10 đội bóng huyền thoại bị “tàn phá” bởi sự “xâu xé” chuyển nhượng
Trong lịch sử bóng đá từng chứng kiến 10 đội bóng rất xuất sắc nhưng họ đã bị “phá hủy” khi bị các CLB khác “xâu xé” trên thị trường chuyển nhượng.
MONACO
Các ngôi sao ra đi:
2017:
Kylian Mbappe – Paris Saint-Germain
Benjamin Mendy – Manchester City
Bernardo Silva – Manchester City
Tiemoue Bakayoko – Chelsea
2018:
Fabinho – Liverpool
Joao Moutinho – Wolves
Thomas Lemar – Atletico Madrid
Monaco từng vượt qua PSG để vô địch Ligue 1 2016/17 và lọt vào bán kết Champions League nhờ thế hệ vàng trẻ tuổi, đầy tài năng của CLB. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 2 năm, họ bị “xâu xé” mất gần như cả đội hình chính. Điều đó khiến cho Monaco tụt dốc không phanh. Tới mức, mùa giải trước, họ còn phải chiến đấu trụ hạng.
Các ngôi sao ra đi:
1973:
Johan Cruyff – Barcelona
1974:
Johan Neeskens – Barcelona
1975:
Johnny Rep – Valencia
Horst Blankenburg – Hamburg
Arie Haan – Anderlecht
Kỷ nguyên vàng của Ajax gắn liền với 3 chức vô địch cúp C1 liên tiếp từ các năm 1971 đến 1973. Nhưng sau đó, họ đã bán đi những ngôi sao tốt nhất của mình như Johan Cruyff, Johan Neeskens rồi Arie Haan… Điều đó khiến cho Ajax mất cả vị thế ở giải VĐQG Hà Lan lẫn châu Âu.
Các ngôi sao ra đi:
1997:
Paulo Sousa – Inter Milan
Paul Lambert – Celtic
Karl-Heinz Riedle – Liverpool
1998:
Stefan Klos – Rangers
Steffen Freund – Tottenham
Jorg Heinrich – Fiorentina
Thế hệ vàng của Dortmund từng vượt qua Juventus để vô địch Champions League 1997. Nhưng rồi, đó cũng là dấu son cuối cùng của họ. Chỉ sau 2 năm, Dortmund đã bị lôi kéo hầu hết ngôi sao sáng giá. Họ lọt vào bán kết Champions League mùa giải sau, trước khi chìm nghỉm (rồi sau nay bùng lên với thế hệ vàng mới thầy Klopp).
MARSEILLE
Các ngôi sao ra đi:
Video đang HOT
1993:
Marcel Desailly – AC Milan
Abedi Pele – Lyon
Alen Boksic – Lazio
Franck Sauzee – Atalanta
1994:
Didier Deschamps – Juventus
Rudi Voller – Bayer Leverkusen
Basile Boli – Rangers
Marseille vô địch Champions League 1993 nhưng không được thừa nhận vì scandal dàn xếp tỷ số ở Pháp. Scandal này đã khiến Marseille bị tước chức vô địch Ligue 1 và bị đẩy xuống giải hạng Hai. Nó khiến cho CLB thành phố Cảng nước Pháp tan nát và mất đi rất nhiều ngôi sao sáng giá.
LAZIO
Các ngôi sao ra đi:
2000:
Alen Boksic – Middlesbrough
Matias Almeyda – Parma
Sergio Conceicao – Parma
2001:
Juan Sebastian Veron – Manchester United
Pavel Nedved – Juventus
Marcelo Salas – Juventus
2002:
Alessandro Nesta – AC Milan
Hernan Crespo – Inter Milan
Năm 2000, Lazio đã xuất sắc vượt qua nhiều CLB lớn ở Italia để giành chức vô địch lịch sử. Thế nhưng, đó cũng là đỉnh cao cuối cùng của “Đại bàng”. Kinh tế suy thoái khiến Lazio lâm vào khủng hoảng và phải bán đi những ngôi sao tốt nhất như Veron, Nedved, Crespo hay Nesta.
PORTO
Các ngôi sao ra đi:
2004:
Ricardo Carvalho – Chelsea
Deco – Barcelona
Paulo Ferreira – Chelsea
Pedro Mendes – Tottenham
Carlos Alberto – Corinthians
Derlei – Dynamo Moscow
Năm 2004, Porto đã gây chấn động châu Âu sau khi giành chức vô địch Champions League. Tuy nhiên, sự ra đi của HLV Mourinho đã kéo theo sự ra đi của hàng loạt ngôi sao khác như Ricardo Carvalho, Paulo Ferreira, Deco… Điều này khiến cho Porto không còn đáng sợ.
PALMEIRAS
Các ngôi sao ra đi:
1994:
Mazinho – Valencia
Zinho – Yokohama
Cesar Sampaio – Yokohama
1995:
Antonio Carlos Zago – Kashiwa
Roberto Carlos – Inter Milan
1996:
Rivaldo – Deportivo la Coruna
Flavio Conceicao – Deportivo la Coruna
1997:
Djalminha – Deportivo la Coruna
Gây ấn tượng khi hạ gục Real Madrid giành Bernabeu trophy năm 1994, Palmeiras đã bị nhiều CLB châu Âu chú ý tới. Hệ quả, nhiều ngôi sao lớn của Brazil như Mazinho, Cesar Sampaio, Rivaldo, Roberto Carlos, Djalminha… đều lần lượt ra đi theo tiếng gọi của các CLB châu Âu. Thế hệ vàng của Palmieras đã bị “xâu xé” tới mức không thể gượng dậy nổi.
AJAX
Các ngôi sao ra đi:
1995:
Clarence Seedorf – Sampdoria
1996:
Edgar Davids – AC Milan
Michael Reiziger – AC Milan
Nwankwo Kanu – Inter Milan
Finidi George – Real Betis
1997:
Marc Overmars – Arsenal
Patrick Kluivert – AC Milan
Sau thế hệ của Johan Cruyff, Ajax đã sản sinh ra thế hệ vàng khác giành chức vô địch Champions League 1995. Nhưng số phận của CLB Hà Lan cũng không khác là bao. Họ đã lần lượt chia tay những ngôi sao tốt nhất như Seedorf, Davids, Kanu, Reiziger, Overmars, Kluivert tới những CLB hàng đầu châu Âu. Tới năm 1999, họ mất nốt hai ngôi sao khác là Edwin van der Sar và Ronald de Boer.
SAO ĐỎ BELGRADE
Các ngôi sao ra đi:
1991:
Robert Prosinecki – Real Madrid
1992:
Dejan Savicevic – AC Milan
Vladimir Jugovic – Sampdoria
Darko Pancev – Inter Milan
Sinisa Mihajlovic – AS Roma
Miodrag Belodedici – Valencia
Sao Đỏ Belgrade là đại diện vĩ đại của bóng đá Nam Tư cũ, từng lên ngôi vô địch Champions League 1991. Thế nhưng, chỉ trong vòng 2 năm, CLB này đã mất đi hàng loạt ngôi sao Nam Tư cũ sáng giá như Prosinecki, Savicevic, Jugovic, Mihajlovic… sang những CLB lớn ở châu Âu. Đây cũng là mốc son cuối cùng của bóng đá Nam Tư tại châu Âu ở cấp độ CLB.
AJAX
Các ngôi sao ra đi:
1987:
Marco van Basten – AC Milan
Frank Rjikaard – Sporting Lisbon
Sonny Silooy – Racing Paris
Trước thế hệ năm 1995, Ajax từng chứng kiến cuộc “chảy máu lực lượng” vào năm 1987 khi mất đi hai ngôi sao xuất sắc nhất là Rjikaard và Van Basten, những nhân vật chính giúp đội tuyển Hà Lan vô địch Euro 1988.
H.Long
Raiola - kẻ ngông cuồng đã vượt mặt Johan Cruyff
"Infantino (chủ tịch FIFA) nghĩ hắn là Chúa à? Tôi ở đây để tuyên bố: Mày không phải Chúa", Raiola nói. Một tháng sau, Raiola được đánh giá có ảnh hưởng lớn hơn Cruyff.
Từ tay rửa chén và bán pizza cho gia đình, Raiola giờ trở thành một trong những người có thể định hình lại bóng đá thế giới. Với người Hà Lan, Mino Raiola thậm chí được coi là nhân vật quan trọng nhất nền bóng đá nước này.
Raiola đang là nhân vật quyền lực của bóng đá thế giới. Ảnh: Getty.
Vì sao Raiola ảnh hưởng lớn hơn Johan Cruyff?
Trong cuộc bầu chọn do tờ V oetbal International tổ chức mới đây, "gã béo" gốc Italy được bình chọn là người Hà Lan có ảnh hưởng lớn nhất trong lĩnh vực bóng đá.
Lần đầu tiên trong lịch sử, Voetbal International đã mời các chuyên gia, cầu thủ, HLV và lãnh đạo nhiều CLB của bóng đá Hà Lan tham gia cuộc bầu chọn. Và việc họ xếp Raiola ở vị trí số 1, thay vì những cái tên đình đám như Marco van Basten, Ronald Koeman và đặc biệt là cố huyền thoại Johan Cruyff đã gây tranh cãi.
Một CĐV Hà Lan bình luận dưới bài báo của Voetbal International: "Thật hoang đường. Gã đàn ông đó thậm chí chưa bao giờ xỏ giày thi đấu trước hàng nghìn người". Một CĐV khác đáp lời: "Nhưng hắn có tiền, nhiều tiền hơn cả Robben, Van Persie, Sneijder và Van der Vaart cộng lại. Hắn thông minh và hắn biết cách tạo ra tầm ảnh hưởng".
Sự tranh cãi đến ngay trong lòng công chúng Hà Lan. Nhiều người trong số họ không thể phủ nhận tài năng của Raiola, nhưng cũng không ít trong số đó có ác cảm với cách làm của tay cò này.
Đến Raiola cũng cảm thấy bất ngờ vì cuộc bầu chọn này: "Cruyff là biểu tượng, chứ không phải tôi. Những ý tưởng bóng đá của Cruyff vẫn đang ảnh hưởng khắp thế giới. Tuy nhiên, tôi vô cùng tự hào khi được coi là số 1".
Raiola về đích ở vị trí thứ nhất trong cuộc bầu chọn, trong khi HLV trưởng ĐTQG Hà Lan Ronald Koeman và "thánh" Johan Cruyff lần lượt xếp sau. "Cuối cùng, sau một quãng thời gian dài, công chúng cũng hiểu được tôi, hiểu được những gì tôi đã làm", Raiola nói với sự hào hứng.
Tờ Standaard của Bỉ bình luận việc bầu chọn Raiola cho vị trí số 1 là bất ngờ, nhưng không phải không có lý do. Raiola đã góp phần thay đổi diện mạo môn thể thao vua trong nhiều năm qua, khi bóng đá trở thành một ngành công nghiệp không khói trị giá hàng tỷ USD trên toàn cầu.
Nhiều năm qua, Raiola đã đạo diễn những vụ chuyển nhượng ồn ào nhất thế giới như Paul Pogba và Romelu Lukaku đến MU, Matthijs De Ligt đến Juve hay mới đây là Erling Haaland đến Dortmund. Ông và Jorge Mendes, đại diện của Cristiano Ronaldo, là hai siêu cò quyền lực nhất hiện nay.
Năm 2018, nghiên cứu của UEFA chỉ ra Mendes, Raiola cùng các đồng nghiệp đã nhận số tiền thù lao chiếm 13% tổng số tiền chuyển nhượng cầu thủ ở châu Âu từ hè 2013.
Tổng giá trị chuyển nhượng cầu thủ tại châu Âu tính từ hè 2013 là 26,2 tỷ USD. Các CLB mua cầu thủ phải chi 3,45 tỷ, gần 1/7 số tiền trên để trả cho các nhà môi giới, những người có tiếng nói quyết định trong việc ra đi của các thân chủ.
Với cá nhân Raiola, trong vài năm trở lại đây, siêu cò này thậm chí có phần lấn át người đồng nghiệp Mendes khi liên tục thực hiện các thương vụ bom tấn. Raiola cũng đang là cái tên nắm giữ nhiều "hàng hot" nhất của bóng đá thế giới như De Ligt, Pogba, Verratti hay đặc biệt là Haaland.
Có giai đoạn, Raiola được coi là người quyền lực ở MU khi Pogba, Ibrahimovic, Mkhitaryan,.. đổ bộ sân Old Trafford. Khi "gã béo" bước ra khỏi đại bản doanh của Juventus sau vụ De Ligt, một cảnh tượng kỳ lạ xảy ra.
Các cổ động viên Juve hô vang tên Raiola - điều hầu như chỉ xảy ra với các cầu thủ hay những ngôi sao. "Chúng tôi muốn Pogba", một vài cổ động viên khác hét.
Quyền lực của Raiola dường như vượt qua giới hạn của một tay cò cầu thủ bình thường. Ông là người khiến các CLB điên đầu, phải thay đổi chiến lược mua sắm hoặc thậm chí, định hình lại cán cân quyền lực bóng đá thế giới.
Tham vọng của Raiola giờ không chỉ dừng lại ở việc kiếm tiền thông qua các vụ chuyển nhượng cầu thủ. Ông đang ấp ủ một giấc mơ và kế hoạch lớn hơn nhiều.
Các CĐV Juve tung hô Raiola vì đạo diễn thương vụ Raiola vào mùa hè 2019. Ảnh: Getty.
Tham vọng ngông cuồng
Trong cuộc trò chuyện với Telegraph vào tháng 3 vừa qua, Raiola đã tiết lộ về kế hoạch tạo ra cách mạng mới trong hệ thống chuyển nhượng.
Ông cùng Jorge Mendes dự định tạo ra tổ chức, hệ thống mới cạnh tranh và thậm chí là hạ bệ các tổ chức quyền lực như FIFA hay UEFA.
"Infantino (chủ tịch FIFA) nghĩ hắn là Chúa à? Hắn không phải Chúa và tôi ở đây để tuyên bố: Mày không phải Chúa", Raiola nói. Tay cò này giận dữ với quy định mới của FIFA.
Sau khi chứng kiến các tay cò cầu thủ thu được số tiền khổng lồ từ các vụ chuyển nhượng, FIFA dự định áp mức trần phí chuyển nhượng cho các tay cò, khi các đại diện cầu thủ chỉ được nhận tối đa 10% phí chuyển nhượng, 3% lương cầu thủ tính theo giá trị hợp đồng.
FIFA khẳng định muốn bảo vệ các cầu thủ, đồng thời cải thiện tính minh bạch trong các vụ chuyển nhượng.
Raiola sau đó thành lập và trở thành chủ tịch của Diễn đàn người đại diện cầu thủ thế giới (FAF), với sự góp mặt của những cái tên nổi tiếng nhất như Jonathan Barnett hay Jorge Mendes.
Raiola tuyên bố sẵn sàng đưa FIFA ra "bất kỳ tòa án nào trên thế giới" để lấy lại công bằng, đồng thời bày tỏ quan điểm xây dựng nên một hệ thống chuyển nhượng mới, nơi FIFA hay các tổ chức quyền lực "bẩn thỉu" khác không thể đụng vào.
"Giới đại diện cầu thủ là trụ cột của bóng đá thế giới. Trong mắt FIFA, chúng tôi giống những tên tội phạm kiếm lời từ mồ hôi nước mắt của kẻ khác", Raiola nói. "Cần nhớ rằng chúng tôi thu lợi vì nắm bắt nhanh xu hướng phát triển của bóng đá thế giới. Bóng đá không còn là môn thể thao thuần túy, nó đang chuyển mình thành ngành công nghiệp. Không một ai có quyền nói tôi đang kiếm quá nhiều tiền cả".
Trong bài phỏng vấn vào năm 2015, Raiola tuyên bố: "Tôi thấy những sự thay đổi của thế giới bóng đá thậm chí từ trước khi nó diễn ra". Và nếu Raiola hiện thực hóa được tham vọng của mình, liệu ông có xứng đáng được tạc tượng bên cạnh Johan Cruyff?
Hồng An
Liverpool đánh rơi mặt nạ của sự vĩ đại Liverpool từ vị thế của tập thể hoàn hảo sẵn sàng công phá mọi kỷ lục, đã trở lại mặt đất. Họ chưa thể bước vào ngôi đền của những đội bóng huyền thoại nhất trong lịch sử. Anfield tiếp tục có một đêm Champions League đáng nhớ, nhưng trận đấu giàu cảm xúc ấy không phải dành cho Liverpool. Các CĐV Atletico...