10 loại rau giúp phòng chữa bệnh mùa lạnh
Khi thời tiết đổi mùa trở lạnh, nhiều người hay sợ lạnh đau đầu, ho, sổ mũi, nhức mỏi. Bệnh phần nhiều do dương, khí hư vệ khí kém, ăn uống kém, trang phục không đủ ấm nên bị nhiễm lạnh.
Để phòng trị, nên chọn món ăn giúp làm ấm cơ thể, giải hàn tà. Xin giới thiệu một số loại rau có tính ấm phòng trị cảm lạnh rất tốt trong mùa đông.
Hẹ: vị hơi chua, cay, tính ấm, không độc. Tác dụng chữa viêm họng, ho, hen, tiêu hoá kém, nhiệt lỵ, trĩ, đau lưng, di mộng tinh, lạnh ngứa dị ứng nỗi mề đay… Hẹ bổ trận tráng dương, rất tốt cho người dương khí hư sợ lạnh sợ gió. Dùng phối hợp rau hẹ non giá đậu xanh gia vị xào ăn, hoặc nấu canh óc heo, món hẹ hủ tiếu, mì xào, ăn sống với nhiều loại rau khác, hẹ đúc trứng, bánh bao nhân hẹ, thịt băm viên hẹ… đều tốt, ngon, bổ.
Củ kiệu: vị cay tính ấm. Tác dụng thông dương, tán kết, hành khí, giảm đau, bổ trung, an thai, lợi thủy… Chữa chứng ho đàm, ho khan tức ngực khó thở, tiểu gắt, tiểu đục, chứng phụ nữ có khí hư… Củ kiệu là vị thuốc quý cho người dương hư chịu lạnh kém. Kiệu non lấy lá xào hoặc nấu canh; củ kiệu già muối chua ăn kèm thịt mỡ, cá kho, hoặc xé nhỏ làm gỏi thịt gà, làm gỏi ăn.
Tía tô: vị cay, tính ấm… Tác dụng trị ngoại cảm phong hàn, đầy bụng, nôn, tiêu đờm giảm ho, lý khí an thai… Có thể ăn sống, xay nước, phối hợp rau thơm khác ăn kèm với thịt, cá chấm mắm ăn, hoặc phơi khô sắc uống.
Gừng tươi (sinh khương): vị cay tính ấm. Tác dụng giải biểu, tán hàn, hành thủy, chống nôn, ôn tỳ phế… Dùng giải cảm nên nấu cháo có gừng tươi, tía tô, hành, ăn nóng; hoặc nấu canh, xào rau củ cho nhiều gừng.
Video đang HOT
Hành tây xào thịt bò rất tốt cho người bị cảm cúm, sổ mũi, nhức đầu, bụng đầy, nhiễm khuẩn đường ruột, bí tiểu, mỡ máu cao, phong thấp nhức mỏi…
Hành ta: vị cay, tính ấm. Tác dụng giải biểu, thông dương, hòa tỳ vị, sát trùng, thông kinh, lợi tiểu… Chữa cảm cúm, sổ mũi, nhức đầu, bụng đầy khó tiêu, nhiễm khuẩn đường ruột, bí tiểu tiện… Hành ta cùng tía tô, gừng tươi nấu cháo; hoặc hành xào với thịt, cá, muối chua, ăn sống.
Hành tây: vị cay, tính ấm. Tác dụng giải biểu, kiện tỳ, hòa trung, tiêu thực, sát khuẩn, lợi tiểu tiện… Trị cảm cúm, sổ mũi, nhức đầu, bụng đầy, nhiễm khuẩn đường ruột, bí tiểu, mỡ máu cao, phong thấp nhức mỏi… Hành tây kết hợp thịt, cá, xào, làm gỏi, hầm, luộc hoặc sắc nước uống đều tốt.
Húng quế (húng dổi):vị cay tính ấm… Tác dụng kiện tỳ, thông phế, sát khuẩn, an thần, thư cơ, lợi ngũ tạng… Trị cảm lạnh, ho sổ mũi, bụng đầy, viêm đại tràng co thắt, suy nhược, đau đầu khó ngủ, phụ nữ sau sinh ít sữa, viêm mũi dị ứng, ngạt mũi. Húng quế ăn sống hoặc phối hợp rau thơm khác quấn thịt cá chấm mắm ăn; toàn cây phơi khô sắc uống.
Kinh giới: vị cay, thơm tính ấm. Tác dụng giải biểu khu phong trừ thấp, cầm huyết, giải độc… Chữa cảm phong hàn sợ lạnh, sốt nhức đầu nghẹt mũi, ho, mẩn ngứa, ban sởi, mụn nhọt, xuất huyết… Có thể ăn sống, phối hợp rau thơm khác quấn thịt cá ăn, hoặc sắc uống, đều tốt.
Rau mùi (ngò rí): vị cay, tính ôn, không độc. Tác dụng giải biểu thăng dương, trừ tà khí, long đàm, phấn chấn thần kinh, mạnh sinh lý, tăng trí nhớ… Trị cảm cúm, cảm lạnh, đau đầu, sổ mũi, nghẹt mũi… Rau mùi ăn sống, ăn lẩu, luộc, nấu canh, quấn thịt cá ăn, sắc uống đều tốt.
Cải canh (cải xanh): vị cay, tính ấm. Tác dụng thông khí trừ đờm, ấm tỳ vị, lợi tiêu hoá. Trị ngoại cảm ho nhiều đờm, suyễn thở, bụng đầy đau, nôn mửa do lạnh… Cải canh nấu với cá, thịt, gừng, tiêu nấu canh, hoặc xào, ăn sống, sắc nước sắc uống đều tốt.
[Thuốc&Dinh dưỡng] Củ kiệu giải cảm, tăng sức đề kháng
Kiệu muối chua là một trong các loại dưa muối ăn thường ngày của các nước phương Đông như Việt Nam. Với kiệu, ngoài món muối chua còn có thể cho nhiều món ăn khác phối hợp với các thực vật hoặc động vật để nấu hoặc làm gỏi.
Kiệu là món ăn kèm bánh chưng, bánh tét, là hương vị không thể thiếu cho ngày Tết. Bên cạnh giá trị ẩm thực, kiệu còn có giá trị y học. Những món ăn có kiệu giúp cơ thể phòng chữa nhiều bệnh của dân ta, nhất là ở nơi rừng núi, rét mướt, ẩm thấp, gió mưa.
Ảnh minh họa.
Kiệu có tên khoa học: Allium chinense G. Don (A. bakeri Regel.); họ khoa học: thuộc họ Hành - Alliaceae. Củ kiệu có nguồn gốc từ Trung Quốc và được trồng ở nhiều nước khác với nhiều tên gọi như tiểu toán (tỏi nhỏ), tiểu căn toán, dã toán, đại đầu thái tử, hỏa thông... Củ kiệu là "họ hàng" gần với hành tây, hẹ tây, tỏi tây, hẹ và tỏi.
Theo nhiều nghiên cứu y học hiện đại, trong củ kiệu chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất. Chính vì thế, thêm củ kiệu vào trong chế độ ăn sẽ mang đến bạn nhiều lợi ích như:
Giải cảm, tăng sức đề kháng: Củ kiệu có vị cay, nóng, tính ấm, kèm theo các hợp chất và vitamin có tác dụng trong việc chữa cảm cúm vô cùng công hiệu.
Chống oxy hóa và kháng viêm, cải thiện sức khỏe tim mạch: Chứa các chất chống oxy hóa là Quercetin và các flavonoid trong củ kiệu còn thúc đẩy cơ thể sản sinh glutathione, đây là chất chống oxy hóa rất mạnh và cực kỳ có lợi cho sức khỏe, loại trừ các gốc tự do qua đó ngăn ngừa ung thư. Quercetin sẽ giúp ngăn chặn các mảng bám tích tụ trong thành mạch máu.
Cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể: Trong củ kiệu có chứa rất nhiều loại vitamin có lợi cho cơ thể như vitamin A, D, E và vitamin K. Ngoài ra còn có các khoáng chất như canxi, sắt, magie, photpho... giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Các acid trong củ kiệu khi được muối chua sẽ giúp việc hấp thụ các khoáng chất trở nên dễ dàng hơn.
Theo Y học cổ truyền: Kiệu có vị cay đắng, tính ấm; vào ba kinh phế, vị và đại tràng; có tác dụng làm ấm bụng, tán khí kết, khỏi đầy hơi, bổ thận khí, mạnh dương; còn có tác dụng lợi tiểu.
Công dụng: Kiệu cũng dùng chữa đái rắt và bạch trọc như hành củ; lại dùng chữa phụ nữ có thai bị lạnh đau bụng, trị lỵ, ngã ngất hôn mê, bỏng. Nếu ăn được đều thì chịu được rét lạnh, bổ khí, điều hoà nội tạng, cho người ta béo khỏe.
Theo nghiên cứu, củ kiệu rất tốt cho sức khỏe nhưng không vì thế mà bạn ăn quá nhiều và cần lưu ý:
Không dùng kiệu cho những trường hợp người bị khí hư, không nên lạm dụng quá nhiều bởi sẽ dẫn đến tính trạng gây hư tổn khí huyết, nóng gan, đau mắt.
Người mắc bệnh dạ dày không nên sử dụng kiệu quá nhiều có thể gây ra dư thừa axit trong dạ dày, tăng nguy cơ loét dạ dày và trào ngược dạ dày.
Củ kiệu muối chua còn có chứa hàm lượng muối và đường cao, người bệnh tăng huyết áp và tiểu đường không nên ăn nhiều.
Trị cảm cúm cho bé dứt điểm nhờ lá hẹ: 3 bài thuốc dễ làm, siêu hiệu quả mẹ không nên bỏ qua Trong sách Bản thảo thập di ghi nhận công dụng của cây hẹ: "Rau hẹ là ấm nhất, có ích cho người, nên ăn thường xuyên". Với riêng trẻ nhỏ, hẹ phát huy tính kháng sinh cực mạnh, có thể chữa được ho, sốt, trị cảm cúm... Nhiều năm trở lại đây, sử dụng kháng sinh tự nhiên là xu hướng được mọi...