10 lời khuyên cực kỳ đắt giá về văn hóa Ấn Độ bạn nên biết trước khi ghé đến nơi này
Có một số truyền thống và phong tục của người Ấn Độ mặc dù kỳ lạ nhưng bạn vẫn nên tôn trọng khi ghé đến quốc gia này.
1. Không được chạm chân vào sách hoặc dụng cụ học tập
Ở Ấn Độ, trẻ em được dạy từ nhỏ rằng, sách là kiến thức. Người dân thậm chí còn thờ phụng Nữ thần Học tập Saraswati. Vì vậy, việc chạm chân vào sách hoặc thậm chí đá vào cặp sách đều được cho là hành vi thiếu tôn trọng.
Ngoài ra, bất kỳ dụng cụ nào mang lại kiến thức cho con người cũng đều phải trân trọng và không được chạm chân vào. Ngay cả bút chì hay dụng cụ học tập nào cũng đều được tôn trọng tương tự.
2. Đừng khách sáo quá
Nói “làm ơn” và “cảm ơn” là điều bình thường ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, ở Ấn Độ nếu bạn nói quá nhiều 2 từ này có thể bị coi là thô lỗ hoặc bất lịch sự.
Nói cách khác, bạn không nên sử dụng nhiều 2 từ này đối với bạn bè thân thiết tại đây. Nó có thể tạo ra căng thẳng và thể hiện sự khách sáo quá độ. Thay vì nói “cảm ơn”, bạn có thể thử nói “Tôi đánh giá cao điều đó”.
3. Chỉ sử dụng tay phải khi đưa hoặc lấy bất cứ thứ gì
Trong nền văn hóa Ấn Độ, bàn tay phải được xem rất thuần khiết và thậm chí là may mắn. Người ta tin rằng, bàn tay trái không sạch sẽ, nó thường được dùng để lau giày, rửa chân… và những việc khác bẩn thỉu. Vì vậy, khi ăn uống hay đưa đồ vật gì cho người Ấn, bạn luôn cần sử dụng tay phải để thể hiện sự tôn trọng.
4. Cẩn trọng khi trải nghiệm ẩm thực đường phố
Ẩm thực là điều không thể thiếu khi đi du lịch nước ngoài. Tại Ấn Độ, ẩm thực đường phố rất đa dạng. Tuy nhiên, bạn cần cẩn trọng khi mua thực phẩm tươi, tránh các sản phẩm từ sữa vì chúng có thể đã bị hỏng. Ngoài ra, cần tránh uống nước đá hoặc nước chưa được đun sôi.
Video đang HOT
5. Không chỉ tay
Thông thường, chúng ta sử dụng ngón tay trỏ để chỉ đường đi hay đề cập tới vấn đề nào đó nhưng điều này không nên sử dụng ở Ấn Độ.
Việc chỉ tay vào một địa điểm hay đồ vật nào đó cũng được xem là hành động bất lịch sự. Nếu bạn muốn chỉ đường hay ra ám hiệu nào đó, cần sử dụng nguyên bàn tay hoặc ngón tay cái.
6. Chỉ sử dụng tiền mặt
Nếu bạn đang đến thăm một thị trấn nhỏ ở Ấn Độ, bạn nên mang theo tiền mặt để thanh toán. Mặc dù ở các thành phố lớn đều có thể sử dụng thẻ tín dụng nhưng điều này vẫn hiếm ở các vùng nhỏ hơn. Tốt hơn hết, lúc nào bạn cũng nên mang theo tiền mặt đề phòng mọi trường hợp có thể xảy ra.
7. Không phải ai cũng sẽ nói được tiếng Anh
Tiếng Anh được sử dụng nhiều trong các thành phố lớn, nhà hàng và khách sạn. Nếu bạn đến một vùng quê nhỏ, người dân hầu như chỉ sử dụng tiếng mẹ đẻ.
8. Tìm hiểu về các lời chào truyền thống
Không chỉ riêng Ấn Độ mà ở mọi nơi trên thế giới, bạn vẫn nên thể hiện sự tôn trọng của mình đối với đất nước đang dự định đến bằng cách tìm hiểu về cách chào hỏi truyền thống của họ.
Một trong những lời chào phổ biến nhất là “namaste”. Bạn có thể đặt hai lòng bàn tay vào nhau và cúi đầu để thể hiện sự tôn trọng khi nói namaste hoặc nếu bạn muốn trang trọng hơn, bạn có thể nói “namaskar”.
Khi tiếng Anh ngày càng trở nên toàn cầu hóa, từ “hello” cũng được sử dụng tại Ấn, đặc biệt đối với khách du lịch và người nước ngoài. Bạn nên nhớ rằng, từ “tạm biệt” không được sử dụng vì nó ngụ ý rằng, bạn sẽ không gặp lại họ nữa hoặc bạn đang xin phép họ rời đi.
9. Đừng thể hiện tình cảm riêng tư nơi công cộng
Việc thể hiện tình cảm nơi công cộng là điều không nên làm vì nó là một việc khá riêng tư ở Ấn Độ. Bạn nên tránh việc nắm tay, thể hiện cử chỉ âu yếm thái quá nơi công cộng, vì điều này sẽ khiến người khác cảm thấy khó chịu. Thậm chí trong một số trường hợp, bạn có thể bị bắt giam.
10. Dù ở thị trấn nhỏ vẫn phải mặc đồ tươm tất
Một trong những điều quan trọng nhất cần ghi nhớ khi đến Ấn Độ là cách bạn thể hiện bản thân. Ấn Độ khá nghiêm khắc trong vấn đề ăn mặc. Vì thế, bạn cần tôn trọng văn hóa và con người nơi đây, trước tiên nên bắt đầu từ trang phục của bản thân. Ngay cả khi trời nóng, bạn cũng đừng mặc đồ quá hở hang. Bằng cách này, bạn có thể bày tỏ sự tôn trọng của mình đối với đất nước này và nó cũng khiến bạn trông giống như một người địa phương.
Nếu bạn đến thăm một điểm tham quan, điều quan trọng cần nhớ là phải quấn một chiếc khăn quanh đầu để thể hiện lịch sự.
Khám phá khách sạn dành cho những tín đồ tìm kiếm sự vĩnh hằng
Khách sạn nơi đây chỉ thu 6 nghìn đồng mỗi ngày và miễn phí dành cho người nghèo. Một số khách sạn khác, "du khách" chỉ được ở tối đa 15 ngày.
Thành phố linh thiêng Varanasi ở bang Uttar Pradesh phía bắc Ấn Độ là cửa ngõ dẫn đến sự cứu rỗi trong tín ngưỡng của người Hindu.
Với người theo đạo Hindu ở Ấn Độ, cái chết không phải là một gánh nặng. Khi biết bản thân không sống được bao lâu, họ tiến hành hành hương về Varanasi được chết bên bờ sông Hằng. Vì vậy, thánh địa Varanasi có rất nhiều người già, ốm, người chết và quả phụ.
Vị du khách đặc biệt 75 tuổi đang chờ đợi chuyến hành trình vĩnh hằng của mình.
Được thúc đẩy bởi niềm tin như vậy, hàng ngàn người trong nhiều thế kỷ qua đã đến Varanasi, còn được gọi là Kashi, với mong muốn được chết ở đó. Thành phố rất thường được gọi là "thành phố của các đền đài", "thành phố thánh của Ấn Độ", "thành phố ánh sáng", và "thành phố học vấn". Varanasi này cũng được gọi là "thủ đô văn hóa của Ấn Độ".
Chết ở Varanasi được cho là phá vỡ vòng tuần hoàn của cái chết và sự tái sinh. Một khi một người chết ở Varanasi, người đó sẽ không bao giờ được tái sinh, và do đó đạt được sự cứu rỗi.
Varanasicũng gọi là Ba La Nại là một thành phố thánh và là trung tâm trong suốt hàng ngàn năm của Hindu giáo nằm bên bờ sông Hằng ở bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Nơi đây còn là một trong Tứ thánh địa của Phật giáo với vườn Lộc Uyển Sarnath nơi Đức Phật Thích Ca thuyết bài Pháp đầu tiên sau khi thành đạo. Đây là một trong những thành phố có dân định cư liên tục cổ nhất thế giới, có lịch sử từ hàng ngàn năm và cùng thời với nền văn minh Sumer.
Dành cho những người chờ đợi sự vĩnh hằng, hàng loạt khách sạn và nhà nghỉ đực biệt đã hình thành lên trong những năm qua. Một trong khách sạn lâu đời nhất thành phố này là Mumukshu Bhawan (Ngôi nhà dành cho người tìm kiếm vĩnh hằng) được thành lập vào năm 1920.
Khuôn viên Mumukshu Bhawan
Những khách sạn như Mumukshu Bhawan thường được người dân địa phương gọi với cái tên Moksha Bhawan (Ngôi nhà cứu rỗi), những người già định cư ở đây đang chờ đợi cái chết. Một số đã ở đây trong nhiều thập kỷ.
Hơn 300 người ở lại Mumukshu và hầu hết trong số họ trên 60 tuổi. Họ đến đây để chờ đợi những ngày cuối cùng của cuộc đời Trong một năm, khoảng 800 người từ khắp nơi trên đất nước đến để dành những ngày cuối cùng của họ ở Kashi. Trung bình mọi người được phép ở lại 15 ngày. Đối với một số người, có thể là hai hoặc ba ngày hoặc thậm chí một tháng cho đến khi họ qua đời.
Thành phố vĩnh hằng Varanasi.
Kashi Labh Mukti Bhawan là một ngôi nhà khác, nơi bạn đến để chết. Nhưng không giống như Mumukshu, Mukti Bhawan chỉ dành cho những người được cho là sẽ chết trong vòng 15 ngày kể từ ngày "check-in". Nếu người đó không chết trong thời gian này, họ phải rời khỏi Mukti Bhavan và nhường phòng của mình cho người khác.
Nơi đây chỉ thu một khoản phí 20 rupee Ấn Độ (khoảng 6 nghìn đồng) và miễn phí cho người nghèo. Thậm chí nơi đây còn giúp những người khó khăn mua gỗ và các vật liệu khác cần thiết cho việc hỏa táng.
Mukti Bhavan có 12 phòng với một ngôi đền nhỏ và nơi tu hành với các trang thiết bị cơ bản dành cho khách đến ở trọ.
Mặc dù nghe có vẻ vô lý nhưng Mukti Bhavan đón hàng nghìn du khách mỗi năm. Trong khi có nhiều du khách hơn vào mùa đông khi nhiều người chết hơn, thì số lượng du khách lại giảm vào mùa hè.
Rất nhiều người Hindu tin rằng, trên mảnh đất Varanasi này, sông Hằng chảy hướng lên thiên đàng. Với những người theo đạo Hindu thì Vasanasi là thánh địa linh thiêng bậc nhất - thành phố của thần Shiva. Họ nguyện được chết tại đây, tro cốt phải được rải xuống sông Hằng, chu kỳ tái sinh vĩnh cửu (samsara) của họ sẽ kết thúc và đi tới cõi niết bàn (moksha).
Thành phố tuyết giữa núi rừng Ấn Độ Cánh rừng thông và những tòa nhà phủ đầy tuyết trắng ở thành phố Shimla khiến nhiều du khách ngỡ như đang lạc bước giữa trời Âu. Tọa lạc tại vùng núi phía bắc ở độ cao hơn 2.200 m so với mặt nước biển, thành phố Shimla, thuộc bang Himachal Pradesh sở hữu khí hậu mát lạnh và dễ chịu, khác hoàn...