10 điểm lưu ý giúp hạn chế ô tô bị trục trặc giữa đường
Trước những chuyến đi xa dài ngày như về quê ăn Tết hay đi du xuân sắp tới, chỉ cần dành ra một chút thời gian để kiểm tra sẽ giúp chiếc xe của bạn vận hành êm ái, trơn tru hơn.
Nhiều gia đình có những chuyến hành hương, du xuân lên đến vài trăm km trong dịp Tết. Đây cũng là khoảng thời gian hầu hết các gara sửa chữa, cứu hộ đều nghỉ. Nếu chiếc xe của bạn không may gặp trục trặc giữa đường sẽ thật phiền phức và mất thời gian.
Theo những “tài già” có kinh nghiệm, trước mỗi chuyến đi xa, chỉ cần bỏ ra một chút thời gian, bạn có thể tự kiểm tra những hạng mục thiết yếu của chiếc xe. Qua đó, góp phần hạn chế được tối đa rủi ro, giúp bạn an tâm hơn trên mọi hành trình.
Dưới đây sẽ là 10 hạng mục nên đặc biệt cần chú ý:
1. Lốp xe:
Lốp xe là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đến trục trặc cho chuyến đi, nhất là trên những cung đường xấu, đường nông thôn, đường đèo núi,… Do đó, trước khi đi xa, kiểm tra lốp là điều hết sức cần thiết.
Nếu lốp của bạn quá mòn hoặc đã hết date, đừng tiếc rẻ nữa, hãy thay ngay những chiếc lốp mới để yên tâm du xuân. Các chuyên gia khuyên rằng, lốp ô tô chỉ nên dùng liên tục dưới 5 năm và không quá 10 năm sau ngày sản xuất.
Bạn cũng cần kiểm tra cả lốp dự phòng và đồ thay lốp, đảm bảo lốp đủ hơi và còn hoạt động tốt. Phòng trường hợp không may bị thủng lốp giữa đường, nhiều người cũng trang bị thêm một chiếc bơm mini để sẵn trong xe, có thể bổ sung hơi khi cần thiết.
2. Phanh
Có thể kiểm tra hệ thống phanh bằng mắt thường
Hệ thống phanh có liên quan trực tiếp đến khả năng xử lý tình huống và đảm bảo an toàn cho người ngồi trên xe. Để đảm bảo phanh hoạt động tốt, việc kiểm tra cần được thực hiện thường xuyên.
Nếu thấy bàn đạp phanh có vấn đề, quá mềm hoặc quá cứng; đèn cảnh báo hệ thống phanh bật sáng, có tiếng động lạ phát ra liên tục từ hệ thống phanh,… bạn nên đưa xe vào gara để kiểm tra. Ngoài ra, nên kiểm tra cả má phanh và dầu phanh.
3. Ắc quy
Video đang HOT
Vấn đề về ắc quy có thể dẫn tới những phiền phức bất thình lình khi chiếc xe của bạn khó nổ hoặc không thể nổ được. Điều này có thể khiến chiếc xe của bạn buộc phải “nằm đường”, phải gọi cứu hộ hoặc nhờ người “câu” ắc quy.
Trước mỗi chuyến đi dài, bạn nên mở nắp ca-pô, quan sát bên ngoài ắc quy xem có bị phồng, biến dạng hay sùi ở các cọc ắc quy hay không. Nếu xuất hiện các hiện tượng trên, bạn nên thay ngay một bình ắc quy mới. Thông thường, bình ắc quy được thay mới sau 2-3 năm sử dụng.
4. Nước làm mát:
Nước làm mát là thành phần cực kỳ quan trọng giúp làm mát động cơ. Khi bị rò rỉ nước, nắp bình nước phụ không kín khít hay bục đường ống, chiếc xe của bạn sẽ bị hết nước. Hệ quả của điều này là nhiệt độ động cơ tăng rất cao dẫn đến bó máy và nằm đường, nặng hơn có thể dẫn tới hỏng máy.
Để khắc phục tối đa rủi ro này, bạn có thể kiểm tra nước làm mát bằng cách mở nắp bình nước phụ và kiểm tra mức nước xem còn ở mức an toàn hay không? Nếu ít hơn mức min, bạn cần bổ sung nước làm mát đúng chủng loại ngay lập tức.
5. Nước rửa kính:
Kiểm tra nước rửa kính
Nước rửa kính đột ngột hết vào lúc mưa phùn nhẹ hoặc đoạn đường bụi bẩn thì thật phiền phức, gạt mưa khô mà không có nước rửa kính sẽ không sạch, ảnh hưởng đến tầm nhìn và còn dễ làm xước, hỏng kính.
Thường là đến khi hết nước rửa kính thì bạn mới biết và bổ sung. Những lái xe có kinh nghiệm khuyên rằng, trước mỗi chuyến đi dài như dịp Tết, bạn nên bổ sung đủ nước rửa kính chuyên dụng ngay cả khi chưa hết.
Ngoài ra cũng cần kiểm tra tình trạng của gạt mưa, nếu gạt mưa của bạn đã quá cũ, đừng ngại ngần thay một đôi gạt mưa mới để bảo vệ kính lái và giúp lái xe có tầm nhìn tốt nhất.
6. Dầu máy
Nếu phát hiện xe bạn thiếu dầu máy, hãy châm thêm cho đủ
Mức dầu cũng là điều cực kỳ quan trọng. Giống như nước làm mát, mức dầu máy cũng được kiểm tra dễ dàng thông qua que thăm dầu. Nếu dầu máy ở dưới mức min, bạn nên bổ sung dầu ngay lập tức.
Dầu máy còn quá ít hoặc không đạt chất lượng có thể khiến xe hoạt động bị “ì”, để lâu dài có thể làm hỏng các bộ phận của động cơ.Dầu máy cũng là hạng mục cần kiểm tra, bổ sung trước mỗi hành trình dài.
Dầu máy được thay mới khoảng 5.000km-10.000 km tuỳ vào loại dầu và tình trạng xe. Bạn nên thay dầu định kỳ đúng theo khuyến cáo của nhà sản xuất để máy hoạt động được trơn tru và ổn định nhất.
7. Các loại dây đai, pu-ly
Các trục trặc liên quan đến dây đai (dây cu-roa), puly trên một số xe cũng rất nghiêm trọng và thường xảy ra bất thình lình. Khi đứt dây cu-roa, chiếc xe của bạn ngay lập tức “nằm im” và cách duy nhất là gọi cứu hộ.
Theo các chuyên gia, việc đứt dây cu-roa trên một số dòng xe còn gây nên những hỏng hóc nghiêm trọng khác liên quan đến máy như nứt mặt máy, vỡ máy,… Do đó, các loại dây đai, pu-ly cũng cần phải được ưu tiên kiểm tra. Khi thấy bề mặt dây cu-roa có xuất hiện vết nứt, dão,…, hãy hỏi các chuyên gia hoặc mang chiếc xe của mình vào vào gara để kiểm tra ngay.
8. Đèn
Kiểm tra, vệ sinh đèn pha ô tô giúp lái xe an toàn hơn
Hệ thống đèn trên chiếc xe ô tô bao gồm khá nhiều loại: Đèn chiếu sáng (pha, cos), đèn xi-nhan, đèn gầm, đèn chiếu hậu, đèn phanh, đèn soi biển số. Hãy bật tất cả các loại đèn và kiểm tra một lượt để chắc chắn rằng chúng còn hoạt động tốt, kể cả đèn phanh và đèn soi biển số.
Những trục trặc về đèn không mấy ảnh hưởng đến sự vận hành của chiếc xe nhưng lại ảnh hưởng lớn đến điều kiện an toàn khi lái xe, đặc biệt là vào ban đêm và nơi có thời tiết xấu. Do đó, trước những chuyến đi xa, đây là bộ phận cần được kiểm tra, lau chùi sạch sẽ.
9. Hệ thống lọc gió
Lọc gió là bộ phận thường xuyên cần được kiểm tra, vệ sinh
Khi lọc gió quá cũ hoặc quá bẩn sẽ dẫn tới tình trạng tiêu tốn nhiều năng lượng, nhanh nóng máy. Lọc gió cần được tháo ra và làm sạch thường xuyên. Nếu lọc gió của bạn đã quá cũ, đừng ngại ngần thay mới chúng.
10. Đồ đạc thiết yếu
Kiểm tra giây tờ
Hãy mang lên xe những vật dụng thực sự cần thiết như nước uống, đồ ăn nhẹ, giấy ăn và một vài chiếc túi ni-lon. Loại bỏ những món đồ cồng kềnh, ít dùng vì chúng sẽ khiến chiếc xe trở nên chật chội, thêm tải và tốn nhiên liệu hơn.
Đương nhiên, bạn cần mang theo các loại giấy tờ cần thiết như bằng lái xe, giấy tờ xe và kha khá tiền mặt. Cái này rất quan trọng nhé!
Trước mỗi chuyến đi xa, cũng nên kiểm tra cả bộ cứu hộ như bơm, kích, cà-lê, tuốc-nơ-vít,… xem chúng còn hoạt động tốt không, phòng trường hợp bất trắc có thể “sơ cứu” xe được ngay.
Chỉ mất vài phút, bạn đã có thể “soi” những hạng mục cơ bản để biến chiếc xe trở thành một người bạn đường đáng tin cậy trong những chuyến đi đáng nhớ cùng gia đình.
Chúc các bạn có một hành trình an toàn, thuận lợi!
Kinh nghiệm chăm sóc xe trước khi đi chơi xa
Đã sắp sửa tới những kỳ nghỉ cuối năm, giờ là lúc chuẩn bị cho chiếc xế yêu của bạn trước khi cùng gia đình và người thân có những chuyến du hành cuối năm. Dưới đây là một số kinh nghiệm mà bạn có thể tự làm để luôn đảm bảo rằng chiếc xe sẽ là người bạn đồng hành tin cậy trên cả chuyến đi...
Hãy tự giúp mình tự tin trước mỗi chuyến đi với những công việc đơn giản nhưng cực kì hữu dụng dưới đây, những công việc không đòi hỏi kỹ năng đặc biệt hay tay nghề sửa xe tài giỏi gì...
1. Kiểm tra tình trạng hệ thống đèn báo: Một thực tế là hiếm khi bạn tự nhận ra đèn phanh hay đèn báo lùi của xe mình bị cháy bóng. Hãy nhờ một người bạn đứng bên ngoài để cùng bạn kiểm tra xem hệ thống đèn (pha/cốt/hậu và sương mù...) có hoạt động bình thường không.
2. Hãy đảm bảo lốp xe hoạt động tốt và được bơm đủ tiêu chuẩn: Thông tin áp suất lốp tiêu chuẩn có sẵn trong hướng dẫn sử dụng hoặc trên khung cửa bên ghế lái. Hãy đảm bảo lốp xe không bị cắt/chém hay có vết phồng bất thường, hoặc độ dày gai lốp còn trên 2 mm.
3. Cần chắc chắn mức dầu phanh, dầu trợ lực lái... còn đầy đủ: Bình dầu phanh được đặt bên trong khoang động cơ với mức dung dịch ở trong vạch tiêu chuẩn (giữa khoảng Min/Max). Tương tự, bạn cũng nên kiểm tra xem nước rửa kính còn hay không; nếu là xe mới, nên mua theo chỉ định của nhà sản xuất hoặc nếu cần thiết, một chút nước rửa kính/rửa bát pha với nước sạch cũng là giải pháp tốt. Bạn cũng nên xem qua bình đựng nước làm mát để có thể yên tâm trước khi khởi hành.
4. Hệ thống phanh hoạt động bình thường: Khi đạp phanh không tiếng kêu bất thường từ hệ thống phanh, xe không lạng sang hai bên khi phanh trên đường thẳng, chân phanh có sự phản hồi khi đạp phanh chết cứng (nếu chân phanh từ từ hạ xuống khi bạn đạp hết phanh thì hãy lập tức mang xe đến garage để kiểm tra vì có khả năng mất áp lực phanh).
5. Hệ thống điều hoà: Nếu như quạt gió điều hòa có tiếng kêu lào xào, hệ thống sưởi không đủ ấm (cho thời tiết miền bắc), độ lạnh không đủ sâu (với các đợt nóng miền nam) hoặc đường lấy gió trong có mùi ẩm mốc... đó là lúc bạn cần đưa xe đi bảo dưỡng, kiểm tra lại đường ống/ga và vệ sinh lọc gió.
6. Học và chuẩn bị đủ đồ thay lốp: Dù không muốn, nhưng bạn cũng nên phòng trước những trường hợp xấu có thể xảy ra. Hãy học cách thay lốp dự phòng; khi đó, một chiếc kích nâng gầm phù hợp tải trọng của xe và một chiếc cờ-lê để tháo ốc sẽ rất hữu ích, bạn và gia đình sẽ không mất thời gian đợi chờ xe cứu hộ hay phải nhờ người khác.
7. Luôn để ý đến mức nhiên liệu trong bình, bạn hãy nhớ điều này không chỉ giúp bạn phải đứng đường mà còn giúp giữ được tuổi thọ của hệ thống khi mà hệ thống bơm dùng chính nhiên liệu để làm mát. Việc đổ đầy xăng trước khi lên đường sẽ giúp bạn yên tâm mà không phải loay hoay xăng giữa đường. Đừng để bạn phải gọi cứu hộ vì một lí do cực kì nhảm nhí là hết xăng.
Chúc các bạn lái xe an toàn và có những chuyến đi vui vẻ bên gia đình và bạn bè!
Du xuân an toàn bằng ô tô, đừng bỏ qua những công đoạn này Kế hoạch đưa gia đình du xuân, về quê bằng ô tô không thể thiếu công đoạn kiểm tra, chăm sóc chiếc xe để có một hành trình an toàn, vui vẻ. Tết cổ truyền là khoảng thời gian hạnh phúc nhất trong năm. Hầu hết mọi người tạm gác công việc, dành thời gian sum vầy với gia đình, người thân, bạn...








Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Việt Nam sắp có ô tô điện Volkswagen nhập khẩu từ Malaysia

"Quý tộc tí hon" Mini Cooper 2025 ra mắt Việt Nam, giá 2,1 tỷ đồng

SUV hybrid Omoda ra mắt thị trường gần Việt Nam, "ăn" chưa đến 5 lít/100km

Maextro S800: Sedan Trung Quốc sang trọng, dự kiến ra mắt cuối năm 2025

Xe điện Toyota hợp tác với GAC ra mắt toàn cầu

Tesla Cybertruck nổi bật hơn với gói độ Mansory Elongation

SUV cùng phân khúc với Mitsubishi Xforce, trang bị lấn át Toyota Yaris Cross, giá hơn 320 triệu đồng

Mẫu xe Toyota 'nhỏ mà có võ', công suất 296 mã lực, giá hơn 1,9 tỷ đồng

Xe MPV Hyundai cùng phân khúc với Toyota Innova Cross, giá ngang Mitsubishi Xpander

Lexus ES 2025: Thiết kế thể thao độc đáo, giá niêm yết khoảng 3 tỷ đồng

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Mazda 6e, công suất 258 mã lực, nội thất tiện nghi, công nghệ tiên tiến

SUV thiết kế cá tính, trang bị ấn tượng, giá hơn 1,2 tỷ đồng, cạnh tranh với Toyota Fortuner, Ford Everest
Có thể bạn quan tâm

Người xưa dạy, "Xây nhà để Bạch Hổ che Rồng Xanh", con cháu nghèo ba đời: Bạch Hổ, Rồng Xanh là gì?
Trắc nghiệm
08:52:54 30/04/2025
Điểm danh 4 món thời trang công sở trẻ trung nhất
Thời trang
08:50:21 30/04/2025
Loạt cán bộ "dính chàm" vụ biến đất công thành tư ở Vũng Tàu
Pháp luật
08:44:32 30/04/2025
Cặp đôi Hoa hậu - hot boy không một bức ảnh chung nhưng ai cũng biết đang hẹn hò
Sao việt
08:33:26 30/04/2025
iPhone 17 sắp được sản xuất hàng loạt
Đồ 2-tek
08:23:06 30/04/2025
Sóng 5G có gây hại sức khỏe?
Sức khỏe
08:10:14 30/04/2025
1 ông lớn công khai "chọc điên" BLACKPINK?
Nhạc quốc tế
08:06:25 30/04/2025
Thêm lựa chọn sử dụng Internet vệ tinh từ đối thủ của SpaceX
Thế giới số
07:57:10 30/04/2025
Mở túi đồ của hội đi camp "concert quốc gia" qua đêm: Bất ngờ với những thứ bên trong
Netizen
07:43:21 30/04/2025
Chia sẻ xúc động của giọng nữ cao đầu tiên hát 'Đất nước trọn niềm vui'
Nhạc việt
07:36:42 30/04/2025