10 loài động vật kỳ quái ‘trời ban’ cho Việt Nam: Số 1 nhìn là mất ngủ, số 5 là ’sát thủ dễ thương’
Khi nhìn những loài dưới đây, chắc chắn bạn sẽ phải thốt lên bất ngờ vì sự đa dạng, kỳ dị của động vật ở Việt Nam.
Chúng có từ trong tự nhiên chứ chẳng hề lai tạo hay nuôi cấy gì.
Sinh vật ở Việt Nam rất đa dạng, độc đáo, chẳng hề thua kém những nơi nổi tiếng như rừng Amazon, rừng nhiệt đới New Guinea hay rừng nhiệt đới Congo… Nói thế là bởi có nhiều loài động vật kỳ quái đã được phát hiện ở nước ta. Chúng mang trên mình vẻ đẹp của tự nhiên, lôi cuốn nhưng cũng không kém phần kỳ dị.
10. Thằn lằn chân ngắn Lygosoma quadrupes
Đây là loài thằn lằn có ngoại hình rất dị. Đuôi chúng dài 7cm, bằng một nửa cơ thể (khoảng 15cm). Đặc biệt, chúng có chân trước và sau, mỗi chân dài khoảng 2cm. Dù có chân nhưng nó cũng chẳng để làm gì bởi quá yếu ớt, không thể nâng đỡ cơ thể của thằn lằn .
9. Cá thòi lòi Periophthalmus schlosser
Cá thòi lòi có thể di chuyển trên cạn bằng 2 chi trước, mắt lồi giống loài ếch. Đó là lý do vì sao chúng dễ bị nhầm là loài lưỡng cư.
8. Tắc kè bay Dacro maculatus
Cũng như những loài tắc kè khác, tắc kè bay có thể biến đổi màu sắc rất kỳ diệu. Chúng có thể hóa trang tài tình đến mức từ 4 mét trở lên chúng ta sẽ khó mà phân biệt được tắc kè bay hay thân cây xù xì. Ngoài ra, đôi cánh da còn giúp tắc kè bay có thể bay từ cây này sang cây khác.
7. Ếch giun Ichthyophis bannanicus
Dù mang thân hình giống thằn lằn, rắn nhưng loài này lại được xác định là lưỡng cư, gọi là ếch giun. Chúng mắt nhỏ, mõm nhọn, hàm rõ. Hiện tại ếch giun Ichthyophis bannanicus đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam.
Video đang HOT
6. Cá cóc sần Echinotriton asperrimus
Đây là một sinh vật cổ đại hiếm hoi còn sót lại trên Trái đất. Bộ gene của chúng nhiều gấp 8 lần so với gene người (khoảng 24GB). Giới khoa học cho biết, cần đến hệ thống máy tính cực mạnh để lắp ráp các trình tự hệ gene này với nhau và cần 6 tháng đến 2 năm mới hiểu hết nó.
5. Cá nóc nước ngọt Chelolodon fluviatilis
Loài này sống ở tầng đáy các sông, hồ nước ngọt phía Nam Việt Nam. Khả năng nhìn thấy chúng trong tự nhiên không cao, nhưng nhiều người đã biết đến cá nóc nước ngọt qua phim ảnh, sách truyện. Khi gặp nguy hiểm cá nóc nước ngọt sẽ phình to như một quả bóng. Chỉ có điều quả bóng này trơn nhẫy, không một loài nào có thể nuốt nổi chúng. Dù có vẻ ngoài dễ thương nhưng cá nóc nước ngọt rất độc. Nọc độc của chúng còn mạnh hơn xyanua, có thể gây chế.t người trong vòng 20 phút. Vì vậy mà loài này còn được mệnh danh là “Kẻ sát thủ dễ thương”, “Sát thủ dễ thương”…
4. Ve sầu vòi voi cánh vàng Pyrops caldelaria
Loài côn trùng này có đôi cánh sặc sỡ và khả năng bật nhảy rất nhanh. Chúng sống nhiều ở các khu rừng thuộc Đồng Nai, Bình Phước…
3. Bọ lá Phylliidae
Nếu không nhìn kỹ, ai cũng nghĩ đây chỉ là một chiếc lá, nhưng thực chất nó là bọ que, còn gọi là bọ lá. Thân hình giống hệt chiếc lá giúp chúng có thể ẩn náu, đán.h lạc hướng kẻ thù một cách dễ dàng.
2. Ếch gáy đô Limnonectes dabanus
Loài ếch kỳ dị này là một loài lưỡng cư cổ còn sót lại từ kỷ Phấn trắng. Chúng là loài đặc hữu của Việt Nam. Thường sống ở các con sông, đầm lầy.
1. Ếch cây sần Bắc Bộ Theloderma corticale
Loài ếch này sẽ gây ám ảnh cho những ai mắc hội chứng sợ các lỗ. Làn da sần sùi của nó đáng sợ nhưng cũng có gì đó rất cuốn hút. Đây là lớp ngụy trang hoàn hảo của ếch cây sần trước kẻ thù.
Theo
Loài cá kỳ dị nhất hành tinh biết leo cây có ở Việt Nam
Một loài cá vừa có mang lại vừa có phổi, vừa sống dưới nước vừa chạy nhảy trên cạn và biết leo cây, được tổ chức Sinh vật thế giới xếp vào 1 trong 6 con vật 'kỳ dị nhất hành tinh'.
Loài cá kỳ dị ấy không hề xa lạ với người dân Cà Mau, đó chính là cá 'thòi lòi'.
Cá thòi lòi (hay cá leo cây) thuộc họ cá bống trắng, được tìm thấy tại khu vực cửa sông, hạ lưu sông và biển ở vùng nhiệt đới trải dài từ Seychelles, Ấn Độ, Bangladesh, Australia, Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam).
Tại Việt Nam, tỉnh Cà mau được ví như "thủ phủ" của loài cá này. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm kiếm loài cá này ở nhiều vùng biển ngập mặn khác như Cần Giờ, Nhơn Trạch, Gò Công...
Cá thòi lòi được tổ chức Sinh vật thế giới xếp vào 1 trong 6 con vật "kỳ dị nhất hành tinh". Sở dĩ, chúng là loài cá kỳ dị nhất hành tinh nhờ bởi các đặc điểm có một không hai của mình.
Ngoại hình của thòi lòi gây ấn tượng mạnh từ cái nhìn đầu tiên. Từ da, bộ vây cho đến màu sắc đều rất đặc biệt.
Điểm ấn tượng và khó quên nhất có lẽ là cặp mắt to, lồi ra ngoài nằm sát nhau trên đỉnh đầu của chúng khiến cho loài cá này có cái tên là "thòi lòi".
Đặc điểm kỳ lạ nhất khiến cá thòi lòi không giống bất cứ loài cá nào là nó sinh sống được ở vùng nước mặn, nước lợ (nhưng môi trường sống phù hợp nhất của chúng là môi trường nước mặn).
Chúng có thể sống dưới nước, trong bùn lầy hoặc chạy nhảy trên cạn, thậm chí còn leo cây khi đi kiếm thức ăn. Mỗi con trưởng thành dài 10 - 15cm, to bằng ngón tay.
Qua ngiên cứu của các nhà khoa học từ Đại học Edinburgh, họ đã phát hiện ra một phương pháp vận động hoàn toàn mới ở cá, sử dụng cơ thể để phóng về phía trước khi lướt qua mặt nước. Trong khi thực hiện điều này, những con cá đã đạt tốc độ khoảng 1,7m/s.
Các nhà ngiên cứu dành thời gian quan sát loài cá thòi lòi, chúng là loài duy nhất vừa trèo cây vừa nhảy trên mặt nước. Đây cũng có thể là cách chạy trốn của chúng.
Sự nóng lên toàn cầu cũng đang tác động rất lớn đến môi trường sống của cá thòi lòi. Do biến đổi khí hậu, nhiệt độ đại dương tăng lên đã buộc nhiều sinh vật biển phải rời bỏ môi trường sống ban đầu của chúng. Sự đổ bộ hàng loạt của cá thòi lòi lên bờ trên thực tế đã trở thành một bằng chứng hữu hình về sự nóng lên toàn cầu.
Tìm ra loài rắn mới tại Việt Nam: Thuộc loại độc cực hiếm, nổi bật với đôi mắt màu vàng rực rỡ Trong chuyến đi thực địa, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hàng chục cá thể loài rắn mới này. Theo bài đăng ngày 7/8 trên trang Web của Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, khu rừng ở Nam Trung Bộ của Việt Nam đã chứng kiến một phát hiện đáng chú ý trong giới học thuật khi một loài rắn độc...