10 doanh nghiệp thanh toán cổ tức bằng tiền
HUT, AAM, PNC, C32, IDI, NDN, BTP, DBT, LBM và IDV thông báo chốt danh sách cổ đông để thanh toán cổ tức bằng tiền…
Ảnh minh họa.
HUT, AAM, PNC, C32, IDI, NDN, BTP, DBT, LBM và IDV thông báo chốt danh sách cổ đông để thanh toán cổ tức bằng tiền.
* Ngày 19/11/2018, Công ty Cổ phần TASCO (mã HUT-HNX) trả cổ tức năm 2017 bằng tiền với tỷ lệ 5%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 500 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 5/11/2018.
* Ngày 29/11/2018, Công ty Cổ phần Thủy sản Mekong (mã AAM-HOSE) tạm ứng cổ tức năm 2018 bằng tiền với tỷ lệ 5%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 500 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 8/11/2018.
* Ngày 29/11/2018, Công ty Cổ phần Văn hoá Phương Nam (mã PNC-HOSE) tạm ứng cổ tức bằng tiền năm 2018 với tỷ lệ 20%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 2.000 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 9/11/2018.
* Ngày 29/11/2018, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng 3-2 (mã C32-HOSE) tạm ứng cổ tức đợt 1/2018 bằng tiền với tỷ lệ 12%/cổ phiếu (1 cổ phiếu nhận được 1.200 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 9/11/2018.
* Ngày 28/11/2018, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đa quốc gia I.D.I (mã IDI-HOSE) tạm ứng cổ tức đợt 1/2018 bằng tiền với tỷ lệ 11%/cổ phiếu (1 cổ phiếu nhận được 1.100 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 9/11/2018.
* Ngày 30/11/2018, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển nhà Đà Nẵng (mã NDN-HNX) tạm ứng cổ tức năm 2018 bằng tiền với tỷ lệ 10%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 12/11/2018.
Video đang HOT
* Ngày 29/11/2018, Công ty Cổ phần Nhiệt điện Bà Rịa (mã BTP-HOSE) chi trả cổ tức bổ sung từ lợi nhuận phân phối còn lại đến 31/12/2017 bằng tiền với tỷ lệ 10,9%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 1.090 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 13/11/2018.
* Ngày 25/3/2019, Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre (mã DBT-HNX) tạm ứng cổ tức năm 2018 bằng tiền với tỷ lệ 8%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 800 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 15/11/2018.
* Ngày 28/11/2018, Công ty Cổ phần Khoáng sản và Vật liệu Xây dựng Lâm Đồng (mã LBM-HOSE) tạm ứng cổ tức bằng tiền lần 1/2018 với tỷ lệ 15%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 1.500 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 15/11/2018.
* Ngày 11/12/2018, Công ty Cổ phần Phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc (mã IDV-HNX) tạm ứng cổ tức bằng tiền lần 2/2018 với tỷ lệ 10%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 26/11/2018.
Hà Anh
Theo vneconomy.vn
Doanh nghiệp thủy sản tự tin cán đích
Ít có năm nào, ngành thủy sản Việt Nam tất bật như năm nay, khi hoạt động kinh doanh gặp nhiều yếu tố thuận lợi. Dự báo, hầu hết các doanh nghiệp trong ngành đều sẽ đạt được mức lợi nhuận khả quan năm 2018 và diễn biến giá cổ phiếu bắt đầu phản ánh kỳ vọng này.
Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp thủy sản trong năm 2018 được hỗ trợ nhờ bối cảnh xuất khẩu thuận lợi, cùng các thông tin tích cực cho triển vọng ngành trong ngắn và trung hạn.
Số liệu công bố mới đây của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm, thủy sản trong 9 tháng đầu năm 2018 đạt hơn 29,54 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, xuất khẩu thủy sản chiếm hơn 21%, ước đạt 6,395 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2017. Hai mặt hàng chủ lực là cá tra và tôm các loại chiếm gần 70% tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành thủy sản.
Vừa qua, Mỹ đã chính thức áp dụng mức thuế bổ sung lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ. Điều này được đánh giá sẽ tạo ra cơ hội lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, trong đó có tôm và cá tra.
Đại diện Công ty cổ phần (CTCP) Vĩnh Hoàn (VHC) cho biết, hiện chưa thể tiết lộ kết quả kinh doanh 9 tháng, nhưng trong báo cáo mới đây, Công ty Chứng khoán Rồng Việt đánh giá, khả năng hoàn thành kế hoạch lợi nhuận sau thuế 620 tỷ đồng của VHC trong năm nay là rất cao, thậm chí có thể đạt 1.034 tỷ đồng.
Riêng 6 tháng đầu năm, Vĩnh Hoàn ghi nhận doanh thu 5.973 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 426 tỷ đồng, lần lượt đạt 42,5% và 68,7% kế hoạch năm.
Theo bà Nguyễn Ngô Vi Tâm, Tổng giám đốc VHC, trong thời gian qua, Công ty đã có sự điều chỉnh tăng giá bán hàng tại hầu hết các thị trường xuất khẩu. Điều này giúp biên lợi nhuận trong quý III/2018 được cải thiện.
Bên cạnh lợi thế không phải chịu thuế chống bán phá giá, diễn biến tăng của tỷ giá USD/VND cũng giúp các doanh nghiệp xuất khẩu chủ lực sang Mỹ như VHC có thể hưởng lợi từ chênh lệch tỷ giá, qua đó gia tăng lợi nhuận.
Với hơn 45% doanh thu đến từ thị trường Trung Quốc, CTCP Đầu tư và Phát triển đa quốc gia (IDI) dự báo sẽ có kết quả kinh doanh khả quan năm nay. Đáng chú ý, biên lợi nhuận từ thị trường Trung Quốc của Công ty dự kiến sẽ cải thiện khi chính phủ nước này giảm thuế nhập khẩu cá tra từ Việt Nam vào tháng 7/2018.
Không chỉ doanh nghiệp lớn trong ngành dự báo có kết quả sáng, ngay cả cổ phiếu của những doanh nghiệp cá tra quy mô nhỏ hơn cũng "dậy sóng" sau thời gian dài dường như "ngủ im".
Mới đây, CTCP Thủy sản Mekong (AAM) công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm với sản lượng đạt 2.527 tấn, doanh thu ước đạt 169 tỷ đồng, giảm nhẹ 4% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lợi nhuận trước thuế đạt 10,5 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ hơn 2,89 tỷ đồng. Với kết quả trên, AAM đã hoàn thành 76,8% kế hoạch năm và vượt gấp đôi kế hoạch lợi nhuận 5 tỷ đồng đề ra năm nay.
Mặc dù cổ phiếu AAM bị Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM đưa vào diện cảnh báo do vốn điều lệ giảm xuống dưới 120 tỷ đồng, nhưng với kết quả kinh doanh khả quan, cổ phiếu AAM vẫn tăng bất chấp rủi ro về nguy cơ hủy niêm yết bắt buộc. Kết thúc phiên giao dịch ngày 1/10, cổ phiếu AAM leo dốc với phiên tăng trần thứ 4 liên tiếp, đạt 14.300 đồng/cổ phiếu, tương đương mức tăng 30% trong chưa đầy 1 tuần.
Một số ý kiến cho rằng, AAM vẫn còn khoảng thời gian từ nay đến hết quý II/2019 để khắc phục vấn đề giảm vốn điều lệ. Bên cạnh đó, không loại trừ khả năng doanh nghiệp sẽ thực hiện tăng vốn sau khi hoàn tất mua cổ phiếu quỹ trong thời gian từ ngày 20/10 - 19/11/2018. Ngay trong trường hợp xấu nhất, cổ phiếu AAM vẫn được giao dịch trên sàn UPCoM.
Cũng có diễn biến tăng giá mạnh trong thời gian vừa qua là cổ phiếu ACL của CTCP Thủy sản Cửu Long An Giang với mức tăng hơn 88% trong vòng 3 tháng, hiện dừng ở 18.800 đồng/cổ phiếu. ACL đang đứng thứ 8 về thị phần xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam.
Dù chưa công bố kết quả kinh doanh quý III/2018, nhưng nửa đầu năm nay, Công ty đạt doanh thu 721 tỷ đồng, tăng 20%, lợi nhuận sau thuế 53,7 tỷ đồng, gấp 2,7 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
So với kế hoạch năm, ACL đã hoàn thành 55% chỉ tiêu doanh thu nhưng lợi nhuận đã vượt 63%. Đáng chú ý, 6 tháng đầu năm 2018 ghi nhận mức lợi nhuận cao kỷ lục trong hơn 11 năm niêm yết của ACL.
Cùng với cá tra, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm cũng được kỳ vọng có một năm tích cực. Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT CTCP Thực phẩm Sao Ta cho hay, 2018 là năm ghi nhận kết quả khả quan nhất đối với FMC trong hơn 22 năm trên thương trường.
Theo đó, với tình hình đơn hàng và giá tiêu thụ (thường chốt theo hợp đồng), FMC tự tin có khả năng vượt mức kế hoạch lợi nhuận 140 tỷ đồng trước thuế mà Đại hội đồng cổ đông đã thông qua.
"Dự kiến, Công ty sẽ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm trong quý III này và có thể vượt trên 20% chỉ tiêu đề ra về lợi nhuận", ông Lực cho hay.
Ngọc Nhi
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Kinh doanh kém sắc, Chủ tịch HĐQT muốn mua thêm 3 triệu cổ phiếu của Tasco Doanh thu 9 tháng giảm gần một nửa so với cùng kỳ kéo lãi ròng của Tasco giảm tới 64,1% so với số lãi cùng kỳ năm 2017, qua đó mới thực hiện được 38,9% kế hoạch lợi nhuận cả năm mà Đại hội đồng cổ đông giao phó. Ảnh minh họa. Ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch HĐQT CTCP Tasco (mã HUT)...