... Do đó, nếu dùng trực tiếp có thể làm gia tăng nguy cơ xảy ra các phản ứng dị ứng trên cơ thể như sưng tấy, ngứa rát, viêm nhiễm, phát ban, mày đay, phù nề, ho, hen suyễn, hắt hơi, viêm mống mắt, khó thở, khó nuốt...
Những trường hợp dị ứng nặng có thể dẫn đến tình trạng sốc mẫn cảm, một phản ứng của toàn bộ cơ thể do quá mẫn cảm với một chất nào đó có trong mật ong với các triệu chứng điển hình như khó thở, hơi thở ngắn, chóng mặt, ngất xỉu, huyết áp tăng cao và trụy tim.
Làm tăng mức đường huyết
Nếu muốn kiểm soát tốt mức đường huyết, cần hạn chế tiêu thụ mật ong vì chúng không chỉ cung cấp nhiều đường sucrose mà còn có chứa một lượng lớn đường glucose, một trong những nguyên nhân làm gia tăng mức glucose trong máu (chỉ số HbA1c). Nói một cách khác, loại thực phẩm ngọt ngào này sẽ làm tăng mức đường huyết trong máu, tạo điều kiện cho sự phát triển của bệnh tiểu đường.
Làm tụt giảm huyết áp
Mật ong có thể làm cho huyết áp tụt đến mức báo động, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Cấu tạo của mật ong bao gồm các oligosaccharide, một loại hydrat carbon có chức năng chống ô-xy hóa và có khả năng làm suy giảm mức huyết áp trên diện rộng, gây ra nhiều rắc rối nghiêm trọng cho sức khỏe.
Tổn hại thần kinh
Trong mật ong sống có chứa một nhóm các hợp chất hóa học là grayanotoxin, có thể gây hại cho hệ thống thần kinh trong cơ thể. Thông thường, những độc tố này sẽ bị loại bỏ qua quá trình tiệt trùng thực phẩm. Vì vậy, nếu dùng mật ong sống, độc tố vẫn còn tồn tại và sẽ gây ra những tác động xấu, làm tổn hại đến các tế bào thần kinh, cản trở những hoạt động bình thường của hệ thống thần kinh.
Tăng cân
Béo phì kéo theo rất nhiều hệ lụy nguy hại cho sức khỏe. Mật ong có thể là thủ phạm giấu mặt khiến cho trọng lượng cơ thể của bạn tăng nhanh chóng vì chúng cung cấp rất nhiều calo. Hơn nữa, các carbonhydrate dạng đơn trong mật ong sẽ nhanh chóng bị phá vỡ sau khi được tiêu thụ. Kết quả là nguồn năng lượng dư thừa sẽ được tích lũy dưới dạng chất béo và làm bạn tăng cân.
Sâu răng
Theo nhiều kết quả nghiên cứu, hàm lượng đường trong mật ong chiếm tới 82% (đường tự nhiên, bao gồm glucose và fructose). Điều này cũng có nghĩa là cứ 15ml mật ong sẽ cung cấp khoảng 17g đường. Tiêu thụ nhiều đường mỗi ngày sẽ kích thích hoạt động của các vi khuẩn bên trong miệng, dẫn tới tình trạng sâu răng. Do đó, nếu muốn bảo vệ sức khỏe răng miệng và ngăn ngừa sâu răng, bạn cần hạn chế tiêu thụ quá nhiều mật ong.
Theo Phunuonline
Bạn cần biết thêm 7 yếu tố sẽ gây hại cho gan Nhắc đến gan ai cũng biết một điều rằng uống rượu hại gan, nhưng trên thực tế, một số yếu tố khác cũng có thể gây hại cho gan của bạn. Gan là cơ quan vô cùng quan trọng trong cơ thể. thực hiện lên đến 500 chức năng để giữ cho bạn có sức khỏe tốt. Chức năng chính của gan là...