10 điểm đến được du khách nước ngoài đánh giá cao nhất tại TP.HCM
TP.HCM gây ấn tượng bởi sự pha trộn hài hòa giữa cũ và mới. Đến đây, du khách sẽ tìm thấy cả những trung tâm mua sắm sang trọng cũng như những khu chợ cổ kính đông đúc với những quầy hàng bán thức ăn đường phố hấp dẫn.
TP.HCM cũng là nơi có một số lượng lớn chùa và đền, cũng như các di tích lịch sử như địa đạo Củ Chi. 10 điểm đến dưới đây được nhiều du khách lựa chọn là nơi hấp dẫn nhất ở thành phố đặc biệt này.
Chợ Bình Tây
Chợ Bình Tây bán rất nhiều thứ, bao gồm cả sản phẩm tươi sống và đồ thủ công địa phương. Chợ Bình Tây nằm trong khu phố Tàu của thành phố và là trung tâm phân phối nhiều mặt hàng quần áo và thực phẩm. Du khách đến chợ Bình Tây vào sáng sớm có thể thưởng thức các mặt hàng thực phẩm tươi có sẵn ở chợ ngoài trời. Ngoài ra, còn có một khu ẩm thực ở chợ Bình Tây, nơi du khách có thể nếm thử các món ngon địa phương và ẩm thực đường phố.
Tòa nhà trang nhã này còn được gọi là Nhà hát TP.HCM, được hoàn thành vào năm 1897 do kiến trúc sư người Pháp Ferret Eugene thiết kế. Vì vậy, có lẽ không có gì ngạc nhiên khi Nhà hát Lớn mang một số nét giống với Cung điện Petit ở Paris được xây dựng trong cùng năm. Nhà hát Lớn không mở cửa cho công chúng vào tham quan, nhưng bất kỳ ai muốn xem nội thất của tòa nhà tuyệt đẹp này đều có thể mua vé xem biểu diễn.
Ngôi chùa nhỏ này được xây dựng vào năm 1909 bởi cộng đồng người Quảng Đông ở Việt Nam và là một trong những địa điểm thú vị nhất của thành phố. Nó còn được gọi là chùa Rùa vì có một cái ao trong sân chùa nuôi rất nhiều rùa. Là một điểm tham quan nổi tiếng của TP.HCM, đây còn là một ngôi chùa của người lao động nên thường rất nhộn nhịp với nhiều hoạt động và không khí luôn tràn ngập khói hương.
Video đang HOT
Khi tòa nhà Bitexco Financial Tower cao 68 tầng, 262m được hoàn thành vào năm 2010, trở thành tòa nhà cao nhất Việt Nam ở thời điểm đó. Sky Deck nằm trên tầng 49 là một điểm cực kỳ thu hút khách du lịch, từ đây, du khách có thể phóng tầm nhìn 360 độ ra khắp thành phố và sông Sài Gòn. Tháp Bitexco có 2 nhà hàng trên tầng 50 và 51 với tầm nhìn tuyệt vời ra khu vực xung quanh.
Đường Đồng Khởi
Con phố này là nơi tọa lạc của những tòa nhà thuộc địa cũ sang trọng, những cửa hàng cao cấp, hàng hiệu nổi tiếng, quán cà phê xinh xắn và những nhà hàng, khách sạn sang trọng. Một số công trình kiến trúc nổi tiếng trên con đường này là Nhà hát lớn, Bưu điện Trung tâm và Nhà thờ Đức Bà. Quán Givral Café từng là một quán ăn nổi tiếng trong khu vực từ những năm 1950 cũng có thể được tìm thấy trên đường Đồng Khởi.
Chợ Bến Thành có rất nhiều quầy hàng, nơi du khách có thể mua đồ lưu niệm và đồ thủ công mỹ nghệ địa phương. Nhưng khu chợ nhộn nhịp này không chỉ dành cho khách du lịch. Đây cũng là nơi người dân địa phương mua sắm cho nhu cầu hằng ngày của họ, bao gồm thực phẩm, cà phê và quần áo. Chợ Bến Thành, được xây dựng vào năm 1870, cũng là một nơi tuyệt vời để thưởng thức các món ăn đường phố địa phương. Vào ban đêm, các quầy hàng trong nhà đóng cửa, nhưng khu vực xung quanh vẫn sôi động khi các nhà hàng và quầy hàng ngoài trời mở cửa phục vụ đám đông buổi tối.
Bưu điện Trung tâm Sài Gòn không chỉ là một tòa nhà lộng lẫy, nó cũng là một trong những công trình kiến trúc lâu đời nhất của TP.HCM. Tòa nhà được xây dựng vào năm 1886, do Gustave Eiffel thiết kế. Tòa nhà có trần hình vòm cao thanh lịch, sàn lát gạch đẹp và các bốt điện thoại kiểu cũ, hiện vẫn đang là một bưu điện làm việc thực tế và miễn phí tham quan.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn nằm ở quận 1, được cho là địa danh nổi tiếng nhất của TP.HCM. Nhà thờ ban đầu được xây dựng từ năm 1863 đến năm 1880 và được xây dựng trên địa điểm từng có một ngôi chùa Việt Nam. Toàn bộ vật liệu xây dựng nhà thờ Đức Bà Sài Gòn bằng gạch đỏ, đều được nhập từ Pháp.
Dinh Độc Lập
Dinh Độc Lập, đôi khi còn được gọi là Dinh Thống Nhất, là một địa danh lịch sử nổi tiếng của thành phố.
Cho đến nay, hầu hết các phòng trong tòa nhà vẫn được bảo tồn theo phong cách cuối những năm 1960, 1970. Ngoài ra, còn có nhiều điểm tham quan thú vị trong tòa nhà 5 tầng này, bao gồm cả một tầng hầm boongke có một hầm và một trung tâm viễn thông.
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh mở cửa vào khoảng năm 1975. Hầu hết các hiện vật trong bảo tàng này đều liên quan đến Chiến tranh Việt Nam, nhưng cũng có một số hiện vật từ Chiến tranh Đông Dương. Bên ngoài trưng bày các xe bọc thép, pháo và vũ khí bộ binh của Mỹ.
Tăng cường quảng bá du lịch Việt Nam tới du khách quốc tế 'hậu' Covid-19
Ngày 28/8, Tổng cục Du lịch Việt Nam cùng Hội đồng Tư vấn Du lịch Việt Nam (TAB) và Chương trình Du lịch Bền vững Thụy Sĩ (SSTP) ra mắt trang Green Travel mới trên website du lịch chính thức của Việt Nam dành cho khách nước ngoài.
Tại trang Green Travel (https://www.vietnam.travel/sustainability), người xem sẽ tìm thấy các bài viết giới thiệu về thế nào là du lịch có trách nhiệm, hướng dẫn về phong tục tập quán của người Việt, và các bài quảng bá những điểm đến còn ít người biết trên cả nước.
Để giúp khách du lịch có thể tìm kiếm dễ dàng hơn, trang Green Travel cung cấp danh sách tổng hợp các sản phẩm du lịch bền vững đã được công nhận của Việt Nam. Người xem có thể đọc về các tour du lịch mang tính giáo dục cao, có trách nhiệm với cộng đồng và môi trường.
Du khách có thể tìm thấy những điểm lưu trú bền vững như nhà sàn, nhà người dân bản địa, khách sạn và hiểu thêm về những sản phẩm lưu niệm thủ công, vải, các thương hiệu văn phòng phẩm vừa đậm nét văn hóa Việt Nam vừa hỗ trợ đời sống người dân địa phương.
Người dân tộc H' Mông tại tỉnh Lảo Cai được giới thiệu tới du khách quốc tế
Trang Green Travel cũng bao gồm các bản đồ họa thông tin về du lịch bền vững tại Việt Nam, các bài viết chuyên sâu về dân tộc thiểu số cũng như các làng nghề thủ công truyền thống. Để hỗ trợ khách du lịch tối đa trong việc lên kế hoạch, trang Green Travel đã tổng hợp sẵn các công ty du lịch bền vững uy tín trong phần cuối trang.
Để bảo đảm các doanh nghiệp được lựa chọn là những ví dụ xuất sắc về phát triển du lịch bền vững về cả khía cạnh cộng đồng lẫn môi trường, TAB đã tham khảo ý kiến chuyên môn của các chuyên gia tại SSTP trong việc nghiên cứu nội dung trong mục 'Green Travel', tuân theo các tiêu chuẩn được SSTP áp dụng cho ngành du lịch Việt Nam.
Đại diện Tổng cục Du lịch nêu rõ: Trong những tháng tới, trang web vietnam.travel sẽ trình chiếu các đoạn phim quảng bá những sản phẩm bền vững tốt nhất trên cả nước, tổ chức các cuộc thi với giải thưởng là những sản phẩm bền vững và các chuyến du lịch trên các kênh mạng xã hội Facebook và Instagram (@vietnamtourismboard).
Người dùng mạng xã hội có thể ủng hộ du lịch bền vững bằng cách tìm các nhãn dán động (GIF) với từ khóa "greenvietnam" và sử dụng để đăng trong những câu chuyện 24 giờ (stories) trên Instagram và Facebook của họ.
Ruộng bậc thang Mù Căng Chải-một trong những điểm du lịch nổi tiếng vùng Tây Bắc.
Ngoài ra, Tổng cục Du lịch cũng đã ra mắt trang "Virtual Vietnam" trên trang web cung cấp các thông tin nhằm khuyến khích khách du lịch khám phá Việt Nam tại nhà khi cả nước vẫn đang đóng cửa biên giới với khách nước ngoài.
Trang này mang đến các trải nghiệm du lịch trực tuyến như hành trình 360 độ, công thức nấu món ăn Việt Nam, tranh tô màu, và các đoạn phim về nhiều chủ đề hấp dẫn khác.
Đây là bước đầu hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch bền vững cũng như khách du lịch quan tâm tới hình thức du lịch này tìm hiểu thông tin trước và chuẩn bị cho chuyến đi đến Việt Nam khi hoạt động du lịch quốc tế được mở cửa trở lại thời kỳ "hậu" Covid-19.
Indonesia hoãn kế hoạch mở cửa 'thiên đường' Bali đón khách quốc tế Chính phủ vẫn tiếp tục cấm người dân đi du lịch nước ngoài ít nhất cho đến cuối năm nay, do đó Bali cũng không thể mở cửa cho du khách quốc tế cho đến cuối năm. Khách du lịch tại Denpasar thuộc đảo Bali, Indonesia ngày 26/1/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN) Trước việc dịch bệnh COVID-19 trên thế giới và tại Indonesia vẫn diễn...