10 điều tối kỵ khi nấu ăn, bạn phải bỏ ngay!
Bạn muốn làm tất cả mọi điều có thể để giữ gìn sức khỏe trong thời đại dịch Covid-19 này. Nhưng bạn có biết rằng có những sai lầm mà bạn có thể mắc phải trong nhà bếp?
Để tránh lây nhiễm chéo, hãy đảm bảo thực hành các biện pháp an toàn khi xử lý thịt sống. Đó là không sử dụng cùng thớt và dao cho thịt sống và thức ăn sẵn sàng để ăn như rau sống… – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Sau đây là 10 thói quen nấu ăn tối kỵ nhất mà bạn cần tránh, theo Eatthis.
1. Không rửa tay khi nấu ăn
Rửa tay là cách quan trọng nhất để ngăn chặn sự lây lan của vi trùng gây hại có thể gây bệnh, và rửa tay với xà phòng thông thường là đã đủ. Hãy rửa tay trong thời gian 20 giây để đảm bảo vi trùng được rửa trôi xuống cống.
2. Không dùng riêng thớt
Để tránh lây nhiễm chéo, hãy đảm bảo thực hành các biện pháp an toàn khi xử lý thịt sống. Đó là không sử dụng cùng thớt và dao cho thịt sống và thức ăn sẵn sàng để ăn như rau sống…
3. Không lưu trữ và ăn thức ăn thừa đúng cách
Đừng để thức ăn ở nhiệt độ phòng trong hơn 2 giờ sau khi nấu, để ngăn chặn vi khuẩn có hại phát triển. Hãy cất thức ăn trong tủ lạnh và ăn hết trong vòng 3 – 4 ngày, theo Eatthis.
4. Nêm quá nhiều muối
Video đang HOT
Hãy giảm muối khi nấu ăn. Vì ăn nhiều muối ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, đặc biệt là hệ miễn dịch.
5. Chiên mọi thứ
Thực phẩm chiên rán thì luôn hấp dẫn. Mặc dù thỉnh thoảng có thể thưởng thức, nhưng không nên chỉ ăn món chiên! Hãy thử chiên không dầu hoặc rang, theo Eatthis.
6. Sử dụng quá nhiều dầu ăn
Mọi thứ nên ở mức độ vừa phải, vì vậy hãy đo chính xác lượng dầu thực sự cần là bao nhiêu, thay vì chỉ áng chừng bằng mắt, để tránh sử dụng quá nhiều chất béo giàu calo này.
7. Nấu rau quá kỹ
Hãy đảm bảo nấu rau đúng cách để giữ lại các vitamin. Nấu quá kỹ thực sự có thể phá vỡ các chất dinh dưỡng, theo Eatthis.
8. Không kiểm tra màu sắc của thịt
Kiểm tra màu sắc của thịt và đảm bảo thịt không có mùi để chắc chắn không ăn phải thịt đã bị hỏng.
9. Rã đông không đúng cách
Đừng rã đông thịt trên bàn bếp. Mà nên rã đông thịt dần dần và an toàn bằng cách cho thịt vào nồi hoặc chậu nhỏ rồi để ở ngăn mát tủ lạnh. Làm như vậy sẽ tránh các giọt nước rơi ra và dính vào các thực phẩm khác. Rã đông trên bếp sẽ khiến vi trùng lây lan.
10. Không cài tủ lạnh ở nhiệt độ thích hợp
Cách lưu trữ thực phẩm rất quan trọng, vì vậy hãy cài tủ lạnh ở mức 4 độ C trở xuống, vì đây là một trong những cách hiệu quả nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh từ thực phẩm. Điều này đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ mang thai và người già.
Tủ lạnh đủ lạnh làm chậm đáng kể sự phát triển của vi trùng gây bệnh, theo Eatthis.
Thiên Lan
Những thói quen không lành mạnh khi nấu ăn gây hại sức khỏe
Không rửa tay, không dùng thớt riêng khi chế biến thực phẩm,... là những thói quen không lành mạnh có thể gây hại cho sức khỏe chúng ta.
Khi nấu ăn có những thói quen không lành mạnh, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả gia đình mà nhiều người không chú ý đến. Theo Eatthis, dưới đây là những thói quen không tốt chúng ta nên bỏ khi nấu ăn.
Không rửa tay khi chế biến thực phẩm
Rửa tay là điều quan trọng là phải làm trước khi bắt đầu xử lý bất kỳ thực phẩm nào, nhất là thời điểm dịch COVID-19. Rửa tay sẽ giúp ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn có hại vào thực phẩm.
Rửa tay sẽ giúp ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn có hại vào thực phẩm. Ảnh: Internet
Vì vậy, cần rửa tay bằng xà phòng và nước sạch để loại bỏ các mầm bệnh sau khi tiếp xúc với thực phẩm sống hoặc trước khi tiếp xúc với thực phẩm chín.
Không dùng thớt riêng khi nấu ăn
Nhiều người hay có thói quen dùng chung thớt để cắt thực phẩm chín và thực phẩm sống. Tuy nhiên, đây là một sai lầm vì chúng có thể gây lây nhiễm chéo.
Dùng chung thớt là một sai lầm vì chúng có thể gây lây nhiễm chéo. Ảnh: Internet
Trên thực phẩm tươi sống như thịt, cá đều có nhiều vi khuẩn, vi sinh vật, dù chúng ta đã rửa nhưng không thể nào sạch được mà phải qua quá trình nấu chín. Chính vì thế, khi dùng thớt này để cắt thực phẩm chín, những vi khuẩn này có thể sẽ bám vào thức ăn. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm, bệnh về đường tiêu hóa.
Rã đông thực phẩm không đúng cách
Rất nhiều người có thói quen bảo quản thực phẩm trong ngăn đá tủ lạnh. Tuy nhiên, nếu rã đông không đúng cách, thực phẩm sẽ rất dễ bị ôi thiu, vi khuẩn sinh sôi gấp nhiều lần so với trước khi rã đông.
Nếu rã đông không đúng cách, thực phẩm sẽ rất dễ bị ôi thiu. Ảnh: Internet
Cách rã đông an toàn là nên lấy thịt từ ngăn đá để lên ngăn lạnh cho đến khi khối thịt mềm ra. Nên bỏ thịt vào trong chén để tránh làm ảnh hưởng đến những thực phẩm khác.
Không kiểm tra màu sắc của thịt trước khi chế biến
Nhiều người vẫn thường có thói quen mang thịt ở tủ lạnh ra là chế biến nhưng không kiểm tra xem chúng có bị hư hỏng không, nếu ăn phải thịt bị hư hỏng, có mùi lạ thì rất có hại đến sức khỏe.
Nên kiểm tra màu sắc và đảm bảo thịt không bị hư trước khi nấu. Ảnh: Internet
Vì vậy, chúng ta nên kiểm tra màu sắc và đảm bảo thịt không bị hư trước khi nấu, vì có thể chúng ta bảo quản thịt không đúng cách dẫn đến thịt không còn an toàn.
NGUYÊN VÕ
Các trường hợp thực phẩm hóa "chất độc" khi chế biến mà nhiều người không biết Nhiều người nghĩ thực phẩm mua về, sau khi rã đông cần phải chế biến nhanh ở nhiệt độ cao mới giữ được dưỡng chất trong thực phẩm. Đó là một trong những trường hơp thực phẩm có thể biến thành chất độc khi chế biến nhiều người không biết. Trên thực tế, nhiều người thường chỉ chú trọng việc bảo quản thực...