10 lời khuyên luôn đúng với mọi phụ nữ mang thai
Có thể có một số lời khuyên dành cho thai phụ sẽ không còn đúng nữa sau những phát hiện mới của y học, và vì vậy, các bà mẹ hiện đại luôn cần cập nhật những thông tin mới nhất cho mình. Tuy nhiên, những lời khuyên dưới đây được cho là “luôn luôn đúng” và đã trở thành cẩm nang bổ ích cho mọi bà mẹ bầu.
Nếu bạn có hút thuốc lá, hãy bỏ ngay
Khi bạn đốt thuốc, em bé trong bụng cũng đang hút thuốc, và hành động này dẫn đến hàng loạt các biến chứng như sinh non, trẻ sơ sinh nhẹ cân, sảy thai, dị tật bẩm sinh, và thai chết lưu. Những em bé ra đời từ các cặp bố mẹ hút thuốc trong thời gian mang thai có nguy cơ đột tử khi ngủ cao gấp 3 lần.
Kiêng đồ uống chứa cồn
Không lượng cồn nào được cho là an toàn đối với thai phụ vì chất cồn sẽ chuyển qua nhau thai và có thể gây ra các dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Nguy cơ sẽ bắt đầu từ tuần thứ 6 sau kỳ kinh cuối của bạn, nhưng một khi bạn mang thai, hãy kiêng bia rượu hoàn toàn.
Bà bầu nên kiêng bia rượu hoàn toàn trong thời kỳ bầu bí.
Video đang HOT
Làm “chuyện ấy”
Miễn là bác sĩ của bạn cho là ổn, hãy thoải mái với “ chuyện ấy“. Đó là cách để bạn và bạn đời gắn kết với nhau, vì khi em bé ra đời, mối quan hệ vợ chồng của bạn sẽ gặp thách thức lớn đấy.
Ăn hải sản có chọn lọc
Cá là nguồn cung cấp tuyệt vời đạm sạch và nhiều chất dinh dưỡng khác, chẳng hạn cá hồi chứa axit béo omega-3 rất quan trọng cho sự phát triển não bộ. Dù vậy, một số loài cá lại chứa thủy ngân và các chất ô nhiễm khác. Thai phụ cần tránh ăn các loại cá biển lớn như cá mập, cá ngừ…
Cung cấp đầy đủ thông tin về các loại dược phẩm đang sử dụng cho bác sĩ sản phụ
Bất kể bạn uống thuốc gì, em bé trong bụng bạn cũng dung nạp thuốc cùng với bạn. Dùng thuốc quá liều có thể gây hại cho bé, tương tự với một số loại thuốc đặc trị, thảo dược hoặc thậm chí là kem dưỡng da. Bạn cần phải cho bác sĩ sản phụ của mình biết chi tiết bạn đang sử dụng các loại thuốc và kem bôi ngoài da nào – kể cả mỹ phẩm – để được tư vấn kỹ càng.
Phụ nữ mang thai nên cẩn trọng khi ăn uống.
Uống vitamin tiền sản
Hãy cố gắng uống vitamin dành cho thai phụ, dù là bạn cảm thấy rất khó khăn để nuốt chúng trong khi đang ốm nghén. Nếu bạn vẫn không thể nuốt được những viên thuốc này, có thể bác sĩ sẽ cho phép bạn uống cốm hoặc kẹo vitamin dành cho trẻ em để thay thế.
Vận động trong những chuyến đi dài
Dù là bạn mệt mỏi hơn người khác nhiều, nhưng trong những chuyến đi dài trên ôtô, tàu hỏa hay máy bay, bạn nên đứng dậy, duỗi người hoặc đi lại mỗi vài giờ. Ngồi yên một chỗ quá 4 giờ có thể tăng gấp đôi nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu, những cục máu vón còn có thể dẫn đến tắc mạch phổi.
Tránh ngâm bồn nước nóng
Hành động tận hưởng và thư giãn này lại không hề tốt khi bạn mang thai vì nếu thân nhiệt của bạn vượt quá 38.8oC, sự phát triển của thai nhi có thể bị gián đoạn. Tắm bồn nóng mỗi tuần có thể gia tăng gấp đôi nguy cơ sảy thai.
Bỏ qua thức ăn sống, tái, chưa được tiệt trùng hoặc chế biến
Xúc xích, thịt nguội và nước trái cây hoặc sữa chưa tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn Listeria có khả năng gây tử vong cho thai nhi. Tuy nhiên, nước trái cây và sữa đã tiệt trùng được xem là an toàn cho thai phụ.
Tiêm phòng cúm
Khi bạn mang thai, bệnh cúm có thể trở nên đặc biệt nguy hiểm, thậm chí là de dọa tính mạng đối với thai phụ. Các bà mẹ mang thai cần được tiêm phòng cúm cẩn thận vì việc làm này giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và em bé, thậm chí còn giúp bé được bảo vệ khỏi bệnh cúm đến 6 tháng tuổi.
Theo SKDS
Hoa mắt chóng mặt: Bệnh gì?
Xây xẩm, choáng váng là thuật ngữ y học mô tả 2 cảm giác khác nhau. Đó là cảm giác chóng mặt và cảm giác hoa mắt. Biểu hiện này có rất nhiều nguyên nhân, không đơn thuần là thiếu máu.
Lo âu cũng dễ hoa mắt
Hoa mắt là cảm giác mà người bệnh cảm thấy họ sắp té xỉu. Hoa mắt thông thường sẽ được cải thiện hoặc biến mất khi bệnh nhân được nằm nghỉ ngơi. Nếu bệnh trầm trọng hơn có thể dẫn đến bất tỉnh. Bệnh nhân đôi khi có cảm giác buồn nôn rồi sau đó là ói mửa.
Hoa mắt, đầu óc quay cuồng thường không phải do những bệnh tật nghiêm trọng mà do giảm huyết áp và lưu lượng máu tới não một cách đột ngột do thay đổi tư thế một cách đột ngột. Chẳng hạn từ tư thế ngồi, nằm chuyển sang đứng. Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác như dị ứng, cảm cúm, sau khi ói mửa, tiêu chảy, sốt, cơ thể bị mất nước, thở sâu và nhanh, căng thẳng, lo âu, sử dụng thuốc lá, rượu bia và các loại thuốc gây ảo giác...
Một nguyên nhân quan trọng gây hoa mắt nữa là mất máu. Sự mất máu nếu quan sát được sẽ giúp chúng ta can thiệp tức thời để cầm máu nhưng có những trường hợp chúng ta không thể phát hiện được. Chẳng hạn như xuất huyết đường tiêu hóa nhiều ngày mà bệnh nhân không biết. Mất máu nhiều trong kinh kỳ cũng gây hiện tượng hoa mắt.
Có một nguyên nhân gây hoa mắt tuy ít phổ biến nhưng vẫn xảy ra. Đó là những bệnh nhân có nhịp tim bất thường có thể dẫn tới sự bất tỉnh. Vì vậy, những trường hợp bất tỉnh không giải thích được cần phải được bác sĩ đánh giá, kiểm tra nhịp tim nhằm phát hiện những trường hợp loạn nhịp tim để điều trị.
Đang dùng dược phẩm: Không uống rượu, bia
Chóng mặt là cảm giác mà bệnh nhân cảm thấy vật thể xung quanh họ chuyển động, cảm giác như họ bị xoay vòng vòng, té ngã hoặc mất thăng bằng. Khi cơn chóng mặt nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ buồn nôn và ói mửa, gặp khó khăn khi đứng hoặc đi, có thể mất cân bằng và té ngã.
Nguyên nhân gây chóng mặt bao gồm những rối loạn của tai trong, viêm thần kinh tiền đình, chấn thương tai, chấn thương đầu, đau nửa đầu... Những nguyên nhân ít gặp hơn bao gồm những bướu nhỏ mọc phần phía sau màng nhĩ, bướu não, ung thư di căn.
Hiện cũng có rất nhiều dược phẩm có thể gây chóng mặt, hoa mắt. Sử dụng quá nhiều dược phẩm cũng có thể gây ra sự choáng váng, xây xẩm sự tương tác giữa rượu và dược phẩm cũng gây chóng mặt, hoa mắt. Vì vậy, khi sử dụng một loại dược phẩm nào đó mà cảm thấy hoa mắt, chóng mặt thì cần phải thông báo cho bác sĩ, dược sĩ. Điều tối quan trọng là không được uống rượu, bia trong khi đang sử dụng dược phẩm.
Choáng váng, xây xẩm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất vẫn ở nhóm người cao tuổi. Choáng váng có thể làm bệnh nhân té ngã dẫn đến chấn thương, từ đó phát sinh thêm nhiều hậu quả khác. Nỗi lo sợ bị choáng váng, xây xẩm khiến nhiều người cao tuổi luôn tìm cách hạn chế các hoạt động thể chất và hoạt động xã hội.
Theo SKDS
Thuốc xịt thơm miệng không hiệu quả như bạn tưởng Thuốc xịt thơm miệng phổ biến là một hỗn hợp của tinh dầu húng bạc hà (mint) và cồn, có rất nhiều chế phẩm được cho thêm đường nhằm đem lại vị dễ chịu khi tiếp xúc với lưỡi. Tuy nhiên, đường càng dễ dàng tạo điều kiện để vi khuẩn trong miệng phát triển nhanh nên càng làm tăng mùi mùi hôi...