10 lễ hội Đà Nẵng độc đáo du khách không nên bỏ lỡ
Cùng BestPrice khám phá 10 lễ hội Đà Nẵng nổi tiếng được nhiều du khách yêu thích nhất ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng
Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng là một trong những lễ hội ở đà nẵng được nhiều du khách yêu thích nhất. Lễ hội do Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng tổ chức lần đầu tiên vào năm 2008. Hàng năm, vào dịp tháng 3, hoặc ngày kỷ niệm thành phố Đà Nẵng giải phóng, hay dịp lễ 30/4 – 1/5, bên bờ sông Hàn du khách có thể tham gia lễ hội này. Đây là một lễ hội lớn, với sự tham gia của nhiều quốc gia trên thế giới.
Ngoài cuộc thi bắn pháo hoa, lễ hội còn có nhiều hoạt động khác như: Các cuộc triển lãm tranh, lễ hội ẩm thực, hay những đêm nhạc lớn,… Đến với lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, bạn không chỉ được hòa mình vào không khí sôi động, mãn nhãn với những màn pháo hoa vô cùng ấn tượng, mà còn được thưởng thức các món ẩm thực hấp dẫn và hòa mình vào đêm nhạc hội đặc sắc.
Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng
Lễ hội Quan Thế Âm Đà Nẵng
Nếu bạn có ý định du lịch Đà Nẵng đầu năm hãy sắp xếp đi vào tháng 2 âm lịch. Đến Đà Nẵng vào thời điểm này nhất định bạn phải tham gia lễ hội Quán Thế Âm. Lễ hội được tổ chức từ năm 1960 tính đến nay đã được 60 năm. Hằng năm, cứ vào 19/2 âm lịch người dân xứ Đà Thành cùng du khách thập phương lại nô nức kéo về động Hoa Nghiêm, thuộc khu du lịch Ngũ Hành Sơn để dự lễ Phật.
Lễ hội Quán Thế Âm cũng là dịp cho các phật tử mười phương dâng lòng thành kính cầu bình an, hạnh phúc, cầu cho mưa thuận gió hòa. Lễ hội mang một nét văn hóa đặc trưng của người dân Đà Nẵng, góp phần xây dựng truyền thống dân tộc Việt Nam.
Lễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng
Lễ hội được tổ chức trong 3 ngày bao gồm 2 phần: Phần lễ và phần hội.
Phần lễ gồm: Lễ rước sáng được ban tổ chức bắt đầu từ tối 18/2 (âm lịch), Lễ khai kinh bắt đầu từ sáng sớm ngày 19, Lễ Trai đàn chẩn tế, tiếp đến là lễ thuyết giảng về Bồ Tát Quán Thế Âm, cuối cùng là lễ rước tượng Quán Thế Âm.
Kết thúc phần lễ chuyển sang phần hội, phần hội được kéo dài vào các ngày sau. Tổ chức nhiều hoạt động thể thao-văn hóa, các trò chơi dân gian như ném còn, hát tuồng, điêu khắc, thả đèn hoa đăng,…
Lễ hội cầu ngư
Trong các lễ hội ở Đà Nẵng, chắc chắn không thể không kể tới lễ hội cầu ngư. Lễ hội độc đáo này đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, được tổ chức vào ngày 14/1 – 16/1 âm lịch hàng năm, mang đậm giá trị văn hóa của ngư dân vùng biển. Đây là dịp để người dân nơi đây thể hiện lòng biết ơn với các bậc tiền nhân, khát vọng cuộc sống bình yên, cầu một năm mưa thuận gió hòa, đánh bắt thuận lợi.
Lễ hội cầu ngư Đà Nẵng gồm phần lễ với các nghi thức truyền thống và phần hội với những trò chơi dân gian, thi văn nghệ, thể thao. Bên cạnh đó, còn có những hoạt động giới thiệu, trưng bày về nghề ngư nghiệp, những sản phẩm mà chính tay người dân nơi đây làm ra rất độc đáo. Tất cả tái hiện một không gian văn hóa sống động, hấp dẫn đối với du khách.
Lễ hội cầu ngư Đà Nẵng
Lễ hội làng An Hải
Nói đến các địa điểm du lịch ở Đà Nẵng không thể bỏ qua làng An Hải thuộc phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng với lễ hội đặc trừng của làng. Lễ hội làng An Hải tổ chức xuyên suốt trong 1 tuần ngay từ ngày đầu năm mới, bắt đầu từ ngày mồng 1 và kết thúc vào mùng 7 tháng Giêng hằng năm. So với các lễ hội khác ở Đà Nẵng thì lễ Hội làng An Hải chia ba ngày từ mùng 1 đến mồng 3 để thực hiện các nghi thức cúng dàng, từ mồng 4 đến hết mùng 7 dành chủ yếu cho phần hội nhưng cũng không quên xen kẽ phần lễ để du khách thập phương có thể đến lễ bái.
Phần lễ chia ra các nghi thức tế lễ khác nhau do các trưởng tộc, tiền bối trong làng chủ trì, cùng nam thanh nữ tú rước lọng, rước cờ. Lễ tết lần lượt từ chủ tế, bồi tế, học trò gia lễ,…Phần hội gồm nhiều trò chơi dân gian mang đậm bản sắc của làng An Hải như: đua thuyền tứ linh, đấu vật, dồi bòng,…Nếu như du khách đến làng An Hải dự lễ hội không nên bỏ lỡ lễ hội đua thuyền tứ linh bởi đây là lễ hội lớn nhất trong năm của làng.
Lễ hội làng An Hải – Quảng Ngãi
Lễ hội rước mục đồng
Lễ hội rước mục đồng được tổ chức hằng năm ở làng Phong Lệ, Thôn Phong Nam, Xã Hòa Châu, Huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Đây là lễ hội ở Đà Nẵng được nhiều khách du lịch yêu thích bởi ý nghĩa đặc trưng của nó, là lễ hội đầu tiên cho trẻ chăn trâu ở Việt Nam. Lễ hội rước Mục Đồng được tổ chức vào 2 ngày cuối tháng 3 âm lịch, bắt đầu từ chiều 29 và kết thúc vào cuối ngày 30/3.
Video đang HOT
Lễ hội được ra đời mang ý niệm sâu sắc cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, cây cỏ tốt tươi, mùa màng bội thu. Cái tên mục đồng thể hiện một nét riêng của lễ hội. Khách du lịch đến tham dự không chỉ được chiêm ngưỡng lễ bái, linh vật của làng mà còn được chiêm ngưỡng các cô bé, cậu bé nô đùa dưới đồng ruộng.
Trẻ chăn trâu tham gia lễ hội rước mục đồng
Lễ hội làng Túy Loan
Nếu các bạn đi du lịch Đà Nẵng tự túc hãy sắp xếp đến tham gia lễ hội làng Túy Loan. Đình Làng Túy Loan thuộc xã Hòa Phong, Huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng được bộ văn hóa công nhận là di tích lịch sử quốc gia từ đầu năm 1999.
Đình làng Túy Loan thờ Thành hoàng bổn xứ và các vị tiền hiền của làng. Hàng năm, người dân nơi đây tổ chức lễ cúng tế vào 2 ngày mồng 9, mồng 10 tháng Giêng. Phần lễ gồm lễ rước sắc phong, dâng hương tế Đình tưởng nhớ các vị tiền hiền năm xưa có công gây dựng và sáng lập làng Túy Loan. Phần hội tổ chức các trò chơi dân gian đầu năm như: thi gói bánh tét, kéo co, nhảy sạp,…
Lễ rước kiệu đình làng Túy Loan – Đà Nẵng
Dòng sông chảy qua làng lấy tên là sông Túy Loan, kết thúc phần lễ các nam thanh trai tráng trong làng chia theo các thôn, xóm tổ chức đua thuyền trong tiếng reo hò của người dân trong làng. Nếu đến đây tham gia lễ hội thực khách du lịch sẽ được tìm hiểu nhiều hơn về món mì Quảng nổi tiếng và biết được nguồn gốc của món mì này.
Lễ hội làng Hòa Mỹ
Làng Hòa Mỹ thuộc phường Hòa Minh, Quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Lễ hội được tổ chức vào ngày 12 tháng Giêng hàng năm nhằm nhắc nhở con cháu đời sau về truyền thống uống nước nhớ nguồn.
Cũng như các lễ hội khác, hội làng Hòa Mỹ chia làm 2 phần: Phần lễ bao gồm các nghi thức cổ truyền như lễ vọng và lễ hội kỵ chính thức. Phần hội kết hợp phần lễ mang nội dung, văn hóa cổ truyền có hiện đại có hòa quyện vào nhau nhịp nhàng. Các trò chơi, hoạt động được tổ chức cho tất cả các thế hệ trong làng như chạy việt dã cho các thanh niên trai tráng, thi cắm hoa cho chị em phụ nữ, thể dục dưỡng sinh cho các cụ già….
Lễ hội làng Hòa Mỹ
Không phân biệt tuổi tác, không phân biệt già trẻ, mọi người cùng đổ về đây dự lễ hội góp phần tạo nên một màu rất riêng biệt của làng Hòa Mỹ. Lễ hội này chỉ tổ chức trong một ngày, vì vậy, nếu bạn đến Đà Nẵng mà không vào dịp lễ hội của làng Hòa Mỹ thì có thể ghé thăm đình làng để tìm hiểu thêm về lịch sử và văn hóa nơi đây.
Lễ hội đua thuyền
Lễ hội đua thuyền được xem là nét đẹp văn hóa của Đà Nẵng. Cứ tới tháng Giêng mỗi năm, người dân khắp mọi miền lại nô nức đổ về bên bờ sông Hàn để tham gia cổ vũ lễ hội đua thuyền. Lễ hội được tổ chức với mục đích cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, sung túc ấm no của người dân sống dựa lưng vào sông nước.
Đây là lễ hội có quy mô lớn, không chỉ có sự tham gia của thành phố Đà Nẵng mà còn có các đội đua từ khắp các tỉnh lân cận như Quảng Ngãi, Huế, Quảng Nam,…Có tất cả 20 đội tham gia, những chiếc thuyền rồng được trang trí đẹp, bắt mắt với nhiều màu sắc khác nhau.
Lễ hội đua thuyền trên sông Hàn
Lễ hội đua thuyền không chỉ mang lại không khí đầu năm mới thịnh vượng, hưng phấn mà còn là cơ hội giao lưu văn hóa giữa các làng, các tỉnh thành khác nhau. Hội đua thuyền là một trong những lễ hội lớn tổ chức mỗi năm ở Đà Nẵng thu hút lượng lớn người hưởng ứng và tham gia, góp phần làm đậm thêm bản sắc dân tộc và văn hóa người Việt.
Các lễ hội ở Bà Nà Hills
Một trong những nơi nên đi ở Đà Nẵng mà bạn chắc chắn nên ghé tới đó là Bà Nà Hills. Không chỉ sở hữu vẻ đẹp tựa chốn tiên cảnh, những công trình kiến trúc độc đáo tạo nên không gian tựa “trời Âu thu nhỏ”, nhiều trò chơi giải trí hấp dẫn, nơi đây còn hấp dẫn du khách bởi các lễ hội vô cùng đặc sắc như:
- Lễ hội hoa: Mùa xuân là mùa của muôn hoa nở rộ, lễ hội được tổ chức vào tháng 2 đến tháng 3 hằng năm. Cứ vào dịp này du khách tấp nập kéo về núi Bà Nà để ngắm hoa và chiêm ngưỡng những kiệt tác của thiên nhiên.
- Lễ hội hóa trang Carnival: Kết hợp với lễ hội hoa là lễ hội hóa trang Carnival. Thuận theo sắc đẹp và sự tinh túy của đất trời, lễ hội hóa trang được mở ra với những giai điệu sôi động, những bộ trang phục sặc sỡ nhiều màu sắc.
Lễ hội hóa trang Carnival – Bà Nà Hills
- Lễ hội mùa Đông: Nhắc đến lễ hội dường như tổ chức vào mùa xuân, mùa đẹp nhất trong năm. Nhưng đến với Bà Nà Hills bạn được tham gia các lễ hội suốt 4 mùa. Lễ hội mùa Đông diễn ra vào dịp giáng sinh, đến với Đà Nẵng dịp này, nhất là Bà Nà Hills bạn được đắm chìm trong không khí giáng sinh đầy màu sắc. Với những cây thông Noel khổng lồ, được nghe những giai điệu của mùa lễ giáng sinh.
Ngoài ra các bạn có thể hòa mình vào lễ hội rượu vang Pháp, lễ hội Bia B’estival, lễ hội hóa trang Halloween,…
Hội sách Hải Châu
Bên cạnh những lễ hội truyền thống, Đà Nẵng cũng đem tới cho du khách một lễ hội khá thú vị đó là hội sách Hải Châu. Thời gian diễn ra hội sách từ ngày 16 đến 21 tháng 4 dương lịch (tuy nhiên thời gian có thể thay đổi do điều kiện và sự sắp xếp của ban tổ chức). Hội sách Hải Châu có quy mô lớn, với trên 200 gian hàng lớn nhỏ, kết hợp với 60 đơn vị bao gồm nhà xuất bản, nhà phát hành và các nhà sách lớn.
Hội sách mở ra tạo điều kiện cho các bạn đọc, yêu sách, thích đọc sách có cơ hội giao lưu, trao đổi kiến thức, văn hóa. Hoặc chương trình mua sách giảm giá, sẽ có những ưu đãi lớn cho khách hàng tại 3 ngày cuối cùng của hội sách. Địa điểm diễn ra hội sách ở khu vực bờ Tây sông Hàn, các bạn có thể tìm đến khu vực đối diện trung tâm truyền hình Việt Nam tại Đà Nẵng, và công viên vườn tượng APEC.
Hội sách Hải Châu
Những điểm du lịch ở Quy Nhơn đẹp mê hồn, du khách không nên bỏ lỡ
Nếu đã đến Quy Nhơn, bạn sẽ thấy thành phố xinh đẹp này nằm giữa một bên biển một bên núi với những bờ biển dài uốn cong, cát vàng mịn và làn nước trong xanh.
Bình Định không chỉ được biết đến là vùng đất võ trứ danh mà còn nổi tiếng với nhiều phong cảnh đẹp. Bạn không nên bỏ lỡ các địa điểm chụp ảnh đẹp mê hồn nơi đây.
Eo Gió
Nằm ở xã Nhơn Lý, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 20km, Eo Gió từ lâu đã trở thành một trong những địa điểm đẹp ở Quy Nhơn thu hút rất đông khách du lịch, bởi khung cảnh hoang sơ, lãng mạn. Đây là địa điểm lý tưởng cho các bạn trẻ thích khám phá và trải nghiệm.
Đến Eo Gió bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên trước một khung cảnh tuyệt đẹp và hoang sơ của bờ biển nơi đây.
Nơi đây có những tảng đá với đủ hình thù độc đáo, nằm xen kẽ nhau bên bờ biển. Đặc biệt là con đường bậc thang tuyệt đẹp dài ngút tầm mắt, uốn quanh.
Đảo Kỳ Co
Kỳ Co là một trong những hòn đảo nổi tiếng của Quy Nhơn. Nằm dưới chân núi Phương Mai, thuộc xã đảo Nhơn Lý, cách thành phố Quy Nhơn tầm 20km.Kỳ Co là điểm đến vô cùng thu hút đối với khách du lịch bởi khí hậu trong lành, phong cảnh đẹp.
Đến Kỳ Co du khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên kỳ vĩ.
Ảnh: Bảo An -DV
Kỳ Co là một hòn đảo mới và chưa được khai thác du lịch, nên cảnh sắc thiên nhiên vẫn còn rất hoang sơ, đẹp lạ kỳ. Đây sẽ là một điểm đến lý tưởng cho bạn khi du lịch Quy Nhơn.
Ảnh: Bảo An - DV
Cù Lao Xanh
Du lịch Quy Nhơn bạn không thể bỏ qua Cù Lao Xanh.
Thời gian thích hợp nhất để đi Cù Lao Xanh là từ tháng 2 - 9, thời điểm này biển lặng, nắng đẹp, nước biển trong xanh.
Cù Lao Xanh có diện tích khoảng 70ha san hô rộng lớn bao quanh đảo. Nơi đây cũng có rất nhiều loại hải sản quý hiếm, các rặng san hô đầy sắc màu và làn nước xanh mát lôi cuốn.
Tháp Bánh Ít
Tháp Bánh Ít là một trong những cụm tháp lâu đời nhất và là điểm dừng chân mà khách du lịch Bình Định nhất định không thể bỏ qua.
Tháp Bánh Ít nằm tại thôn Đại Lễ, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Toàn bộ quần thể có tất cả 4 tháp, nằm trên một ngọn đồi thoai thoải cách mực nước biển chỉ chừng 100 mét. Nhìn từ xa, cụm tháp trông giống như bánh ít - một loại đặc sản ở Bình Định.
Tháp Bánh Ít nằm gần kề Quốc lộ 1A nên du khách hoàn toàn dễ dàng để di chuyển đến thăm trong hành trình du lịch Bình Định của mình.
Mộ Hàn Mặc Tử
Mộ thi sĩ Hàn Mặc Tử tọa lạc trên ngọn đồi Thi Nhân nổi tiếng ở Quy Nhơn.
Ghé thăm mộ Hàn Mặc Tử không chỉ có những người yêu thơ, rất nhiều khách du lịch cũng tìm về nơi đây với mong muốn thắp nén hương để tưởng nhớ về người thi sĩ tài hoa nhưng bạc phận.
Bệnh viện phong Tuy Hòa
Bệnh viện phong Quy Hòa và nơi tưởng niệm Hàn Mạc Tử nằm trong khu vực phường Ghềnh Ráng thuộc thành phố Quy Nhơn cách trung tâm thành phố 5km về phía Nam.
Đảo Hòn Khô
Một trong các địa điểm du lịch ở Quy Nhơn đẹp nhất mà bạn không thể bỏ qua đó là Hòn Khô hay còn gọi là Cù Lao Hòn Khô.
Đây là hòn đảo nằm cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 16km, thuộc thôn Hải Đông, xã Nhơn Hải, Bình Định.
Đây là hòn đảo nổi tiếng với cảnh vật hoang sơ tuyệt đẹp, nhiều bãi cát trắng mịn. Trên đảo hầu như không có dân cư sinh sống. Nhìn từ đất liền, Hòn Khô giống như một tảng đá khổng lồ mọc lên giữa biển. Thời gian đẹp nhất để du lịch ở Hòn Khô là từ tháng 3 - 9.
Quy Nhơn nổi tiếng với hải sản tươi sống.
Khám phá khách sạn mới tốt nhất TPHCM do tạp chí Mỹ bình chọn Tạp chí du lịch danh tiếng Condé Nast Traveller giới thiệu Mia Saigon là khách sạn mới tốt nhất TPHCM do chuyên gia và du khách bình chọn. Mỗi tầng khách sạn được thiết kế như một bộ sưu tập nghệ thuật độc đáo mang chủ đề khác nhau như tranh cổ động (tầng 2), những bìa sách vang bóng 1 thời (tầng...