10 loại thuế lạ lùng nhất thế giới
Thuế bóng râm, thuế cửa sổ, thuế ợ hơi của bò, thuế internet… được xem là những luật thuế lạ lùng trong lịch sử nhân loại. Nhiều loại thuế trong số đó vẫn còn ảnh hưởng cho đến hiện tại.
1. Thuế nước tiểu (Thế kỷ 1 sau Công Nguyên)
Ở La Mã cổ đại, người ta rất coi trọng nước tiểu của con người. Amoniac trong nước tiểu được dùng để thuộc da, giặt giũ và thậm chí dùng để đánh răng. Vì vậy, Hoàng đế Vespasian đã đánh thuế đối với những người thu thập nước tiểu từ các nhà vệ sinh công cộng. Loại thuế kì lạ này được đặt ra vào những năm 70 của thế kỷ 1 sau Công Nguyên.
2. Thuế độc thân (Thế kỷ 9 sau Công Nguyên)
Trong khoảng thời gian dài, nhiều người sống độc thân đã phải nộp thuế vì không kết hôn và sinh con. Tuy nhiên, Hoàng đế Augustus (La Mã) là người đầu tiên đánh thuế độc thân vào thế kỷ 9 sau Công Nguyên với mục đích khuyến khích sinh sản.
Sau đó, vào thế kỷ 15, Đế chế Ottoman tiếp tục thu loại thuế này. Ngoài ra, Anh cũng đánh thuế những người góa vợ hoặc góa chồng vào năm 1695. Từ năm 1941-1992, thuế không con 6% được áp dụng tại Nga. Đặc biệt, cho đến ngày nay, bang Missouri của Mỹ vẫn đánh thuế 1 USD mỗi năm đối với đàn ông độc thân trong độ tuổi từ 21 đến 50.
3. Thuế râu (1533 – 1772)
Thuế râu được vu Henry VIII đưa ra lần đầu tiên vào năm 1533, đánh thuế những người để râu trên khuôn mặt của họ. Ngoài ra, từ năm 1698, những ai sống tại Nga muốn để râu phải mua một đồng tiền có khắc dòng chữ ” the beard is a superfluous burden ” (râu là một gánh nặng không cần thiết). Tuy nhiên, loại thuế lạ thường này đã kết thúc vào năm 1772.
4. Thuế cửa sổ (1696)
Loại thế nghe rất vô lý này được đưa ra tại Anh vào năm 1696. Theo đó, những ngôi nhà có hơn 10 cửa sổ phải trả một khoản tiền lớn vì thuế cửa sổ. Loại thuế này đã ảnh hưởng rất lớn đến người dân nước Anh và sau nhiều lần phản đối, thuế cửa sổ đã được bãi bỏ vào năm 1851. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nó vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay với nhiều ngôi nhà đã dùng gạch để lấp cửa sổ.
Thuế cửa sổ được áp dụng tại Anh vào năm 1696. Ảnh: Getty Images
5. Thuế gạch (1784)
Ngoài trả thuế cho cửa sổ, người Anh cũng phải trả thuế cho gạch xây nhà. Mục đích của loại thuế này là để huy động của cải cho các cuộc chiến tranh thuộc địa. Nhiều nhà sản xuất đã cố tình sản xuất những viên gạch lớn hơn để giảm thuế. Tuy nhiên, chính phủ đã đưa ra kích thước tối đa cho những viên gạch và đánh thuế gấp đôi đối với những viên gạch lớn. Thuế được bãi bỏ vào năm 1850.
6. Thuế bóng râm (1993)
Loại thuế này được áp dụng trên toàn nước Ý vào năm 1993. Theo đó, những hàng quán hoặc cửa hàng có biển hiệu tạo bóng râm trên các lối đi công cộng sẽ bị đánh thuế. Đáng ngạc nhiên, 2 năm trước, một thị trấn ở Veneto (Ý) đã áp dụng trở lại loại thuế kỳ lạ này ở mức khoảng 112 USD (khoảng 2,6 triệu VNĐ) mỗi năm. Ngoài ra, những cửa hàng cố ý xây dựng mái hiên hoặc đặt bàn ghế bên ngoài cửa hàng cũng bị đánh thuế.
Thuế bóng râm hiện vẫn còn áp dụng tại Ý. Ảnh: Getty Images
7. Thuế ợ hơi ở bò (2003)
Thuế được áp dụng lần đầu tiên ở New Zealand vào năm 2003. Tuy nhiên, mục đích của thuế là bảo vệ môi trường và ngăn chặn tình trạng nóng lên toàn cầu vì bò sản sản xuất lượng khí metan rất lớn mỗi khi ợ hơi. Sau New Zealand, Đan Mạch là quốc gia thứ hai áp dụng loại thuế này. Tuy nhiên, hiện nay nó đều bị bãi bỏ ở cả hai quốc gia.
8. Thuế đũa (2006)
Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng mức thuế 5% đối với đũa gỗ dùng một lần cách đây 13 năm. Chính sách này nhằm ngăn chặn tình trạng phá rừng trái phép hàng năm. Hàng năm, có đến 45 tỉ đôi đũa gỗ dùng một lần được sản xuất tại Trung Quốc.
Thuế đũa 5% được đánh vào đũa gỗ sử dụng một lần tại Trung Quốc. Ảnh: Getty Images
9. Thuế vật nuôi (2017)
Đánh thuế đối với chủ sở hữu chó đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới từ Đức cho đến nhiều bang ở Mỹ. Tuy nhiên, vào năm 2017, chính quyền khu vực Punjab (Ấn Độ) đã bắt đầu áp dụng thuế cho tất cả những người sở hữu thú cưng, voi hoặc thậm chí cả lạc đà. Thuế áp dụng ở mức 3.60 USD cho động vật nhỏ và 7.15 USD cho động vật lớn. May mắn thay, thuế này đã được bãi bỏ đối với những người sở hữu thú cưng.
10. Thuế internet (2021)
Vào tháng 4 năm nay, Uganda đã áp dụng thuế Internet ở mức 12%. Chi phí sử dụng Internet đã tăng cao ở nhiều quốc gia châu Phi do tốc độ truy cập Internet chậm và hạn chế sử dụng. Thuế Internet đang bị chỉ trích rộng rãi vì việc đánh thuế có thể ảnh hưởng đến kinh tế vì lĩnh vực này đang ngày càng phụ thuộc vào trực tuyến.
Nuốt nam châm để kiểm tra xem có hút được kim loại hay không, cậu bé 12 tuổi nhận cái kết đắng
Cậu bé 12 tuổi nuốt 54 viên nam châm để xem kim loại có dính vào bụng hay không phải phẫu thuật để bảo toàn tính mạng.
Sự tò mò của con người là cốt lõi mang lại nhiều đột phá trong suốt lịch sử thế giới nhưng kết quả của những hành động đó không phải lúc nào cũng tích cực. Trường hợp của cậu bé 12 tuổi này là một ví dụ điển hình.
Rhiley Morrison, 12 tuổi, người Anh đến từ Greater Manchester, đã phải trải qua cuộc phẫu thuật để bảo toàn tính mạng sau khi cố tình nuốt 54 viên nam châm trong một trò chơi nguy hiểm.
Rhiley Morrison thử nuốt những viên nam châm nhỏ, món quà cậu bé nhận được vào dịp Giáng Sinh để kiểm tra xem liệu các vật dụng kim loại có dính vào bụng mình hay không.
Nuốt nam châm để kiểm tra xem có hút được kim loại hay không, cậu bé 12 tuổi nhận cái kết đắng
Thật không may khi mọi thứ không diễn ra theo đúng kế hoạch. Cậu bé 12 tuổi phải kêu cứu người mẹ Paige vào lúc nửa đêm, khoảng 2 giờ sáng và nói rằng cậu vô tình nuốt phải hai viên nam châm cách đây vài ngày.
Ngay trong đêm, người mẹ đã đưa cậu đi cấp cứu tại Bệnh viện Hoàng gia Salford. Tại đây, các bác sĩ tiến hành chụp X-quang và phát hiện có hơn 2 viên nam châm bên trong người Rhiley Morrison.
Bà Paige, mẹ của Rhiley Morrison, cho biết: "Các bác sĩ ước tính có khoảng 25-30 viên nam châm khi xem phim chụp X-quang, nhưng sau khi trải qua cuộc phẫu thuật 6 tiếng đồng hồ mới phát hiện chính xác có 54 viên. Tôi thực sự cảm thấy vô cùng khó khăn, không thể hiểu nổi bằng cách nào hoặc tại sao con trai mình lại nuốt nhiều viên nam châm như vậy".
Cậu bé 12 tuổi, người rất thích các thí nghiệm, cuối cùng đã nói với mẹ và các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi đồng Hoàng gia Manchester rằng cậu đã nuốt nam châm để xem liệu những tấm kim loại có dính vào dạ dày của mình hay không và những viên tròn sẽ trông như thế nào sau khi đi ra ngoài qua hậu môn.
Thật không may cho Rhiley, thí nghiệm của cậu bé để lại hậu quả tồi tệ. Rhiley Morrison phải trải qua 10 ngày không thể cử động và nôn ra chất lỏng màu xanh từ bên trong ruột. Cậu cũng không thể tự di chuyển, đi vệ sinh, phải ăn bằng ống và thậm chí các bác sĩ cũng phải đặt ống thông tiểu.
Mẹ của Rhiley Morrison, 30 tuổi nói: "Thật đau lòng khi chứng kiến cảnh cậu bé trải qua tất cả những điều này, thật kinh khủng".
Sau khi xuất viện, Rhiley Morrison phải dùng kháng sinh để ngăn nhiễm trùng. Mẹ Rhiley Morrison cũng chia sẻ câu chuyện của mình trên mạng xã hội để đảm bảo không đứa trẻ nào nghịch dại, thực hiện thử thách tương tự.
Những khối kim loại bí ẩn lần lượt xuất hiện trên khắp thế giới Ngoài Mỹ, Anh, Romania gần đây nhất cột kim loại bí ẩn xuất hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 2020, ở nhiều nơi trên thế giới xuất hiện nhiều khối kim loại bí ẩn nằm ở một số khu vực nhưng không ai rõ nguyên nhân. Cảnh sát tìm thấy một số người đứng đằng sau các cột kim loại trên, tuy nhiên...