10 loại thực phẩm không có lợi cho hệ miễn dịch của bạn
Chế độ ăn uống ít chất dinh dưỡng và nhiều thực phẩm chế biến sẽ làm suy giảm chức năng miễn dịch, theo Heathline.
Chế độ ăn nhiều đường có thể làm tăng tính nhạy cảm với một số bệnh tự miễn – ẢNH: SHUTTERSTOCK
1. Đường
Thực phẩm có nhiều đường làm tăng đáng kể lượng đường trong máu, làm tăng sản xuất các protein gây viêm, ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng miễn dịch.
Lượng đường trong máu cao có thể ức chế phản ứng của các loại tế bào miễn dịch chống lại sự nhiễm trùng.
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng lượng đường trong máu cao có thể gây hại cho chức năng bảo vệ của ruột và làm mất cân bằng vi khuẩn đường ruột và khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn.
Ngoài ra, chế độ ăn nhiều đường có thể làm tăng tính nhạy cảm với một số bệnh tự miễn, bao gồm cả viêm khớp dạng thấp.
2. Thức ăn mặn
Muối có thể ức chế chức năng miễn dịch, ngăn chặn phản ứng chống viêm, thay đổi vi khuẩn đường ruột và làm trầm trọng thêm các bệnh tự miễn như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, viêm khớp dạng thấp và lupus.
3. Thực phẩm giàu chất béo omega-6
Cơ thể cần cả chất béo omega-6 và omega-3 để hoạt động.
Sự mất cân bằng giữa 2 loại omega này sẽ gây ảnh hưởng không tốt.
Các nghiên cứu ở những người bị béo phì chỉ ra rằng chế độ ăn uống nhiều chất béo omega-6 có thể dẫn đến rối loạn chức năng miễn dịch và làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh như hen suyễn và viêm mũi dị ứng, theo Heathline.
Video đang HOT
4. Đồ chiên rán
Thực phẩm chiên có thể giải phóng ra một sản phẩm – có thể góp phần gây viêm và tổn thương tế bào.
5. Thịt chế biến và nướng
Cũng như thực phẩm chiên, thịt chế biến và nướng cũng tạo ra hàm lượng cao của chất gây viêm và tổn thương tế bào.
Thịt chế biến sẵn cũng có nhiều chất béo bão hòa. Một số nghiên cứu cho thấy rằng chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa nhưng thiếu chất béo không bão hòa – có thể góp phần gây rối loạn chức năng hệ miễn dịch.
Chế độ ăn nhiều thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến có thể gây mất cân bằng vi khuẩn trong ruột – SHUTTERSTOCK
Chế độ ăn nhiều thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến có thể gây viêm, tăng tính thấm của ruột và gây mất cân bằng vi khuẩn trong ruột, tất cả đều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe miễn dịch.
Thức ăn nhanh cũng có thể phá vỡ hệ thống nội tiết sản xuất hoóc môn của cơ thể. Chúng cũng có thể làm tăng sản xuất các protein gây viêm có thể làm suy yếu phản ứng miễn dịch với các mầm bệnh.
7. Thực phẩm có chứa một số chất phụ gia
Một số chất nhũ hóa được thêm vào thực phẩm có thể làm thay đổi vi khuẩn đường ruột, gây hại cho niêm mạc ruột và gây viêm, theo Heathline.
8. Carb tinh chế kỹ
Thường xuyên ăn carbstinh chế kỹ như bánh mì trắng và bánh nướng có đường, có thể gây hại cho hệ miễn dịch.
Đây là những loại thực phẩm có khả năng làm tăng sản xuất các gốc tự do và các protein gây viêm.
Hơn nữa, chế độ ăn giàu carbs tinh chế có thể làm thay đổi vi khuẩn đường ruột, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ miễn dịch.
9. Một số loại thực phẩm giàu chất béo
Ăn nhiều chất béo bão hòa có thể làm tăng khả năng bị nhiễm trùng bằng cách ức chế hệ miễn dịch và chức năng của tế bào bạch cầu.
10. Thực phẩm và đồ uống có chất làm ngọt nhân tạo
Một số chất làm ngọt nhân tạo có thể làm thay đổi thành phần vi khuẩn đường ruột, tăng tình trạng viêm nhiễm trong ruột và làm suy giảm phản ứng miễn dịch, theo Heathline.
Những dấu hiệu 'tố cáo' bạn đang ăn quá nhiều thực phẩm khủng khiếp
Tự hỏi cơ thể của bạn nghĩ gì về chế độ ăn uống của bạn? Để biết câu trả lời, hãy xem tóc, da và miệng của bạn.
Những thực phẩm chiên, chế biến sẵn không tốt cho sức khỏe - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Cơ thể của bạn là cơ quan tinh vi nhất trên hành tinh, một động cơ tiết kiệm nhiên liệu và tự duy trì, có khả năng xử lý năng lượng, tự loại bỏ độc tố và chất thải, tự điều chỉnh nhiệt độ và thậm chí tự bảo vệ khỏi nhiễm trùng có hại.
Nhưng nếu bạn đang nạp vào cơ thể quá nhiều thực phẩm không đúng cách - những thực phẩm không tốt, được chế biến quá kỹ và ít dinh dưỡng - thì kỳ quan thiên nhiên phức tạp kỳ diệu này sẽ bắt đầu vỡ ra và tan vỡ.
Stephen Kopecky, bác sĩ tim mạch tại Phòng khám Mayo (Mỹ), đã từng lưu ý: cơ thể chúng ta không được thiết kế để ăn quá nhiều loại thực phẩm khủng khiếp (và đặc biệt là thức ăn chiên) mà rất nhiều người trong chúng ta tiêu thụ hằng ngày, theo Eat This, Not That!
Ông Kopecky nói: "Nếu bạn có động cơ diesel, bạn sẽ không đổ xăng vào thùng dầu diesel của mình. Bạn tò mò không biết một số dấu hiệu tinh tế là bạn đang đổ nhầm nhiên liệu vào bình xăng của mình?".
1. Vết cắt nhỏ và vết xước khó chữa lành
Bạn đã bao giờ vô tình cắt vào một ngón tay khi đang cắt hành và nhận thấy rằng vết thương vẫn ở đó rất lâu chưa? Chế độ ăn uống của bạn có thể là một phần nguyên nhân. Vết cắt và vết thương cần nhiều chất dinh dưỡng để chữa lành, và chế độ ăn uống quá ít chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến thời gian hồi phục của bạn.
Theo một nghiên cứu trên các bệnh nhân chăm sóc đặc biệt được công bố trên tạp chí World Review of Nutrition and Dietetics , "các nghiên cứu quan sát và tiền lâm sàng mô tả tác động có hại của việc thiếu năng lượng, protein và vi chất dinh dưỡng đối với việc chữa lành vết thương và đối với gánh nặng loét do tì đè (PU), và chứng minh rằng PU nghiêm trọng làm tăng chi tiêu năng lượng hằng ngày của bệnh nhân", theo Eat This, Not That!
Nói cách khác, chế độ ăn uống của bạn ảnh hưởng đến khả năng tự chữa lành da thịt của bạn, bao gồm cả vết thương, và nếu bạn bị một vết thương nghiêm trọng, sự trao đổi chất của bạn sẽ hoạt động quá mức để khắc phục vấn đề.
2. Tóc ngày càng dễ gãy hoặc mỏng
Đừng bỏ qua trái cây và rau, cũng như nên nấu ăn ở nhà nhiều hơn để bạn có thể kiểm soát được thực phẩm ăn vào - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Các nang tóc của bạn cần đủ chất dinh dưỡng để hoạt động một cách tối ưu.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dermatology Practical & Conceptual , thiếu sắt (có trong hải sản, đậu, hạt, ngũ cốc nguyên hạt và thịt), kẽm (có trong thịt, động vật có vỏ, hạt, sữa và trứng), vitamin B chẳng hạn như niacin (có trong thịt gà, thịt nạc, nấm và gạo lứt) và các chất dinh dưỡng khác như vitamin D, A, E và a xít folic (có trong rau xanh) đều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng phát triển tóc, lông khỏe mạnh của cơ thể bạn.
3. Sức khỏe răng miệng bị ảnh hưởng
Thạc sĩ Kristin Kirkpatrick của Cleveland Clinic, viết: "Nướu bị viêm hoặc chảy máu và sâu răng đều là dấu hiệu của một chế độ ăn uống nghèo nàn. Nếu bạn đến nha sĩ để trám răng, hãy nghĩ xem bạn đang tiêu thụ bao nhiêu đồ uống và thực phẩm có đường. Ngoài ra, nướu bị sưng hoặc chảy máu thường liên quan đến việc cung cấp quá ít vitamin C trong chế độ ăn uống của bạn. Bạn có thể tăng cường vitamin C bằng thực phẩm chẳng hạn như dâu tây, cà chua, rau lá xanh và khoai tây".
4. Da đang có dấu hiệu lão hóa
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dermato Endocrinology , việc cơ thể thiếu đi nguồn dinh dưỡng tốt sẽ ảnh hưởng đến ngoại hình của bạn.
Chiến lược phòng ngừa tốt nhất chống lại (tác động lão hóa da bên ngoài) là lối sống được điều tiết tốt (hạn chế calo, chăm sóc cơ thể và tập thể dục cho cơ thể), với tình trạng căng thẳng thấp và chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng, bao gồm thực phẩm giàu chất chống ô xy hóa.
Những thực phẩm đó nên bao gồm "chất chống ô xy hóa như carotenoid, tocophenol và flavonoid, cũng như vitamin (A, C, D và E), a xít béo omega-3 thiết yếu, một số protrein".
Để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng đó cho cơ thể, hãy đảm bảo ăn đủ khẩu phần trái cây và rau quả hằng ngày, theo Eat This, Not That!
Người bệnh tan máu bẩm sinh thường quá tải sắt, nên ăn uống thế nào? Người bệnh tan máu bẩm sinh thường bị quá tải sắt. Sắt dư thừa này tích tụ trong gan, tim, tinh hoàn/ buồng trứng và tuyến yên, từ đó làm tổn thương, suy giảm chức năng của các cơ quan này. Người bệnh tan máu bẩm sinh nên lựa chọn các loại thực phẩm cho năng lượng cao mà chứa hàm lượng sắt...