10 điều phi lý đang tồn tại trong cuộc sống có thể bạn chưa biết
Bất cứ quy tắc nào được đặt ra thì đều có ngoại lệ. Trong một số trường hợp phi logic, đến chính con người cũng không thể giải đáp nổi. Hãy cùng khám phá những sự việc “thật như đùa” thú vị sau đây.
1. Thật lạ lùng khi vùng đất màu xanh (Greenland) lại phủ trắng băng tuyết, còn Iceland thì ngược lại.
Ảnh: BrightSide
2. Một cách chơi chữ hay ho trong tiếng Anh chăng?
Ảnh: BrightSide
3. Tại sao vịt cao su luôn thiết kế có màu vàng, trong khi vịt thật có màu nâu và xanh lá cây?
Ảnh: BrightSide
4. Tại sao chữ cái W lại được gọi là “double-U”, mặc dù trông nó rõ ràng giống “double V” hơn?
Ảnh: BrightSide
Video đang HOT
5. Đối với thang điểm chữ, tại sao chỉ có A, B, C, D, F mà không có E?
Ảnh: BrightSide
Trước đây, E cũng được sử dụng trong hệ thống chấm điểm. Ngày nay, nó vẫn còn tồn tại ở một số trường nhưng không nhiều. Hiện nay hệ thống chấm điểm sử dụng F viết tắt cho “fail”.
6. Ở một số quốc gia, bàn học có vẻ nhỏ dần theo từng cấp học.
Ảnh: BrightSide
7. Mọi người thường miêu tả trong phim hoạt hình rằng những con chuột thích phô mai, mặc dù chúng không thích chút nào.
Ảnh: BrightSide
8. 2 lá cờ của Romania và Chad gần như giống hệt nhau.
Ảnh: BrightSide
9. Người nước ngoài gọi đây là “chicken fingers” (ngón tay gà) trong khi gà làm gì có ngón tay?
Ảnh: BrightSide
10. Logic của người Đức.
Ảnh: BrightSide
Khi nói tiếng Anh, người ta quen cách nói “twenty four” (hai mươi bốn). Tuy nhiên, bằng tiếng Đức, họ chuyển đổi thứ tự và nói rằng “Four and twenty” (bốn và hai mươi).
Theo viettimes.vn/BrightSide
Chuột có sự đồng cảm và tránh gây đau đớn cho đồng loại
Ác cảm - tránh những hành động làm tổn thương người khác - được coi là một phần quan trọng của sự phát triển đạo đức ở con người nói chung. Vậy mà loài chuột cũng có những hành vi tương tự.
Các nhà khoa học tin rằng những phát hiện của họ ở chuột có thể giúp phát triển các phương pháp điều trị bằng thuốc cho những bệnh nhân thể hiện hành vi tâm thần.
Chuột có sự đồng cảm và tránh những hành động có thể gây đau đớn cho đồng loại
Nghiên cứu được thực hiện bởi Christian Keysers và các đồng nghiệp tại Viện Khoa học thần kinh Hà Lan ở Amsterdam.
'Chúng tôi chia sẻ một cơ chế ngăn chặn hành vi chống đối đồng loại với chuột, điều này cực kỳ thú vị đối với tôi', giáo sư Keysers nói.
'Bây giờ chúng ta có thể sử dụng tất cả các công cụ mạnh mẽ của khoa học não bộ để khám phá cách tăng ác cảm gây hại ở bệnh nhân chống đối xã hội.'
Để điều tra sự ác cảm gây hại ở chuột, các nhà nghiên cứu đã cho loài gặm nhấm lựa chọn giữa hai đòn bẩy mà chúng có thể ấn để nhận các món ăn có đường.
Khi các con vật có xu hướng chọn một trong hai đòn bẩy, các nhà khoa học đã cấu hình lại hệ thống đòn bẩy để khiến một con chuột trong chuồng tiếp theo nhận được một cú sốc khó chịu khi chọn đòn bẩy đó.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, khi chúng nhận ra rằng đòn bẩy đang gây hại cho đồng loại của mình, những con chuột sẽ giảm việc sử dụng nó.
"Giống như con người, chuột thực sự cảm thấy khó chịu khi gây hại cho kẻ khác", tác giả bài báo và nhà thần kinh học Julen Hernandez-Lallement nói.
Sau đó, các nhà nghiên cứu đã quét não của những con chuột, phát hiện ra rằng một vùng não được gọi là 'vỏ não trước' đang hoạt động trong quá trình thử nghiệm. Vùng não tương tự với trong con người khi họ đồng cảm với nỗi đau của người khác.
Khi các nhà nghiên cứu sử dụng thuốc gây tê cục bộ để giảm hoạt động của não ở vỏ não trước của chuột, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng loài gặm nhấm đã 'ngừng tránh làm hại đồng loại'.
Các nhà nghiên cứu tin rằng những phát hiện của họ ở chuột có thể giúp các nhà khoa học phát triển các phương pháp điều trị bằng thuốc cho những bệnh nhân có hành vi tâm thần
"Con người và chuột sử dụng cùng một vùng não để ngăn chặn tác hại đối với người khác là điều đáng chú ý", tác giả bài báo và nhà thần kinh học Valeria Gazzola nói.
'Nó cho thấy động lực đạo đức khiến chúng ta không làm hại đồng loại là tiến hóa có từ lâu, ăn sâu vào quá trình sinh học của não bộ và giống với các động vật khác.'
Những phát hiện đầy đủ của nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Curent Biology.
Kim Quyền
Theo dantri.com.vn/Dailymail
Dùng máy tính mãi mà không ai biết người sáng tạo ra thao tác "copy paste" Người dùng máy tính, điện thoại thông minh quá quen với thao tác "copy - paste" mà không biết ai sáng tạo ra nó. Vậy người đó là ai? Ông Larry Tesler, ảnh chụp năm 1989. Người sáng tạo ra thao tác "copy - paste" (sao chép - dán) là ông Larry Tesler, tên đầy đủ là Lawrence Gordon Tesler. là nhà khoa...