10 lợi ích và thủ thuật ăn ớt khỏe mạnh
Ớt vốn được biết đến như một thực phẩm cay, nóng dễ sinh nhiệt cho cơ thể. Các chị em thì ít khi đụng đến vì sợ ảnh hưởng đến làn da mong manh, nhạy cảm. Thế nhưng ớt có rất nhiều những lợi ích tốt cho sức khỏe mà không phải ai cũng biết.
Ớt vốn được biết đến như một thực phẩm cay, nóng dễ sinh nhiệt cho cơ thể. Các chị em thì ít khi đụng đến vì sợ ảnh hưởng đến làn da mong manh, nhạy cảm. Thế nhưng ớt có rất nhiều những lợi ích tốt cho sức khỏe mà không phải ai cũng biết. Nếu bạn say mê cái cảm giác đổ mồ hôi, rát bỏng lưỡi và suýt soa hương vị cay nồng của món ăn có ớt thì không thể không khám phá thêm những lợi ích quyến rũ của gia vị này.
Mười lợi ích của việc ăn ớt
Theo giáo sư Giáo sư Shen Yanying, phó chủ tịch Đại học Y thủ đô, Bệnh viện Triều Dương Bắc Kinh thì ớt có chứa nguồn vitamin phong phú. Một lượng ớt nhỏ ẩn chứa lượng rất dồi dào như: A, B, C, E, vitamin K, axit folic carotene và các vitamin khác. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều canxi, sắt, các khoáng sản và chất xơ khác. Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã tổng hợp 10 lợi ích của ớt sau đây:
1. Thúc đẩy sự thèm ăn và tiêu hóa
Ớt có thể thúc đẩy tiết dịch tiêu hóa, tăng sự thèm ăn.
2. Chống đỡ lạnh
Ớt có thể làm ấm dạ dày. Nếu bạn đang bị nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng và một vài triệu chứng tiêu hóa khác thì một chút ớt rất có công hiệu với bạn.
3. Thúc đẩy lưu thông máu
Ớt có một số đặc tính chữa bệnh, nó có thể giúp “đổ mồ hôi ngoài, long đờm, khử ẩm”. Theo giải thích của y học hiện đại, ớt có thể thúc đẩy lưu thông máu, cải thiện tê cóng, lạnh, đau đầu…
4. Làm đẹp da
Các chị em có thể rất bất ngờ khi biết rằng ớt có thể làm đẹp da. Ớt có thể thúc đẩy sự tiết hormone, cải thiện tình trạng da. Nhiều người nghĩ rằng thực phẩm nhiều gia vị là một phần nguyên nhân của bệnh đậu mùa, gia tăng tình trạng tiêu cực của da, nhưng trên thực tế vấn đề không phải từ ớt.
5. Hạ lipid trong chế độ ăn uống
Video đang HOT
Capsaicin trong ớt có thể tăng tốc sự phân hủy chất béo, làm giàu chất xơ.
6. Chống viêm mạnh
Ớt có tác dụng chống viêm mạnh. Nghiên cứu của Mỹ cho thấy capsaicin có thể làm giảm đau dẫn truyền thần kinh giúp người ta cảm thấy đau ít hơn.
7. Khả năng chống ung thư
Một công dụng kỳ diệu từ quả ớt. Capsaicin có thể tăng tốc tế bào chết mà không gây tổn hại tế bào khỏe mạnh.
8. Bảo vệ tim
Thường thì ăn ớt hiệu quả có thể trì hoãn sự phát triển của xơ vữa động mạch.
9. Giảm huyết áp
Các thí nghiệm mới nhất của Anh phát hiện ra rằng capsaicin có thể đóng một vai trò trong việc giảm huyết áp, nhưng cơ chế chính xác vẫn chưa rõ ràng.
10. Có lợi cho bệnh tiểu đường
Capsaicin có thể đóng một vai trò giảm nhẹ đối với một số triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 1.
Ba thủ thuật ăn ớt lành mạnh
1. Tốt nhất là nấu chín ớt sau đó mới ăn
Ớt được chế biến nhiều loại, có thể xay, ngâm với tỏi, hoặc để ăn tươi bởi vì các chất dinh dưỡng sẽ được thêm vào phong phú hơn. Tuy nhiên, tốt nhất là nấu chín ớt để ăn. Bởi vì ớt chứa nhiều capsaicin, có thể kích thích niêm mạc miệng và tiêu hóa. Khi đã được đun qua nước sôi, khả năng kích thích tiêu hóa của ớt sẽ giảm.
2. Thêm gia vị cho ớt
Ớt có vị cay, nóng và hơi chua. Khi thêm gia vị cho ớt, chẳng hạn như tỏi, măng hay dấm… thì bạn sẽ ăn ít ớt hơn và kết hợp hài hòa với nhiều gia vị khác. Nhờ đó kìm hãm bạn ăn ớt lành mạnh hơn.
3. Những người không nên ăn ớt
- Những người mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và mạch máu não, cao huyết áp, viêm phế quản mãn tính đều không nên ăn cay bởi capsaicin trong ớt sẽ làm tuần hoàn máu tăng nhanh, khiến tim đập nhanh hơn. Những người mắc những bệnh trên mà ăn cay nhiều trong thời gian dài rất có thể sẽ dẫn đến suy tim cấp tính.
- Những người mắc bệnh viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày không nên ăn ớt vì có thể bị niêm mạc phù nề, tăng nhụ động dạ dày, ảnh hưởng đến sự phục hồi của chức năng tiêu hóa.
- Những người bị viêm túi mật mãn tính, sỏi mật sẽ kích thích axit dạ dày tiết ra nhiều hơn, khiến cho các bệnh liên quan đến túi mật nghiêm trọng hơn.
- Những người bị bệnh trĩ tuyệt đối ăn cay nhiều sẽ bị áp xe hậu môn. Ngoài ra, ớt còn còn gây ra chứng táo bón và làm cho bệnh trĩ nghiêm trọng và khó trị hơn.
- Những người đang bị đau mắt đỏ, viêm giác mạc ăn ớt sẽ làm những bệnh này nghiêm trọng hơn. Phụ nữ mang bầu và mới sinh con ăn cay nhiều sẽ khiến cho em bé bị ảnh hưởng khi bú mẹ.
Theo PNO
Củ ấu - bài thuốc hay
Củ ấu thường có hai giống: ấu gai cho trái có hai sừng nhọn như gai, năng suất thấp. Ấu trụi cho trái có hai sừng tù, năng suất cao. Nếu trái ấu chưa quá già, màu nâu, chưa rụng xuống bùn, luộc ăn ngon, gọi là ấu nâng gương. Nếu trái đã già, chuyển qua màu đen sẫm, vỏ cứng như sừng, có nhiều bột, gọi là ấu sừng trâu, cần thu hoạch liền. Mùa hoa tháng Năm-Sáu, mùa trái tháng Bảy-Chín.
Trái ấu mà ta thường gọi là củ ấu (Fructus Trapae) phải thu hoạch lúc già, đem luộc chín, lấy nhân ra, phơi hoặc sấy khô để dùng dần. Vỏ trái phơi khô để làm thuốc. Toàn cây tươi hoặc phơi khô cũng được dùng làm thuốc.
Trong 100g thịt củ ấu có chứa: protein 3,6g; lipid 0,5g; glucid 24g; Ca 9mg; P 49mg; Fe 0,7mg; caroten 0,01mg; vitamin B1 0,23mg; B2 0,05mg; PP 1,9mg; C 5mg; cung cấp 115 calo.
Ảnh: Internet
Theo Đông y, thịt trái ấu có vị ngọt, tính mát, tác dụng bổ mát, giải thử nhiệt, giải độc, giải rượu, trừ phiền. Ăn vào giúp ích khí, kiện tỳ, bổ ngũ tạng.
Sách Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân (1518-1593) cho rằng, củ ấu có công năng cầm tiêu chảy, chữa kiết lỵ, đại tiện ra máu, loét dạ dày... Ngày dùng 30-60g, sắc uống.
Vỏ trái ấu dùng chữa loét dạ dày và loét cổ tử cung. Toàn thân cây dùng chữa trẻ em sài đầu, giải độc rượu và làm cho sáng mắt. Liều dùng 10-16g, dạng thuốc sắc.
Sau đây là một số bài thuốc có dùng ấu:
- Giải trúng nắng, giải say rượu, dã độc thuốc: dùng thịt ấu tươi 150-250g, nhai nát nuốt dần hoặc giã nát, chế thêm nước nguội để uống.
- Chữa tỳ vị hư nhược, ăn uống không tiêu, đi cầu lỏng, hay đau bụng lạnh: thịt ấu 50g, bạch truật 16g, sơn tra 10g, hoài sơn 16g, màng mề gà (kê nội kim) 6g, cam thảo bắc 3g. Sắc với 750ml nước, còn lại 300ml chia hai-ba lần uống lúc đói bụng.
- Chữa viêm loét dạ dày: thịt ấu 30g, hoài sơn 16g, táo đỏ 16g, bạch cập (Rhizoma Bletiliae) 10g, gạo nếp 100g. Cho tất cả vào nồi, thêm lượng nước vừa đủ để nấu cháo nhừ. Khi ăn cho 20g mật ong trộn đều. Chia hai-ba lần ăn trong ngày. Món này còn là món ăn bổ trợ tốt cho những người bị ung thư dạ dày.
- Chữa đại tiện ra máu: vỏ ấu 60g, cỏ mực 8g, trắc bá diệp (sao đen) 8g, hoa hòe (sao) 8g, gương sen (sao) 8g, sắc với 750ml nước, còn 300ml chia hai lần uống trước bữa ăn.
- Chữa trĩ ra máu: vỏ ấu sấy khô, đốt tồn tính, tán bột mịn, trộn đều với dầu mè để bôi hoặc đắp, ngày ba-bốn lần.
- Hư nhiệt, phiền khát: thịt củ ấu tươi 50g, mía lau 50g, câu kỷ tử 10g, đậu đen 16g, sắc uống.
- Loét dạ dày, loét cổ tử cung: lấy vỏ củ ấu sao vàng cho có mùi thơm rồi sắc với nước uống.
Người ta còn lấy thịt ấu sấy khô, tán bột, hòa với đường hoặc mật để làm bánh ăn rất ngon và bổ dưỡng, phòng chống thử nhiệt mùa nắng nóng.
Củ ấu đốt thành than tồn tính, tán thành bột, trộn đều với dầu vừng, dùng bôi ngoài trĩ, mụn nước, nhiễm trùng sưng ngoài da. Dùng đun nước rửa hậu môn để chữa sa trực tràng (lòi dom).
Tuy củ ấu là vị thuốc tốt và thực phẩm ngon, nhưng ăn nhiều sẽ gây trệ khí, do đó những người có u cục ở ngực, bụng, không được dùng.
Theo PNO
Vỡ mạch máu mắt vì ăn lẩu đến 4 lần/tuần Thời tiết lạnh khiến nhiều người thích ngồi bên nồi lẩu nóng hổi, thêm vị cay cay. Tuy nhiên một người đàn ông đã phải nhập viện khẩn cấp vì vỡ mạch máu mắt do ăn lẩu đến 4 lần/tuần. Theo các phương tiện truyền thông ở Cao Hùng, Đài Loan (Trung Quốc), người đàn ông này chỉ mới 20 tuổi nhưng đã...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Từ chối tiêm vaccine sởi cho trẻ, nguy cơ tử vong rình rập

Đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng bệnh sởi, đáp ứng điều trị tốt nhất

Thời gian ủ bệnh của người mắc sởi

Những lưu ý giúp dùng thuốc điều trị ung thư vú hiệu quả

Cập nhật kỹ thuật tiên tiến trong điều trị bệnh lý tai mũi họng

Những lợi ích sức khỏe nếu uống trà matcha đúng cách

Các yếu tố nguy cơ khiến bạn mắc chứng ù tai

Mất cân bằng vi khuẩn ruột và những hệ lụy nguy hiểm

Người đàn ông sợ nước, sợ gió sau 3 tháng bị chó cắn

Nguy kịch vì nhiễm giun lươn lan tỏa

Công dụng của táo hấp với sức khỏe mà bạn chưa biết

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và những điều cần biết
Có thể bạn quan tâm

Đây mới là loại cây hút ẩm và khử mùi hôi, nấm mốc trong nhà hiệu quả
Sáng tạo
12 giờ trước
Nổ đường ống dẫn khí tại Malaysia làm 33 người bị thương
Thế giới
12 giờ trước
Công an làm việc với 3 người đánh vợ chồng chủ tiệm hớt tóc ở Hội An
Pháp luật
13 giờ trước
Nghệ sĩ hài Vũ Quang nhập viện cấp cứu
Sao việt
13 giờ trước
Cục CSGT: Xuất hiện tình trạng 'nhờn luật' sau 3 tháng áp dụng Nghị định 168
Tin nổi bật
13 giờ trước
Buổi họp báo vi phạm "tính người" của Kim Soo Hyun
Hậu trường phim
13 giờ trước
Chỉ sau 1 đêm: BLACKPINK và Kendrick Lamar đồng loạt có thông tin sẽ đến Việt Nam?
Nhạc quốc tế
13 giờ trước
Ngày này gần 50 năm trước, Trái Đất đột nhiên mất đi lực hút
Lạ vui
13 giờ trước
Pháo có liên quan gì đến buổi họp báo của Kim Soo Hyun?
Nhạc việt
13 giờ trước
Nghẹt thở: Người đàn ông nhảy qua lối đi bị gãy ở tầng 50 để tìm kiếm vợ con trong trận động đất tại Bangkok
Netizen
14 giờ trước