10 loại thực phẩm đánh bại đột quỵ, nhồi máu cơ tim rất tốt, cả đàn ông lẫn phụ nữ đều nên ăn
Nhiều người cho rằng chỉ có ung thư mới là căn bệnh đáng sợ nhất, nhưng nếu chưa từng trải qua giây phút cận kề cái chết do các cục máu đông gây ra, có lẽ họ sẽ vẫn chủ quan với căn bệnh có mức độ tử vong nhanh đến đáng sợ này.
Những cục máu đông hình thành bất thường là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng nhồi máu cơ tim bất ngờ, có thể dễ dàng khiến một người đang khỏe mạnh đột nhiên ngã khụy và không thể cứu chữa được.
Sự đông máu là một quá trình cần thiết của cơ thể, nhưng đôi khi các cục máu đông xuất hiện nhiều, nó có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Đối với những người có những bệnh lý như dị tật tim bẩm sinh, việc dùng thuốc làm loãng máu là điều cần thiết để làm giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.
Ngoài ra, các cục máu đông hoàn toàn có thể xuất hiện bất ngờ ở người bình thường. Vì thế, bạn cần phải tăng cường bổ sung những chất làm loãng máu tự nhiên sau để làm giảm khả năng hình thành các cục máu đông.
1. Củ nghệ
Từ lâu người ta đã biết sử dụng loại gia vị này cho mục đích ẩm thực và dược liệu. Các thành phần trong nghệ chứa curcumin, chất này có đặc tính chống viêm và làm loãng máu hoặc chống đông máu.
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2012 cho thấy ăn một lượng nghệ hằng ngày có thể giúp cơ thể tránh tình trạng máu đông bất thường.
2. Gừng
Gừng là một loại gia vị chống viêm khác có thể ngăn chặn quá trình đông máu. Trong gừng có chứa một loại axit tự nhiên gọi là salicylate, giúp làm loãng máu nhanh chóng.
Để cơ thể hấp thụ được chất salicylate tự nhiên, bạn có thể sử dụng gừng tươi hoặc khô rồi thêm vào các món ăn hằng ngày.
3. Ớt Cayenne
Video đang HOT
Ớt Cayenne cũng chứa nhiều salicylate, có thể hoạt động như một chất làm loãng máu mạnh mẽ. Tuy nhiên, vì là ớt nên nó rất cay, khuyến cáo chỉ nên ăn với số lượng ít.
Ăn thường xuyên loại gia vị này có thể giúp hạ huyết áp, tăng lưu thông máu và giảm đau hiệu quả.
4. Tỏi
Tỏi là gia vị thường thấy trong các món ăn, ngoài tác dụng tạo ra mùi thơm kích thích vị giác nó còn hoạt động như một chất kháng sinh và kháng khuẩn tự nhiên.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng bột tỏi chống làm hình thành các cục máu đông rất hiệu quả. Những nghiên cứu khác còn cho thấy nó có tác dụng làm loãng máu.
Tuy nhiên, Viện Hàn Lâm Mỹ khuyên mọi người không nên ăn tỏi quá nhiều từ 7 – 10 ngày trước khi phẫu thuật, vì đặc tính chống máu đông sẽ cản trở việc cầm máu.
5. Quế
Quế chứa nhiều chất làm loãng máu coumarin. Hơn nữa, chất warfarin có trong quế được xem như là một loại thuốc làm loãng máu phổ biến, nó có nguồn gốc từ coumarin.
Mặc dù quế có nhiều công dụng tốt cho việc ngăn ngừa các cục máu đông, nhưng nếu sử dụng quá nhiều có thể gây tổn thương gan. Tốt hơn hết là dùng quế với một lượng nhỏ trong chế độ ăn uống, ngoài việc sử dụng các chất làm loãng máu tự nhiên khác.
6. Bạch quả
Từ lâu trong Y học cổ truyền Trung Quốc người ta đã sử dụng lá từ cây bạch quả trong suốt hàng ngàn năm. Bạch quả cũng là một loại thảo dược rất phổ biến ở Mỹ và châu Âu. Mọi người dùng nó trong việc điều trị các rối loạn về máu, giảm trí nhớ và tăng cường năng lượng.
Bạch quả có tác dụng làm tan máu, tiêu sợi huyết. Trong một số nghiên cứu cho thấy chiết xuất bạch quả có tác dụng như streptokinase, một loại thuốc dùng để điều trị cục máu đông.
7. Chiết xuất hạt nho
Chiết xuất từ hạt nho chứa nhiều chất chống oxy hóa, có thể bảo vệ các mạch máu và ngăn ngừa huyết áp cao. Ngoài ra, nó còn hoạt động như một chất làm loãng máu tự nhiên. Vì những công dụng tuyệt vời này, Trung tâm sức khỏe bổ sung và tích hợp quốc gia ở Mỹ đã khuyến cáo những người bị rối loạn máu, người đang dùng thuốc loãng máu, hoặc người sắp phẫu thuật không nên uống chiết xuất hạt nho.
8. Đồng Quai (Đương qui)
Loại củ này được ví như nhân sâm nữ, một loại thảo dược truyền thống ở Trung Quốc giúp làm giảm đông máu. Hàm lượng chất coumarin trong Đồng Quai khá cao, giúp nó trở thành một chất chống đông máu mạnh.
Đồng Quai thường được pha vào trà hoặc nấu thành canh thảo dược.
9. Feverfew ( cúc thơm)
Cúc thơm là một loại thảo dược thường dùng để trị chứng đau nửa đầu và rối loạn tiêu hóa. Nó còn có tác dụng như chất làm loãng máu, ức chế hoạt động của tiểu cầu và ngăn ngừa cục máu đông.
10. Dứa
Bromelain là một loại enzyme phân giải protein được chiết xuất từ nước quả dứa. Nó được xem là phương thuốc hiệu quả cho các bệnh về tim mạch và huyết áp cao.
Nghiên cứu cho thấy bromelain cũng có thể làm loãng máu, phá vỡ và làm giảm sự hình thành cục máu đông.
Mặc dù các thực phẩm trên có tác dụng ngăn ngừa hình thành cục máu đông – một trong những nguyên nhân dẫn tới đột quỵ, nhưng không có nghĩa là ăn càng nhiều càng tốt hay ăn bao nhiêu cũng được. Bất cứ thực phẩm nào cũng nên tiêu thụ có chừng mực và nếu bạn bị dị ứng hoặc đang có bệnh lý nào đó thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn ăn những thực phẩm này.
Bác sĩ ơi: Uống aspirin mỗi ngày có ngăn ngừa đột quỵ không?
Tôi đọc được thông tin thuốc aspirin có khả năng ngăn ngừa đột quỵ. Thông tin này có đúng không? Nếu đúng thì tôi có thể chủ động uống aspirin để dự phòng không? ( Ngô Gia Niên, 56 tuổi, ngụ TP.HCM)
Shutterstock
Tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Bá Thắng, Trưởng khoa Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM:
Aspirin là một loại thuốc phòng ngừa đột quỵ nhưng dành riêng cho trường hợp phòng ngừa kết tập tiểu cầu, tức là chống bám dính hình thành cục máu đông trong động mạch, giảm biến chứng của xơ vữa động mạch. Lợi ích của nó chỉ được chứng minh rõ ở những người từng bị đột quỵ, đã có hiện tượng mạch máu bị tổn thương nhiều, hoặc có bệnh mạch vành, bệnh về tim (nhồi máu cơ tim...).
Để sử dụng thuốc aspirin phòng ngừa đột quỵ, bác sĩ sẽ tùy theo nguyên nhân mà kê toa. Có một số trường hợp như đột quỵ xuất huyết, chảy máu não thì chắc chắn không được dùng, vì nó nằm trong danh sách chống chỉ định của thuốc. Do đó, bác sĩ sẽ kê toa có aspirin với trường hợp bệnh nhân phù hợp hoặc dùng các loại thuốc thay thế khác.
Còn đối với những người chưa từng bị đột quỵ, chỉ những trường hợp bác sĩ xác định có nguy cơ rất cao và có liên quan đến những bệnh lý như xơ vữa động mạch thì mới kê toa aspirin cho sử dụng.
Tự sử dụng thuốc aspirin với hy vọng phòng ngừa đột quỵ thì cần biết về nguy cơ tác dụng phụ.
Tác dụng phụ của aspirin thì quan trọng nhất là các nguy cơ liên quan đến dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết dạ dày... Cân nhắc thiệt hơn, với những người không có nguy cơ hoặc nguy cơ thấp về đột quỵ, nếu uống aspirin hằng ngày thì lợi ích phòng chống đột quỵ có tỷ lệ khá thấp nhưng tỷ lệ bị xuất huyết bao tử do aspirin lại cao. Do đó, hại nhiều hơn lợi.
Vì vậy, aspirin là thuốc dùng để phòng ngừa đột quỵ nhưng phải được uống theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Dứa: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh khi ăn kẻo 'rước họa vào thân' Ngoài tác dụng giải nhiệt vào mùa nắng nóng, dứa (thơm) còn có những lợi ích sức khỏe tuyệt vời khác, nhất là trong việc ngăn chặn các căn bệnh nguy hiểm. Thế nhưng không phải ai ăn dứa cũng tốt, nhất là với một số người mắc bệnh 'đại kỵ' với dứa. Ảnh minh họa: Internet Phòng chống và điều trị ung...