10 lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ nhất thế giới
Lực lượng Đặc nhiệm, bắt nguồn từ mô hình của Anh, là đội quân tinh nhuệ có khả năng tác chiến mạnh mẽ, để thực hiện những nhiệm vụ đặc biệt về chính trị, quân sự của quốc gia.
Đội đặc nhiệm Không quân Anh (SAS), thuộc Lực lượng đặc biệt của Anh, được thành lập từ năm 1941 trong thời Chiến tranh Thế giới thứ hai và đã được nhân rộng như mô hình đặc nhiệm chuẩn mực trên toàn thế giới. Đơn vị Quân đội Thường xuyên số 22 trở thành tên thường gọi của đơn vị sau khi thực hiện thành công vụ tấn công vào đại sứ quán Iran ở London và giải cứu các con tin bị giam giữ tại đó năm 1980. Hiện tại, đơn vị gồm một trung đoàn thường xuyên và hai trung đoàn địa phương, chủ yếu được giao các nhiệm vụ chống khủng bố. Ảnh: Pawnation
Biệt đội SEAL của lực lượng trên biển, trên không và trên bộ của hải quân Mỹ được thành lập từ thời Thế chiến II. Việc đội đặc nhiệm SEAL và Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) truy tìm và tiêu diệt được trùm khủng bố Osama bin Laden tại Pakistan một lần nữa chứng minh năng lực của đội. Nhóm gồm có 200 binh sĩ tinh nhuệ, chuyên ứng phó các tình huống khẩn cấp và các nhiệm vụ đặc biệt. Ảnh: Special-ops.org
Delta Force, còn gọi là Lực lượng đặc biệt hoạt động độc lập số 1, chính thức được phê duyệt thành lập năm 1997 sau nhiều thập kỷ nỗ lực. Charlie Beckwith, một quan chức Lực lượng Đặc biệt, nhận thấy tầm quan trọng của việc thành lập đơn vị như SAS từ những năm 1960. Sau đó đơn vị dần hình thành qua những lần chiến đấu chống khủng bố những năm 1970. Cấu trúc của Delta Force dựa theo trung đoàn không quân đặc biệt số 22 của Anh, với tổng cộng 2.500 binh sĩ. Nhiệm vụ chủ yếu của đơn vị là chống khủng bố, hành động trực tiếp và các hoạt động can thiệp của quốc gia. Ảnh: Discovery
Video đang HOT
GSG 9 der Bundespolizei, Nhóm Cảnh sát Biên phòng số 9 là đơn vị trực thuộc Cảnh sát Liên bang Đức, được thành lập năm 1973 sau sự quản lý yếu kém tại Thế vận hội Munich 1972, khi tổ chức Tháng 9 Đen sát hại nhiều vận động viên Israel, khiến thế giới chấn động. Thời gian gần đây, Đức đề nghị giúp đỡ đào tạo chống khủng bố cho đơn vị của Ấn Độ sau vụ tấn công ở Mumbai năm 2008. Hiện nay GSG 9 chủ yếu được triển khai để chống bắt cóc con tin, chống khủng bố và tống tiền. Ảnh: Swatberlin
Alpha Group, còn được gọi là Cục A của Trung tâm Mục đích Đặc biệt FSB của Lực lượng An ninh Liên bang Nga. Đơn vị được thành lập năm 1974, tức là hai năm sau vụ thảm sát Munich năm 1972. Đơn vị này đóng vai trò tích cực trong cuộc chiến Chechnya lần thứ nhất và thứ hai, cũng như hỗ trợ chính phủ Nga giải quyết cuộc khủng hoảng con tin từ những năm 1990. 250 thành viên hiện tại của đơn vị thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn và đối phó với khủng bố cũng như thực hiện một số hoạt động bí mật, kể cả ở nước ngoài. Ảnh: En.rian.ru
GIGN, Nhóm Can thiệp Hiến binh Quốc gia là một đơn vị thuộc quân đội Pháp, được thành lập năm 1973, cũng để ứng phó sau vụ thảm sát Munich. Nhiệm vụ của nhóm là chuẩn bị khả năng phản ứng lại những cuộc tấn công có vũ trang. Nhóm được biết đến với khả năng phản ứng nhanh chóng cũng như khả năng chuyên môn cao trong các cuộc giải cứu con tin và chống khủng bố. Đơn vị có 90 thành viên, được mở rộng từ năm 2007 và được triển khai cho các nhiệm vụ can thiệp, tìm kiếm và bảo vệ lớn. Ảnh: Specialoperations
Sayeret Matkal, đơn vị trinh sát tổng hợp của Lực lượng Phòng vệ Israel, được thành lập từ năm 1958 theo mô hình đội không quân đặc nhiệm của quân đội Anh. Đơn vị đặc nhiệm của Israel nổi tiếng với khả năng thu thập tình báo thành thạo cùng “Chiến dịch Sét đánh” hay “Chiến dịch Entebbe”, giải cứu hơn 100 hành khách trên chiếc máy bay bị bắt cóc. Ngoài việc nhận thông tin tình báo từ nước ngoài, Sayeret Matkal có nhiệm vụ chống khủng bố và giải cứu con tin bên ngoài lãnh thổ Israel. Ảnh: Defenceforumindia
Gruppo di Intervento Speciale (GIS) còn được gọi là Nhóm can thiệp đặc biệt được Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Italy thành lập năm 1978 để chiến đấu với các đe dọa khủng bố. Đơn vị này nổi tiếng toàn cầu bởi sự thiện xạ. Quân số hiện tại của GIS là hơn 100 binh sĩ, có nhiệm vụ chống khủng bố, bảo vệ an ninih và đào tạo. Ảnh: Discoverelitepolice
Nhóm Phản ứng Cơ động thuộc quân đội Ba Lan được thành lập năm 1990, nổi tiếng vì sự phản ứng nhanh nhạy, khả năng tác chiến chuyên nghiệp và tinh thần đồng đội. Ngày nay, nhóm này được triển khai trong các hoạt động chống khủng bố và tấn công đằng sau vùng địch. Ảnh: Discovermilitary
Cảnh sát An ninh Quốc gia Ấn Độ (NGS) thuộc Lực lượng Cảnh sát Vũ trang được thành lập năm 1986. Nhóm đặc nhiệm này được biết đến với các trang bị công nghệ cao chống khủng bố và các thành tích xuất sắc trong việc bảo vệ sự thống nhất của đất nước. NGS đang triển khai các hoạt động chống khủng bố và cung cấp hệ thống phòng tuyến thứ hai cho Ấn Độ. Ảnh: Indiandefence
Nhật thành lập biệt đội đặc nhiệm hải đảo
Nhật Bản vừa phác thảo kế hoạch thành lập một đơn vị quân đội với thành phần là những binh lính tinh nhuệ được đào tạo cho nhiệm vụ tấn công và chiếm lại một phần lãnh thổ ở xa trong trường hợp nó bị xâm lược.
Binh lính Nhật Bản tham gia cuộc tập trận chung với Mỹ ở California
Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã đưa ra đề xuất về kế hoạch trên hôm thứ Tư (12/6) để trả lời cho đề nghị của Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền về việc tìm kiếm các cách thức nhằm củng cố khả năng phòng thủ của nước này xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Cả Trung Quốc đại lục và Vùng lãnh thổ Đài Loan đều đòi chủ quyền đối với quần đảo đang nằm trong sự quản lý của Nhật Bản ở biển Hoa Đông. Bắc Kinh gần đây đang tăng cường các hoạt động giám sát ở khu vực tranh chấp.
Đề xuất của Bộ Quốc phòng Nhật Bản kêu gọi thành lập một đơn vị gồm 680 lính tinh nhuệ sau khi một báo cáo phân tích cho rằng, những đơn vị hiện nay của Nhật không thể bảo vệ được quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Đơn vị tinh nhuệ trên sẽ được đào tạo thông qua các cuộc tập trận với đồng minh Mỹ, trong đó có các bài diễn tập đổ bộ. Lực lượng này cũng sẽ thường xuyên tiến hành tập trận với lực lượng cảnh sát dân sự và Lực lượng Bảo vệ Bờ biển. Một nhiệm vụ khác của đơn vị tinh nhuệ sẽ là ngăn chặn những cuộc tấn công "khủng bố" nhằm vào các nhà máy hạt nhân của Nhật Bản.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích tin rằng, sẽ phải mất vài năm trước khi đơn vị tinh nhuệ nói trên sẵn sàng cho nhiệm vụ của mình.
"Tôi nghĩ rằng, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ không dễ dàng thành lập được một đơn vị như vậy vì hai lý do rất quan trọng. Vấn đề thứ nhất là việc thiếu ngân sách nhưng quan trọng hơn là sự thiếu phối hợp giữa các lực lượng lục quân, không quân và hải quân thuộc quân đội Nhật Bản. 3 lực lượng này đang nỗ lực để củng cố khả năng phối hợp và tăng cường khả năng đối phó với những thách thức trong tương lai. Tuy nhiên, một đơn vị tổng hoà được 3 sức mạnh này sẽ rất khó mà có thể xây dựng được". ông Masafumi Iida - một chuyên gia về Trung Quốc thuộc Viện Nghiên cứu Quốc phòng Nhật Bản, nhận định.
Theo vietbao
Chỉ huy biệt kích Navy SEAL chết ở Afghanistan Hải quân Mỹ đang điều tra cái chết của một sĩ quan biệt kích Navy SEALhàng đầu ở Afghanistan, theo kênh CNN vào hôm 23.12. Lầu Năm Góc cho biết trung tá Job Price, 42 tuổi, không chết trong lúc chiến đấu, và cái chết của ông đang được điều tra. Sĩ quan Price, quê ở thị trấn Pottstown, bang Pennsylvania (Mỹ), đã...