10 động vật được bảo tồn kịp thời trước nguy cơ tuyệt chủng (P1)
Hiện nay, ngày càng nhiều động vật trên trái đất đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Các nhà sinh vật học đã thống kê một số loài đã được bảo tồn kịp thời trước viễn cảnh diệt vong.
1. Dơi mũi dài
Ảnh: BrightSide
Loài dơi mũi dài Mexico là một mắt xích thiết yếu trong vòng đời của cây agave (cây thùa), loại cây được sử dụng trong sản xuất rượu mezcal và tequila. Loài dơi này được phân loại là một trong những loài có nguy cơ tuyệt chủng cao, một phần do sự khai thác quá mức cây agave trên lục địa. Cho đến năm 2013, dơi mũi dài đã thoát khỏi danh sách này, trở thành động vật có vú đầu tiên được bảo vệ thành công ở Mexico. Để có được kết quả tích cực này, phải kể đến nỗ lực chung của các nhà khoa học, cộng đồng địa phương và các tổ chức chính phủ.
2. Ngựa Przewalski
Ảnh: BrightSide
Được coi là loài ngựa hoang cuối cùng còn lại, loài ngựa đặc biệt này đã được. Những con ngựa Przewalski còn sống ngày nay là hậu duệ trực tiếp của những con ngựa hoang bị bắt và nhốt trong sở thú vào đầu thế kỷ 20. Thời điểm đó, chúng được cho là tuyệt chủng trong môi trường sống tự nhiên. Đến năm 1992, 16 cá thể đã được trở lại môi trường tự nhiên ở Mông Cổ. Từ năm 2011 trở đi, số lượng ngựa Przewalski tiếp tục tăng nhanh chóng. Thống kê cuối cùng được thực hiện vào năm 2018 báo cáo, có khoảng 2.000 con ngựa hoang Mông Cổ này còn sống.
Video đang HOT
3. Cá voi lưng gù
Ảnh: BrightSide
Cá voi lưng gù là động vật có vú sống tại các đại dương trên thế giới. Trên thực tế, chúng là loài có tập tính di cư dài nhất trong bất kỳ động vật có vú nào khác trên Trái đất. Năm 1988, loài động vật này đã phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.
Ngày nay, nhờ những nỗ lực ở cấp độ quốc tế, con người đã cố gắng bảo tồn số lượng cá voi còn sống. Cấm săn cá voi là một trong những phương pháp hiệu quả của chiến dịch này. Các biện pháp vẫn còn được áp dụng cho đến ngày hôm nay. Eileen Sobeck, một thành viên của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) đã coi đây là một cminh chứng thực sự về thành công của sự bảo tồn sinh thái. Cơ quan này đã nhận được đề xuất đưa cá voi lưng gù ra khỏi danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng sau khi chứng kiến sự phục hồi ngoạn mục.
4. Đại bàng hói
Ảnh: BrightSide
Trong thập niên 70, chất thải hóa học đã gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng. Dư lượng hóa chất nông nghiệp được tìm thấy rất nhiều trong thức ăn của loài đại bàng hói quý hiếm. bên cạnh đó, việc săn bắn bừa bãi đã dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng loài này. Tình hình trở nên nghiêm trọng đến mức đại bàng hói bị liệt vào danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng ở Hoa Kỳ, mặc dù là biểu tượng của quốc gia.
Sau khi thực hiện kế hoạch phục hồi, số lượng đại bàng hói có mặt ở nước này đã tăng trở lại. Vào năm 1996, loài này đã đạt được mức tăng trưởng ổn định. Năm 2007, đại bàng đầu hói đã được đưa ra khỏi danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng.
5. Gấu trúc
Ảnh: BrightSide
Gấu trúc là một loài động vật đã từng được coi là một loài quý hiếm trong thập niên 80. Trong năm 2016, loài gấu trúc đã thay đổi trạng thái từ “nguy cơ tuyệt chủng” sang “dễ bị tổn thương” sau khi số lượng tăng khoảng 17%. Bảo vệ môi trường sống là tiền đề quan trọng nhất để bảo tồn gấu trúc.
(Còn tiếp)
Ấn Độ bắt báo tuyết hoang dã siêu hiếm ở Himalaya nhốt vào sở thú
Giới chức Ấn Độ vấp phải nhiều chỉ trích từ các nhà bảo tồn động vật khi bắt giữ một con báo tuyết quý hiếm ở khu vực dãy Himalaya.
Theo quan chức nước này hôm 3/5, con báo tuyết đã bị bắt giữ khi đang săn mồi tại một ngôi làng thuộc dãy Himalaya. Song các cơ quan chức năng lại gửi loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng này đến sở thú thay vì thả về môi trường tự nhiên.
Con báo tuyết được tìm thấy hôm 3/5 khi đang mắc kẹt trong một trại chăn nuôi dê và cừu thuộc làng Giu, bang Himachal Prades (Ấn Độ).
Người dẫn đầu đoàn bắt giữ, ông Hardav Negi cho biết: "Con báo không thể thoát ra ngoài sau khi giết hại một vài loài gia súc. Nhận được báo cáo của chủ trang trại, chúng tôi đến và dùng một cái lồng để bắt giữ con báo tuyết".
Theo quan chức cấp cao Savita Sharma, con báo tuyết không được thả về môi trường tự nhiên vì có liên quan đến vụ việc "xung đột giữa người và động vật hoang dã". Ông Sharma cũng cho biết con báo sẽ được chuyển đến một sở thú nằm ở ngoại ô thành phố Shimla.
Loài động vật hoang dã này đã giết hại 43 con cừu và dê trong 4 ngày vừa qua. Trong khi đó, bang Himachal Pradesh đang là nơi sinh sống của khoảng 44 con báo tuyết, AFP dẫn thông tin từ ông Sharma.
Báo tuyết thường sinh sống ở các dãy núi cao thuộc châu Á. Ảnh: Getty Images.
Ông Rajeshwar Negi của Viện Bảo tồn Thiên nhiên Quốc gia cho biết quyết định đưa con báo tuyết vào sở thú đã cướp đi sự tự do của loài động vật này. Bên cạnh đó, sở thú cũng có nhiệt độ cao hơn môi trường sống tự nhiên của báo tuyết.
"Con báo tuyết sẽ không còn được sống trong những vùng hoang dã của dãy Himalaya", ông Negi chia sẻ.
Báo tuyết là loài mèo bí ẩn và to lớn, thường sinh sống trên các dãy núi cao, lạnh lẽo. Theo Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới, vùng núi Trung Á chỉ còn khoảng 4.000 con báo tuyết. Loài vật này thường phải rời lãnh thổ của mình và di chuyển xuống khu vực thấp hơn để kiếm ăn.
Báo tuyết bị đe dọa bởi hiện tượng ấm lên toàn cầu. Số lượng loài này cũng đang giảm mạnh do bị con người săn bắn trái phép và xâm lấn môi trường sống.
1001 thắc mắc: Vì sao voi mang thai lâu nhất trong các loài? Voi không chỉ là loài vật có tuổi thọ khá cao mà thời gian mang thai của chúng cũng được ghi nhận là rất dài đến 22 tháng. Vì sao voi mang thai tới gần 2 năm mới sinh con? Voi không chỉ là loài vật có tuổi thọ khá cao mà thời gian mang thai của chúng cũng được ghi nhận là...