10 điều cần biết về hóa trị ung thư
Bạn có thể thay đổi chế độ ăn uống để hạn chế tác dụng phụ khi hóa trị tại nhà và làm việc bình thường trong thời gian điều trị.
Hóa trị là đưa liều thuốc đặc trị vào cơ thể để tiêu diệt tế bào ung thư. Phác đồ điều trị ung thư của một bệnh nhân, tùy bệnh cảnh, sẽ có nhiều lần hóa trị. Thuốc đặc trị thật ra là các loại hóa chất, một mặt tấn công tiêu diệt tế bào ung thư nhưng mặt khác cũng làm tổn thương các tế bào lành, dẫn đến nhiều tác dụng phụ cho người bệnh.
Theo WebMD, trong quá trình hóa trị, người bệnh cần biết 10 điều sau đây:
Ảnh: WebMD
Không cần ở lại qua đêm trong bệnh viện
Bệnh viện không phải là nơi duy nhất có thể vào thuốc cho bạn. Bạn cũng có thể điều trị tại nhà, tại văn phòng của bác sĩ, tại phòng khám. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ quyết định lộ trình bạn sẽ điều trị, loại hóa chất phù hợp loại ung thư, tùy thuộc các vấn đề về sức khỏe của bạn… Khi vào thuốc xong, bạn có thể về nhà nghỉ ngơi mà không cần ở lại bệnh viện.
Nên uống bổ sung một số loại thuốc
Theo chỉ định của bác sĩ, bạn có thể sử dụng thêm một số loại kem hoặc gel, uống thuốc dạng viên hoặc lỏng, nhằm giảm các triệu chứng khó chịu của cơ thể do hóa trị.
Video đang HOT
Hóa trị có ích kể cả khi không loại bỏ được khối u
Hóa trị tiêu diệt các tế bào ung thư, vì vậy bạn có thể cho rằng mục tiêu luôn là loại bỏ khối u. Thế nhưng đôi khi bác sĩ cho bạn sử dụng hóa chất vì những lý do khác, như làm chết các tế bào ung thư để loại bỏ hoặc thu nhỏ khối u. Sau đó sẽ tiến hành các bước điều trị tiếp theo như phẫu thuật hoặc xạ trị, giảm một số triệu chứng đau đớn khó chịu kể cả khi không chữa được bệnh.
Tiếp tục công việc của mình trong thời gian hóa trị
Có rất nhiều người vẫn tiếp tục làm việc trong thời gian điều trị, tốt nhất là nên có lịch trình linh hoạt. Làm việc bán thời gian hoặc làm việc tại nhà vào những ngày mà bạn cảm thấy không khỏe.
Tác dụng phụ có thể thay đổi
Hóa trị gây nhiều tác dụng phụ như mệt mỏi và táo bón, rụng tóc, buồn nôn và thay đổi tâm trạng. Những tác dụng phụ này không giống nhau với tất cả mọi người. Một số người ít bị tác dụng phụ, thậm chí không có. Ngoài ra tác dụng phụ có thể xuất hiện hàng tháng hoặc nhiều năm sau khi điều trị.
Ảnh hưởng lâu dài và muộn của hóa trị
Hóa trị lâu dài gây các vấn đề về phổi, tim và thận, tổn thương thần kinh, được gọi là bệnh lý thần kinh ngoại vi.
Thay đổi chế độ ăn uống có thể hạn chế tác dụng phụ
Ăn thực phẩm phù hợp sẽ giúp bạn bổ sung năng lượng trong quá trình hóa trị. Bạn bớt buồn nôn khi ăn nhiều protein và calo. Nếu thực phẩm cứng không hấp thụ được, hãy thay thế bằng bữa ăn lỏng hoặc nước trái cây, súp, sữa. Ăn món mềm, mát hoặc đông lạnh như sữa chua, sữa trứng và nước đá. Chia các bữa ăn thành 5-6 bữa nhỏ một ngày thay vì ba bữa lớn.
Điều trị các bệnh khác ngoài ung thư
Bởi vì thuốc hóa trị tiêu diệt hoặc ngăn tế bào ung thư phân chia nhanh, các bác sĩ đôi khi sử dụng chúng để chống lại các tình trạng khác như ghép tế bào gốc tủy xương, điều trị hệ miễn dịch hoạt động quá mức, lupus và viêm khớp dạng thấp.
Tiêm chủng đầy đủ trước khi hóa trị
Bạn nên tiêm các loại vắcxin cần thiết bao gồm cả cúm, trước khi hóa trị. Vệ sinh răng miệng, chữa răng sâu để loại bỏ vi khuẩn trong miệng, rửa tay thường xuyên, tránh xa người và vật nuôi bị bệnh. Ngoài ra, không được tự ý dùng thuốc và vitamin không phải bác sĩ kê đơn vì có thể sẽ phản tác dụng hóa trị.
Thùy An
Theo VNE
Phát hiện loại thuốc ngăn ung thư buồng trứng tái phát
Ung thư buồng trứng là một trong những loại ung thư phổ biến nhất. Chúng khó điều trị và phần lớn phụ nữ phát hiện khi bệnh đã nặng. Khoa học đã tìm ra loại thuốc giúp ngăn chặn hiệu quả loại ung thư này tái phát.
Nhiều người phát hiện mình bị mắc ung thư buồng trứng khi căn bệnh đã bắt đầu di căn - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Ung thư buồng trứng là loại ung thư ở phụ nữ phổ biến thứ sáu ở Anh. Chỉ có khoảng 1/3 phụ nữ sống được qua 10 năm kể từ ngày được chẩn đoán ung thư, theo Daily Mail.
Loại thuốc có tên olaparib không những giúp kéo dài cuộc sống của những người bị ung thư buồng trứng mà còn giúp ngăn căn bệnh này tái phát.
Trong một nghiên cứu mới nhất ở Anh, các nhà khoa học đã cho 260 phụ nữ bị ung thư buồng trứng với đột biến gen BRCA uống olaparib.
Trong khi đó, 130 bệnh nhân khác chỉ được uống giả dược. Tất cả đều đã trải qua phẫu thuật và hóa trị tiêu chuẩn.
Khoảng 2/3 bệnh nhân dùng olaparib không tái phát ung thư trong 3 năm sau khi dùng thuốc. Trong khi đó, tỉ lệ này ở người dùng giả dược chỉ là 1/3. Kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí Y học New England (Mỹ).
"Phát hiện thú vị nhất trong nghiên cứu là hơn một nửa bệnh nhân dùng thuốc olaparib không tái phát ung thư. Điều này là chưa từng có và thắp lên hy vọng cho rất nhiều bệnh nhân", giáo sư Charlie Gourley tại Đại học Edinburgh (Anh), một trong những người đứng đầu nghiên cứu, cho biết.
Olaparib là loại thuốc đầu tiên trong nhóm thuốc chuyên điều trị ung thư gọi là chất ức chế PARP. Thuốc này hoạt động bằng cách khóa một loại protein có vai trò quan trọng với quá trình tự sửa lỗi ADN của các tế bào ung thư. Cách này khiến tế bào ung thư chết, ngừng phát triển hoặc phát triển chậm lại, các chuyên gia cho biết.
Thuốc olaparib đã được bán trên thị trường dùng để điều trị ung thư buồng trứng. Các chuyên gia cho biết có thể nó cũng sẽ sớm được cơ quan quản lý phê duyệt để sử dụng cho mục đích ngăn ung thư tái phát theo Daily Mail.
Theo thanhnien
Em bé Trung Quốc một tuổi tự học cách chữa ung thư Zi-chen (Trung Quốc) mới hơn một tuổi đã tự học cách dùng máy phun hơi thuốc mà không cần người lớn giúp. Mới một tuổi bốn tháng, Zi-chen đã sử dụng thành thục máy phun hơi thuốc. Bé bị u nguyên bào gan. "Mỗi ngày tôi đều nói với con 'uống thuốc xong là con có thể về nhà rồi'. Bé cảm thấy...