10 lợi ích bất ngờ từ việc uống nước nóng
Chúng ta đều nghe các chuyên gia khuyên mỗi ngày nên uống 8 ly nước. Nhưng không phải ai cũng biết rằng nước ấm và nước nóng có những lợi ích riêng mà khi uống nước lạnh không có được.
Sau đây là 10 lợi ích khi uống nước nóng mà bạn không ngờ tới:
1. Giảm cân
Nước nóng rất tốt để duy trì sự trao đổi chất hiệu quả, điều mà bạn cần nếu đang cố gắng giảm một vài ký. Cách tốt nhất để làm điều này là khởi động quá trình trao đổi chất vào sáng sớm bằng một cốc nước chanh nóng. Ngoài ra, nước nóng giúp bạn phá vỡ các mô mỡ (hay còn gọi là chất béo) trong cơ thể bạn.
2. Chữa tắc nghẽn mũi, họng
Uống nước nóng có nhiều lợi ích hơn bạn tưởng
Uống nước nóng là một phương thuốc tự nhiên tuyệt vời để chữa cảm lạnh, ho và đau họng. Nước nóng giúp làm tan đờm và loại bỏ nó khỏi đường hô hấp. Như vậy nước nóng giúp loại bỏ đau họng và nghẹt mũi.
Nước nóng cũng hỗ trợ trong việc giảm bớt đau bụng kinh. Độ nóng của nước giúp làm dịu và dễ chịu các cơ bụng, giúp chữa các cơn đau bụng kinh.
4. Giải độc cơ thể
Nước nóng giúp giải độc cơ thể một cách tuyệt vời. Khi bạn uống nước nóng, nhiệt độ cơ thể của bạn tăng và tiết mồ hôi. Bạn sẽ thích vậy vì nó giúp giải độc và làm sạch cơ thể đúng cách. Để đạt kết quả tối ưu, hãy thêm một lát chanh vào trước khi uống.
Nước ấm giúp làm lành các tế bào da, làm tăng tính đàn hồi của da và làm giảm ảnh hưởng của các gốc tự do. Sau đó, làn da bị tổn thương của bạn sẽ trở nên mịn màng hơn.
6. Ngăn ngừa mụn trứng cá và mụn nhọt
Lợi ích của nước cho da bạn vẫn còn. Nước nóng giúp làm sạch sâu cơ thể bạn và loại bỏ nguyên nhân chính gây ra mụn trứng cá.
7. Giúp tóc chắc khỏe và đầy sức sống
Video đang HOT
Uống nước nóng là cách tốt để có được mái tóc mềm mại và bóng mượt. Nước nóng tiếp thêm sinh lực cho dây thần kinh trong chân tóc và khiến chúng hoạt động. Điều này giúp ích cho việc có được mái tóc bóng mượt tự nhiên và chắc khỏe.
Ngoài ra uống nước ấm còn có tác dụng kích thích sự phát triển của chân tóc. Nước ấm thúc đẩy hoạt động của chân tóc và giúp tóc nhanh mọc.
Nước nóng cũng giúp da đầu bạn ngậm nước và giúp chống lại da đầu khô và gàu.
8. Tăng cường lưu thông máu và thúc đẩy hệ thần kinh khỏe mạnh
Một lợi ích khác của việc uống nước nóng là nó tăng cường lưu thông máu, điều quan trọng đối với cơ bắp và hoạt động thần kinh. Ngoài ra, nó giữ hệ thần kinh khỏe mạnh bằng cách phá hủy chất béo xung quanh.
9. Quá trình tiêu hóa
Nước nóng có lợi ích đặc biệt cho quá trình tiêu hóa. Các nghiên cứu chỉ ra rằng uống nước lạnh trong và sau khi ăn có thể làm đông cứng dầu trong thức ăn tiêu thụ. Điều này dẫn đến tích tụ chất béo trong đường ruột và cuối cùng có thể dẫn đến ung thư ruột.
Tuy nhiên, nếu thay một ly nước lạnh bằng một ly nước nóng, bạn có thể tránh được vấn đề này. Ngoài ra, nước nóng có lợi cho tiêu hóa, bạn nên uống sau bữa ăn.
Nước nóng giúp hoạt động của đường ruột nhịp nhàng, khỏe mạnh và bớt đau đớn. Mất nước có thể gây ra táo bón mãn tính. Vì phân bị tích lũy trong ruột của bạn, nên ruột hoạt động chậm hơn.
Người ta khuyên nên uống một ly nước nóng đầy vào mỗi buổi sáng khi dạ dày còn trống. Nó phân hủy bất kỳ thực phẩm còn sót lại và làm cho chuyển động của chúng nhẹ nhàng, ít đau đớn khi qua ruột.
Theo Sức khỏe đời sống
Top 15 thực phẩm giúp giải độc cơ thể
Đôi khi thói quen ăn uống, môi trường sống, thực phẩm cũng có thể làm cho cơ thể bạn bị nhiễm độc. Bạn nên bổ sung một số loại thực phẩm sau vào chế độ ăn uống mỗi ngày để giải trừ các loại độc tố nhé.
1. Quả chanh
Chanh là loại quả tốt trong việc giúp thanh lọc gan. Nhiều người thích uống nước chanh vì có chứa vitamin C, hàm lượng vitamin C cao 51,7mg/100g. Các chất flavonoit trong chanh (chất chống ôxy hóa) có thể chống các bệnh suy thoái não. Không chỉ thế, chanh còn có tác dụng làm sạch bàng quang, thận, hệ tiêu hóa và phổi.
Thường xuyên bổ sung một cốc nước hòa với nước vắt nửa quả chanh vào chế độ ăn hàng ngày của bạn còn giúp quá trình tiêu hóa của cơ thể diễn ra thuận lợi hơn. Có thể dùng quả chanh tươi hoặc nước cốt chanh đóng chai. Lưu ý người đau dạ dày không nên uống quá nhiều chanh.
2. Gừng
Ngoài tác dụng giảm buồn nôn hiệu quả, cải thiện tiêu hóa, chữa đầy hơi, gừng còn là thực phẩm có khả năng tăng cường sức mạnh cho hệ miễn dịch do nó chứa nhiều chất chống ôxy hóa. Vì vậy, dùng thêm ít trà gừng hoặc đơn giản là bỏ thêm vài lát gừng tươi vào ly nước ép hoa quả là một cách hiệu quả để cải thiện hệ tiêu hóa của bạn.
3. Dưa chuột
Dưa chuột là một trong những thực phẩm hàng đầu, ngoài những tác dụng tốt cho sức khỏe như bù nước, giảm nhiệt, loại bỏ độc tố, nó còn là loại quả rẻ tiền, hữu ích trong việc làm đẹp. Dưa chuột có nhiều nước (96%), rất ít kalo (10kcal/100g), có tính lợi tiểu và phục hồi khoáng với rất nhiều chất khoáng và nguyên tố vi lượng (kali, photpho, magie...). Dưa chuột chứa những chất chống ôxy hóa đặc biệt với tỷ lệ hợp lý như -carotene và -carotene, vitamin C, vitamin-A, zea-xanthin và lutein.
Loại quả này có lượng vitamin K cao, cung cấp khoảng 17 g vitamin K/100 g. Vitamin K có vai trò quan trọng đối với xương do nó thúc đẩy hoạt động tạo xương. Vitamin này cũng đã được xác định vai trò trong điều trị bệnh nhân nhờ hạn chế tổn thương tế bào thần kinh trong não.
Tuy nhiên bạn cần lựa chọn và rửa sạch trước khi sử dụng, để tránh những hậu quả xấu do ảnh hưởng của thuốc trừ sâu gây ra.
4. Củ dền
Không những là thực phẩm giàu magiê, sắt và vitamin C, củ dền còn được ví von như là một "siêu thực phẩm" do nó có nhiều chức năng có lợi cho sức khỏe. Ngoài khả năng làm đẹp da, tóc, điều hòa cholesterol, củ dền còn hỗ trợ quá trình giải độc gan, nên được xem là thực phẩm giải độc căn bản. Lần sau khi làm món rau trộn, bạn hãy thử bỏ thêm vài lát củ dền tươi hay đơn giản là dùng ít nước ép củ dền là đã có thể hấp thu tác dụng có lợi của loại thực phẩm này.
5. Nghê
Nghệ là một trong những loại gia vị có lợi cho việc duy trì sức khỏe của gan. Vì nghệ có khả năng tiêu hóa chất béo và hoạt động như một kháng sinh tự nhiên bảo vệ cho gan của bạn. Củ nghệ giàu canxi và kali, làm dịu các cơn đau đường tiêu hóa, đau bụng đầy hơi chướng bụng. Trong thành phần của củ nghệ có chứa chất curcumin có thể chữa lành những tổn thương trong gan, dạ dày đồng thời thúc đẩy màng nhầy và da phát triển khỏe mạnh.
Ngoài ra, nó còn có tác dụng hỗ trợ các khớp xương bị thoái hóa hay bị viêm khớp, giúp tăng cường hệ tiêu hóa, làm giảm cholesterol, đào thải chất độc, làm khô và giúp vết thương mau lành. Trong ăn uống, nên pha trộn nghệ để làm tăng hương vị giúp món ăn ngon và hấp dẫn hơn nhưng cũng rất tốt cho sức khỏe.
6. Tỏi
Lâu nay, tỏi đã được biết là có lợi cho tim, nhưng loại thực phẩm hăng cay này cũng có tác dụng tốt trong việc giải độc. Ngoài tác dụng chống virút, kháng khuẩn và kháng sinh, tỏi còn chứa allicin hóa, chất có khả năng kích thích việc sản xuất ra tế bào bạch cầu và chống nhiễm độc. Cách sử dụng tỏi tốt nhất vẫn là ở dạng tươi, nên bạn hãy bỏ thêm ít tỏi băm vào nước trộn rau để làm dậy mùi vị cũng như tốt cho sức khỏe.
7. Trà xanh
Uống trà xanh cũng là một biện pháp giúp tăng cường lượng chất dẫn lưu cho cơ thể. Từ đó dẫn độc tố ra bên ngoài cơ thể. Trà xanh không những là thức uống tốt cho những ai muốn giảm cân, mà còn là thức uống giàu chất chống ôxy hóa. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, uống trà xanh giúp bảo vệ gan khỏi nhiều loại bệnh, gồm cả bệnh gan nhiễm mỡ.
8. Hoa quả tươi
Hoa quả tươi chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống ôxy hóa, chất xơ mà lại không chứa nhiều calorie nên rất tốt cho việc thanh lọc cơ thể. Nếu bạn muốn có một làn da đẹp, mái tóc óng mượt hay cải thiện hệ tiêu hóa thì hãy ăn thêm nhiều và đa dạng các loại hoa quả tươi.
9. Bắp cải
Ngoài lợi ích dùng làm thực phẩm giảm cân hiệu quả, bắp cải còn giúp giải độc. Nguyên nhân là do bắp cải có chứa sulforaphane (hóa chất giúp cơ thể phòng chống nhiễm độc) và glutathione (chất chống ôxy hóa giúp cải thiện chức năng giải độc của lá gan).
10. Gạo lứt
Gạo lứt chứa nhiều dưỡng chất giải độc quan trọng bao gồm vitamin B, magiê, mangan và phốt-pho. Ngoài ra, loại thực phẩm này cũng có chứa nhiều chất xơ - giúp làm sạch ruột, cũng như giàu selen - hoạt chất giúp bảo vệ gan và cải thiện bề mặt da, giúp da luôn khỏe mạnh.
11. Cải xoong
Lá cải xoong cung cấp nhiều dưỡng chất giải độc quan trọng, bao gồm nhiều loại vitamin (B, E, C), kẽm và kali. Thuộc tính lợi tiểu tự nhiên của loại rau này còn giúp bạn "thải trừ" các chất độc ra khỏi cơ thể.
12. Atisô
Nếu gần đây bạn lỡ ăn quá nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ hay dùng nhiều bia rượu, thì việc bỏ thêm ít lá bông atisô đã hấp chín vào thức ăn chính là một cách tuyệt vời để cơ thể bạn cân bằng trở lại. Nguyên do là vì bông atisô chứa nhiều chất chống ôxy hóa và chất xơ, do đó atisô giúp bao tử dễ tiêu hóa chất béo. Đây cũng là loại thực phẩm có khả năng kích thích và cải thiện chức năng của gan - cơ quan chính giúp cơ thể giải trừ độc tố.
13. Đậu xanh
Đậu xanh vị ngọt, tính mát nên được coi là thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, đẩy nóng. Trong đậu xanh còn có thành phần hạ mỡ trong máu hữu hiệu, chứa nhiều kali, ít natri giúp cho cơ thể phòng chống chứng xơ cứng động mạch và bệnh cao huyết áp.
Nó đồng thời giúp quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi, nhờ đó có thể dễ dàng đào thải độc tố trong ruột ra ngoài cơ thể, bảo vệ gan và giải độc.
14. Nấm
Nấm có hiệu quả giải độc rõ ràng. Chẳng hạn như nấm mèo (mộc nhĩ), nấm trắng, nấm đông cô... Nấm rất giàu selen, vì vậy thường xuyên ăn có thể giảm huyết áp, giảm cholesterol, ngăn ngừa xơ cứng động mạch, cải thiện chức năng miễn dịch, kích thích tủy xương tạo máu, lọc máu, giải độc trong đường ruột.
15. Mật ong
Mật ong xưa nay là loại giải độc dưỡng sắc rất tốt, có chứa nhiều axit amin thiết yếu và vitamin. Ăn mật ong thường xuyên ngoài thải chất độc. Trong mật ong có chứa khá nhiều loại đường, sẽ lưu lại nước ở trong ruột khi được hấp thu vào cơ thể, giúp ích cho việc làm sạch ruột thải độc, nhất là khi bạn đói bụng.
Khi bụng đói mà ăn mật ong thì ruột sẽ nhu động nhanh nhất, nên bạn nên hòa mật ong vào trong nước hơi ấm để uống, nước quá nóng và quá lạnh đều sẽ phá hỏng cấu trúc dinh dưỡng của mật ong.
Theo Phununews
Chế độ ăn kiêng bằng chất lỏng có tốt không? Đúng với tên gọi, chế độ ăn kiêng bằng chất lỏng là chế độ ăn uống sử dụng chất lỏng. Khi áp dụng chế độ ăn uống bằng chất lỏng, người ăn kiêng chỉ nạp thực phẩm dạng lỏng dưới hình thức nước ép trái cây tươi hoặc đóng lon. Chế độ ăn kiêng bằng chất lỏng có tốt không? Chế độ ăn...