10 kỷ lục mang thai khiến cả thế giới ‘choáng ngợp’
Câu chuyện sinh nở của những bà mẹ đặc biệt này khiến người đọc không khỏi giật mình và choáng váng.
1. Người phụ nữ mang thai nặng nhất thế giới 250 kg: Cô Nonna M… đến từ Mátxcơva đã ghi tên mình vào sách kỉ lục Guinness khi là người phụ nữ mang thai nặng nhất thế giới. Đứa trẻ trong bụng cô phát triển bình thường và chào đời hồi tháng 4/2015. Quá trình mang thai của bà mẹ 34 tuổi với cân nặng kỉ lục 250 kg thực sự là điều vô cùng khó tin. Nonna đã không thể thụ thai trong 16 năm. Cô rất có thể sẽ được ghi trong sách kỉ lục Guinness. Một phụ nữ với cân nặng kỷ lục sẽ làm mẹ – đây là điều không tưởng trong y học.
2. Bà mẹ già nhất mang thai bốn: Kỷ lục này được thiết lập mới đây dành cho mẹ Annegret Raunigk, là giáo viên tiếng Nga và tiếng Anh ở Berlin, Đức. Hiện tại bà đã có 13 người con và 7 đứa cháu. Lý do bà Annegret Raunigk quyết định có thêm con bởi con gái út 9 tuổi của bà muốn có thêm em trai hoặc em gái. Hiện con lớn nhất của bà đã 44 tuổi. Bà Annegret Raunigk đang mang thai tuần thứ 23. Trước đây, kỷ lục người phụ nữ cao tuổi nhất sinh bốn thuộc về bà Merryl Fudel ở tuổi 55.
3. Mang thai nhiều con nhất trong một lần: Một nữ giáo viên người Tunisia mang thai 12 đứa trẻ nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. “Một tá thai nhi” này chia đều làm 6 bé gái và 6 bé trai. Tuy nhiên việc sinh nở đã không diễn ra vì sẽ nguy hiểm cho tính mạng của cả mẹ và bé. Cũng đông đúc như thế và sinh nở thành công phải kể đến là ca sinh 8 của bà mẹ Nadya Suleman, sinh năm 1975 mang quốc tịch Mỹ. Chị đã sinh hạ được cùng một lúc 8 em bé trong một lần “vượt cạn” vào tháng 1/2009 gây xôn xao khắp thế giới. Mẹ Nadya Suleman đã hạ sinh thành công 8 đứa con.
Video đang HOT
4. Người mẹ già nhất sinh con: Năm 2008, bà Rajo Devi trở thành người phụ nữ lớn tuổi nhất khi làm mẹ ở tuổi 70. Trong suốt 50 năm chung sống với chồng, Rajo không thể có con. Bà tưởng rằng mọi hi vọng đã tắt khi Rajo qua tuổi mãn kinh. Nhưng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm với trứng của một người khác hiến tặng kết hợp thành công với tinh trùng của chồng bà (khi đó đã 72 tuổi). Bà Rajo Devi mang thai và đến 6/12/2008, bà sinh hạ một bé gái khỏe mạnh.
5. Người mẹ trẻ nhất sinh con: Một trong những bà mẹ trẻ nhất thế giới phải kể đến là cô gái Peru mới 5 tuổi sinh con hồi tháng 4/1939. Vào một ngày đầu hè, một nông dân từ vùng núi Andes xa xôi dẫn cô con gái 5 tuổi đến bệnh viện tỉnh Pisco (Peru) để chữa trị khối u quái ác nằm dưới bụng, bởi ngay cả pháp sư giỏi nhất trong làng cũng đã bó tay. Lúc này, cô bé rất nhút nhát, chỉ cao chưa đầy 0,9 m với cái bụng phình to. Kết quả thăm khám khiến các bác sĩ không tin nổi vào mắt mình: “cục u” cứng như đá hóa ra là một… bào thai đã được 8 tháng. Một tháng rưỡi sau đó, cô bé Lina lên chức mẹ bằng phương pháp sinh mổ bởi xương chậu của cô quá nhỏ, không thể sinh thường. Rất nhiều năm sau đó, người ta vẫn tưởng Lina và con trai Gerald là hai chị em.
6. Bà mẹ lùn nhất thế giới sinh con: Stacey Herald (SN 1974), thuộc tiểu bang Kentucky, Mỹ, mới được ghi nhận là bà mẹ nhỏ nhất thế giới. Stacey Herald chỉ cao hơn 71 cm, bất chấp cảnh báo mang thai có thể cướp đi tính mạng, cô vẫn sinh bé trai lần thứ 3 an toàn. Herald bị mắc căn bệnh loãng xương hiếm gặp, ảnh hưởng tới sự phát triển của cơ thể, phổi phát triển không bình thường, xương giòn. Stacey Herald bảo, trong tương lai vợ chồng cô sẽ sinh thêm con. Hiện Herald và người chồng cao trên 1, 75m đang sống hạnh phúc bên hai cô con gái và một cậu con trai.
7. Bà mẹ hạ sinh em bé nhỏ nhất: Em bé nhỏ nhất thế giới được chào đời khi chỉ mới 25 tuần tuổi, 6 ngày. Trọng lượng của cô bé còn chưa bằng 1 lon bia. Ngày 19/9/2004 cô Mahajabeen Sheikh đã hạ sinh cô bé Rumaisa Rahman. Trong ngày sinh nhật l tuổi của mình Rumaisa Rahman đã phát triển khá tốt và có cân nặng khoảng 1,2kg.
8. Bà mẹ đẻ thuê nhiều con nhất: Cô Carole Horlock, 49 tuổi, sống tại Essex, Anh đã có 15 đứa con trong đó chỉ có 2 con gái lớn là con ruột cô còn 13 em bé khác đều do cô mang thai hộ. Hiện tại cô đang mang thai tiếp 2 em bé bữa và nếu thai kỳ thành công, số con của cô sẽ tăng lên 17 bé. Hiện tại, Carole Horlock đang giữ kỷ lục mang thai hộ nhiều nhất nước Anh. Cô bắt đầu “sự nghiệp” đẻ thuê vào năm 1995, khi đọc được một bài báo về phương pháp mang thai này. Mỗi lần mang thai hộ, cô nhận được một khoản chi phí khoảng từ 7.000-12.000 bảng Anh. Trong vòng 12 năm, bà Carole Horlock đã sinh hạ được 13 bé cho các cặp vợ chồng hiếm muộn, trong đó có một ca song sinh và một ca sinh ba.
9. Bà mẹ có nhiều con nhất thế giới: 69 con: Gia đình này có tất cả 71 thành viên trong đó 69 người con. Cô Valentina Vassilyeva đã thiết lập kỉ lục thế giới đó là bà mẹ có nhiều con nhất. Người phụ nữ Nga này đã sinh tổng thể 69 người con. Cô đã sinh 16 lần sinh đôi, 7 lần sinh ba, 4 lần sinh 4. Như vậy từ năm 1725 đến 1765 cô đã sinh tổng thể 27 lần. 67 trong số 69 người con của cô đều phát triển khỏe mạnh.
10. Người đàn ông đầu tiên làm mẹ: Ca sinh này vô cùng đặc biệt! Có lẽ đây là lần đầu tiên các bác sỹ đỡ đẻ nhìn thấy 1 người đàn ông nằm trên giường đẻ. Người “đàn ông” đó là anh Thomas Beatie, người Mỹ. Thực ra Thomas vốn là phụ nữ đã phẫu thuật chuyển đổi giới tính cách đây hơn 10 năm khi anh 20 tuổi, nhưng vẫn chưa cắt bỏ dạ con vì vậy vẫn có thể sinh con được. Không chỉ sinh con 1 lần, Thomas đã sinh tới 3 lần trong 3 năm từ 2008 đến 2010. Tất cả những ca sinh của Thomas đều nhờ tinh trùng hiến tặng.
Loài thằn lằn bóng kỳ lạ, vừa đẻ trứng vừa sinh con cùng lúc
Khả năng sinh sản đặc biệt của loài thằn lằn bóng vùng Australia giúp nhà khoa học hiểu rõ quá trình tiến hóa khi mang thai ở loài bò sát.
Dọc bờ biển ấm áp của New South Wales, Australia hiện tồn tại loài thằn lằn bóng, chân ngắn vừa có khả năng đẻ trứng, vừa có thể sinh con để duy trì nòi giống.
Thằn lằn bóng vùng Australia có khả năng vừa đẻ trứng vừa sinh con. Ảnh: NewAtlas
Các nhà nghiên cứu Đại học Sydney, Australia đã chứng kiến loài thằn lằn này đẻ ba quả trứng trước khi chúng sinh con. Cảnh tượng này chưa từng thấy ở bất kỳ loài bò sát nào trước đây.
"Đây là cơ hội nghiên cứu hiếm có, nhóm nghiên cứu đang tìm hiểu thêm hiện tượng này, có thể liên quan đến quá trình tiến hóa khi mang thai ở loài thằn lằn", Camilla Whittington, thành viên chính nhóm nghiên cứu nói.
Camilla Whittington - một trong những tác giả chính của nghiên cứu và là nhà sinh vật học tiến hóa tại Đại học cho biết, việc vừa sinh con vừa đẻ trứng trong một thai kỳ là một hình thức \'phòng ngừa rủi ro\', khả năng chuyển đổi giữa đẻ trứng và sinh con có thể mang lại lợi thế cho thằn lằn trong môi trường không thể đoán trước.
Whittington đưa ra ví dụ rằng nếu trời lạnh, thật khó khăn để thằn lằn mẹ tìm chỗ để trứng ấm áp an toàn cho đến khi nở con. Trong khi nếu có quá nhiều kẻ thù xung quanh thằn lằn mẹ sẽ gặp nguy hiểm nếu đẻ con vì rất khó để chạy thoát. Do vậy, thằn lằn mẹ hoàn toàn có thể linh hoạt để thích nghi với môi trường không thể dự đoán trước.
Theo lịch sử tiến hóa ghi lại, gần 100 giống thằn lằn đã chuyển hóa từ đẻ trứng sang đẻ con. Ngày nay, chỉ có 20% số lượng rắn và thằn lằn chỉ có khả năng đẻ con, bỏ qua hoàn toàn khả năng đẻ trứng.
Vũ Đậu (T/h)
Trâu rừng mang thai chết thảm dưới vuốt bầy sư tử dữ Vì thiếu quan sát và đoàn kết, đàn trâu rừng phải trả giá quá đắt. Thông thường, khi trâu rừng đi theo đàn thì nó không gặp nhiều nguy hiểm trước những kẻ săn mồi thế nhưng vẫn có những ngoại lệ nếu như gặp kẻ đi săn hung dữ hoặc cả đàn thiếu đoàn kết khi đối mặt với kẻ thù. Bầy...