10 địa điểm đáng sợ nhất trên trái đất
Hầm mộ Paris, Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng hay nhà thương điên The Ridges… là nơi mà chỉ có những người can đảm nhất mới dám lui tới.
10. Ngôi nhà ma ám “Riddle House”
Riddle House nằm ở Hạt Palm Beach, bang Florida, có nguồn gốc là một phòng khách nhà tang lễ. Ngôi nhà này sau đó đã bị tháo dỡ và được xây dựng lại ở làng Yesteryear, nam Florida. Trong những năm 1920, ngôi nhà trở thành nơi ở của Karl Riddle. Nó được đồn là bị ám ảnh bởi hồn ma của Joseph, một trong những người làm thuê cũ cho gia đình Riddle và tự tử bằng cách treo cổ trên gác mái. Hồn ma của Joseph được cho là ghét đàn ông và thể hiện sự căm thù này bằng cách tấn công những người đàn ông bước lên gác mái. Hiện nay, những người đàn ông không được phép bước lên gác mái. Ngoài khu vực bị ma ám, những nơi khác trong ngôi nhà cũng được cho là đầy ma quái và các đồ đạc thường xuyên bị dịch chuyển.
9. Helltown (Thị trấn ma)
Thị trấn Boston nằm ở phía bắc của Hạt Summit, bang Ohio và được biết với tên gọi kỳ quái là Helltown. Trong những năm 70, thị trấn này là một địa điểm được chính phủ mua lại và tiến hành di tản người dân. Những ngôi nhà ở đây dự định bị phá bỏ và đất đai được dùng cho một công viên quốc gia, nhưng kế hoạch này chưa bao giờ thành hiện thực. Từ đó, nhiều câu chuyện bí ẩn ở đây bắt đầu được thêu dệt. Cho dù dựa trên câu chuyện có thật hay trí tưởng tượng phong phú của người dân, những sự tích rùng rợn về Helltown vẫn khiến nhiều người sợ hãi khi đi qua khu vực này. Ở đoạn cuối của con dốc Stanford Road tại Helltown là ngõ cụt và được mệnh danh là “Nơi tận thế”. Theo những người mê tín, nếu người nào bị mắc kẹt ở ngõ cụt này quá lâu, họ có thể gặp những hồn ma lang thang trong cánh rừng. Nếu bị lạc đường, bạn có thể gặp phải nghĩa trang Boston là nơi xất hiện nhiều bóng ma, người tâm thần, người đột biến hoặc cây ma…
Nghĩa trang Stull
Stull từng là một thị trấn nhỏ và bí ẩn ở hạt Douglas, Kansas, Mỹ với dân số xáp xỉ 20 người. Tuy nhiên, đằng sau vẻ cổ kính của thị trấn này là những câu chuyện rùng rợn và huyền bí. Stull được xem là mộ trong những nghĩa trang đáng sợ nhất thế giới và có người gọi nơi đây một trong 7 cánh cửa dẫn đến địa ngục. Trong những năm đầu thế kỷ 20, 2 thảm kịch làm rung chuyển khu dân cư nhỏ bé này. Đầu tiên là sự kiện một người cha đốt cả trang trại và sau đó tìm thấy xác cháy đen của người con trai. Sự kiện thứ 2 là việc một người đàn ông mất tích và sau đó được tìm thấy treo cổ trên cành cây. Quanh khu vực này được cảnh sát tuần tra chặt chẽ để nghiêm cấm những người tò mò lẻn vào, đặc biệt là vào dịp Halloween.
Nhà thương điên The Ridges
Có tên gốc là nhà thương điên Athens, The Ridges được đổi tên sau khi bang Ohio thu hồi khu đất này. Nhà thương điên này hoạt động từ năm 1874 đến 1993. Theo hiệp hội nghiên cứu tâm lý Anh, Athens được xem là một trong 13 địa điểm bị ma ám nhất thế giới. Trường đại học Ohio cạnh đó (hiện đang sở hữu hầu hết khu đất của Ridges trước đây) cũng được xem là nơi bị ma ám nặng nề. Tên hiếp dâm khét tiếng Billy Milligan, từng bị giam giữ ở đây trong nhiều năm. Câu chuyện nổi tiếng nhất ở đây, lại là về một bệnh nhân nữ 54 tuổi, bỏ trốn và mất tích trong 6 tuần. Người phụ nữ này được tìm thấy chết trong một phòng giam bỏ hoang. Cô ta đã lột sạch quần áo, xếp gọn gàng và đặt nó trên sàn bê tông lạnh lẽo nơi cô qua đời sau đó. Do kết hợp giữa sự phân hủy xác và tiếp xúc với ánh sáng, xác của bệnh nhân nữ biến thành những vết ố bám trên sàn và vẫn có thể nhìn rõ đến ngày nay, trong khi hồn ma của người phụ nữ vẫn ám ảnh trong căn phòng.
6. Thị trấn Humberstone và LaNoria
Video đang HOT
Đây là 2 thị trấn mỏ bị bỏ hoang ở Chile. Chúng được thành lập năm 1872 nhưng chỉ tồn tại đến năm 1960. Đây được xem một trong những khu vực bị ma ám ghê rợn nhất tại Chile. Người dân địa phương kể rằng ở đây thường xuất hiện xác chết đội mồ sống dậy từ nghĩa trang LaNoria. Chúng lượn lờ quanh thị trấn và gây ra nhiều cảnh tưởng rùng rợn. Bên cạnh đó, một số người đã chụp được những hình ảnh đáng sợ về các sinh vật bí ẩn ở Humberstone. Hầu hết người dân địa phương sống gần đây đều không dám bén mảng đến khu vực trên.
5. Bệnh viện tâm thần Byberry
Bệnh viện Byberry được thành lập năm 1907. Vào lúc cao điểm năm 1960, số lượng bệnh nhân ở đây lên đến 6.000 người. Tại đây chứa nhiều loại bệnh nhân tâm thần, trong đó có cả những tên tội phạm có vấn đề về thần kinh. Năm 1990, bệnh viện bị đóng cửa và trở thành nỗi ám ảnh cho người dân xung quanh. Điều đáng sợ ở đây không phải đến từ các câu chuyện ma hay những nhân vật ghê rợn, mà bắt nguồn từ những sự thật xảy ra trong nhà thương điên. Tại Byberry, phân người chất đầy trên hành lang và cũng là nơi ngủ của bệnh nhân. Các nhân viên thường xuyên lạm dụng và đánh đập bệnh nhân. Bệnh nhân ở đây thậm chí bị nhổ răng mà không dùng thuốc tê, hay một nữ bệnh nhân bị giết và bị chặt chân tay. Bên cạnh đó, khi bệnh viện sắp đóng cửa, xác của 2 bệnh nhân được tìm thấy chết trên sông Delaware, 2 ngày sau khi họ được xuất viện.
4. Lâu đài Leap
Lâu đài ở Ireland này có lẽ là địa điểm nổi tiếng nhất trong danh sách và tồn tại nhiều câu chuyện ghê rợn. Nó được gia tộc O’Bannons xây dựng vào cuối thể kỳ 15, nhưng sau đó do gia tộc O’Carrolls cai quản. Sau cái chết của lãnh chúa Mulrooney O’Carroll, gia tộc này xảy ra những cuộc tranh giành quyền lực đẫm máu và biến lâu đài Leap thành nơi giam giữ tù nhân, sát hại lẫn nhau. Lâu đài được đồn thổi bị nhiều hồn ma ám ảnh, trong đó có một con quái vật có bướu tên là Elemental. Theo lời đồn, con quái vật này rất dễ nhận ra do luôn bốc mùi thối rữa và mùi lưu huỳnh. Trong khi cải tạo lâu đài, các công nhân phát hiện một hầm ngục, nơi các tù nhân bị hành hình, bị bỏ đói đến chết. Tại đây, các công nhân còn tìm thấy 3 bộ hài cốt và xác của họ bị gai nhọn đâm xuyên qua người.
3. Con đường tử thần (Shades of Death Road)
Con đường này nằm ở Hạt Warren, New Jersey, Mỹ và có chiều dài khoảng 11km. Nó đi xuyên qua rừng cây rậm rạp và nối 2 thị trấn Liberty, Independence. Đây được cho là nơi mà người dân địa phương và người đi đường chứng kiến nhiều vụ việc kinh hoàng. Người dân nói rằng ở đây từng xảy ra các vụ trộm cướp, giết người và bạo lực đẫm máu. Cạnh đường này là một hồ có tên Hồ ma quỷ (Lake of the Ghost), nơi xảy ra nhiều vụ tai nạn bí ẩn. Người dân địa phương cho rằng ở đây có những hồn ma nấp trong thân cây 2 bên đường và sẵn sàng xông ra tấn công những người đi lạc. Điều đáng sợ là những người mất tích đều không để lại dấu vết nào.
2. Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng
Theo Wiki, Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng là một bảo tàng tội ác của Khmer Đỏ trong thời gian cầm quyền từ 1975 đến 1979. Đây từng là trường phổ thông trung học trước khi trở thành trại tập trung của chế độ diệt chủng Kmmer Đỏ. Năm 1975, trường được chuyển thành nhà tù với tên gọi Nhà tù an ninh S21. Trong thời gian 4 năm cầm quyền của Kmer Đỏ, nơi đây giam giữa khoảng 17.000 người (có nguồn khác cho răng con số này là 20.000), phần lớn là thành viên hoặc lính trước đó của Kmer Đỏ bị kết tội phản bội. Trường đã được cải tạo như xây thêm hàng rào điện, gia cố phòng thành trại giam, phòng hỏi cung và phòng tra tấn. Hàng nghìn người đã bị tra tấn ở đây và chỉ có một số ít tù nhân còn sống sót khi rời nhà tù vốn là “nỗi ác mộng” đối với người Campuchia. Bảo tàng diệt chủng Toul Sleng hiện trưng bày những hình ảnh nạn nhân và tư liệu về tội ác của Khmer Đỏ khiến người xem rùng mình.
1. Hầm mộ Paris
Hầm mộ Paris là một nghĩa địa của thành phố Paris và vốn là hầm mỏ cũ có chiều dài 1,7 km. Cuối thế kỷ 18, nghĩa địa Innocents nằm ở khu phố Les Halles tồn tại gần 6 thế kỷ và gây nên những vấn đề về vệ sinh. Sau nhiều lời phàn nàn của dân chúng, ngày 9/11/1785, Hội đồng Quốc gia tuyên bố sẽ dẹp bỏ nghĩa địa này. Cùng với đó, các nghĩa địa khác của Paris cũng trở nên chật hẹp sau nhiều thế kỷ với các cuộc chiến tranh, dịch bệnh… Hầm khai thác đá cũ nằm ở ngoại ô Paris khi đó được chọn làm nơi chôn cất các hài cốt của nghĩa địa. Sau khi được cải tạo lại, từ ngày 7/4/1786, công việc chuyển các hài cốt về nơi mới bắt đầu. Theo nghi lễ, việc chuyển rời này được thực hiện vào buổi đêm với sự tham gia của các tu sĩ cầu kinh cho những người đã khuất. Tới năm 1788 công việc mới hoàn thành. Tiếp theo đó, năm 1814, nơi đây lại đón nhận các hài cốt từ những nghĩa địa khác của Paris. Sau nhiều tháng đóng cửa để sửa chữa, ngày 14/6/2005, Hầm mộ Paris được mở trở lại. Hầm mộ này đến nay vẫn khiến nhiều người rùng mình vì địa hình hiểm trở, nhiều chỗ đi lại khó khăn và được cho là có những hồn ma thường xuyên lang thang.
Theo vietbao
Ngày 8/3 trong "thế giới người điên"
Ngày 8/3 đã đến, song với những người phụ nữ đang điều trị hay chăm nuôi cho bệnh nhân tâm thần vẫn bình thường như bao ngày khác.
Vui, buồn bác sĩ chữa tâm thần
Càng gần đến ngày 8/3, không khí ngoài đường càng trở nên tấp nập với cảnh mua bán, chuẩn bị các hoạt động chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ. Song, bên trong bức tường đơn ngăn cách Bệnh viện Tâm thần Hà Nội với bên ngoài là một "thế giới" hoàn toàn khác. "Thế giới" mà Y học gọi họ là bệnh nhân tâm thần, nhưng người đời vẫn thường gọi họ với cái tên nghe chua xót đến đau lòng: "thế giới người điên".
Dò dẫm trong "thế giới" ấy, chốc chốc chúng tôi bắt gặp từng tốp bệnh nhân tâm thần, họ mặc áo đồng phục sọc xanh trắng, ngồi co ro với nhau trên ghế đá. Phía xa, một bệnh nhân nam, quần áo xộc xệch, miệng liên tục nói "Nhị... nhị vàng, bông trắng... trắng, lá xanh... xanh...", rồi đưa tay chỉ thẳng về phía chúng tôi, cười rồi khóc chỉ trong khoảnh khắc.
Bệnh nhân tâm thần ở đây đến từ nhiều vùng miền khác nhau, đủ mọi lứa tuổi.
Những nụ cười ngờ nghệch, những ánh mắt vô hồn ném vào không gian vô định, những hành động quái gở không giống ai... khiến người bình thường khi chứng kiến đều cảm thấy sợ hãi, xa lánh. Song, với những "lương y như từ mẫu", hàng ngày họ vẫn đều đặn với công việc, tận tình chăm sóc, điều trị, cảm hóa người bệnh bằng tình người như chính người thân của mình. Nên với họ, chuyện tất bật đến quên ăn quên ngủ để khám bệnh trong ngày Quốc tế Phụ nữ như thế đã quá đỗi bình thường.
Ngày 8/3 ở bệnh viện, các y bác sĩ quây quần bên nhau được ban giám đốc bệnh viện xuống thăm hỏi, tất cả nhân viên y tế tham gia trực cùng bệnh nhân và người thân của họ tổ chức bữa tiệc nhẹ gồm bánh kẹo, hoa quả. Mọi người vừa ăn vừa trò chuyện rôm rả. Thi thoảng, có bệnh nhân gặp lúc tỉnh táo, nhớ tới ngày Quốc tế Phụ nữ đứng lên chúc mừng bác sĩ: "Chúc bác sĩ 8/3 vui vẻ nhé"!, khiến tất cả mọi người đều vui vẻ, khiến ngày đặc biệt ấy cũng trôi qua nhẹ nhàng.
Lựa chọn vào công tác ở bệnh viện tâm thần, đối với bác sĩ Bùi Thị Thanh Hải - Trưởng khoa C, đó là duyên nghiệp mà chị không thể dứt ra được. Tốt nghiệp trường Đại học Y Hà Nội, chị chuyển về công tác tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội mà theo chị quyết định lúc đó là vô cùng bản lĩnh. Bởi không chỉ vất vả trong công việc mà các y bác sĩ còn phải đối đầu với áp lực từ người thân và định kiến xã hội. Hễ nhắc đến Sài Đồng, Trâu Quỳ, mọi người trong đầu ai cũng hiện lên ấn tượng không mấy tốt đẹp. Bản thân chị khi quyết định nhận việc cũng luôn bị gia đình, bạn bè căn ngăn vì sợ khổ, sợ bị hành hung, sợ bị tâm thần ảnh hưởng.
Song, vượt lên tất cả, cùng chứng kiến, cùng chung sống "thế giới điên loạn" ấy, chị như người thân duy nhất thấu hiểu ranh giới mong manh giữa mê và tỉnh, bệnh nhân tâm thần - họ vẫn thực sự khao khát một cuộc sống bình thường như biết bao người khác. Chính những lúc đó, người thầy thuốc lại càng quyết tâm gắn bó với nghề, trau dồi kinh nghiệm, đóng đủ các vai khi thì bác sĩ đa khoa, khi là chuyên gia tư vấn tâm lý, nhạc sĩ, ca sĩ, nhà thơ, kiêm luôn thợ cắt tóc, gội đầu, cắt móng tay, nhân viên vệ sinh cá nhân người bệnh... Niềm vui an ủi với họ chính là được chứng kiến bệnh nhân hồi phục trở về hòa nhập với cộng đồng.
Bác sĩ Thanh Hải tâm sự, bệnh nhân ở đây đến từ nhiều vùng miền khác nhau, đủ mọi lứa tuổi. Ngoại trừ những người bị bệnh tâm thần do nội sinh (là những người có yếu tố tâm thần ẩn trong cơ thể), còn lại đa phần họ phát bệnh vì phải hứng chịu những cú sốc quá lớn của cuộc sống: như thất tình, mất con hay phá sản trong làm ăn kinh tế... Có bệnh nhân luôn cho mình là nhân vật siêu phàm, xuất chúng. Cũng có những bệnh nhân luôn nghĩ họ bị ai đó rình mò theo dõi để hãm hại... Bình thường họ lành như đất hoặc ngô nghê, thế nhưng khi bị kích động lên cơn, lập tức trở thành mối nguy cho những người xung quanh, kể cả y bác sĩ trực tiếp phục vụ chăm sóc.
Ngày 8/3, với những người phụ nữ sống trong "thế giới người điên" ấy vẫn như ngày bình thường khác
Chính vì vậy mà công việc chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân tâm thần càng khó khăn hơn những bệnh khác. Tận mắt chứng kiến công việc chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân tâm thần của những bác sỹ ở đây mới nhận thấy đó là công việc mà không phải ai cũng làm được. Công việc hàng ngày của họ không chỉ là điều trị cho bệnh nhân, mà còn phải chăm sóc cho bệnh nhân từ miếng ăn, giấc ngủ, tắm rửa, vệ sinh cá nhân đến hướng dẫn đi vệ sinh đúng chỗ. Trong khi làm tất cả những công việc đó, bác sĩ có thể gặp sự chống đối, thậm chí hành hung của bệnh nhân bất cứ lúc nào. Đang trong giờ ăn, có bệnh nhân hất cả bát cơm, bát canh vào mặt bác sĩ. Hay những lúc bệnh nhân lên cơn, đồ vật xung quanh đều trở thành vũ khí để tấn công bác sĩ. Chính vì vậy mà các thầy thuốc ở đây đều nói vui với nhau rằng, chuyện bị bệnh nhân tấn công là chuyện thường như cơm bữa.
Phận đàn bà
Hơn 20 năm trong nghề, bác sĩ Thanh Hải vẫn nhớ như in chuyện một cô giáo dạy văn ở huyện Đông Anh, Hà Nội bị tâm thần do nội sinh. Là giáo viên dạy văn giỏi của trường, bỗng một ngày cô trở nên điên loạn, nhập viện khi chưa một ngày được làm vợ.
Không thể nhớ cô giáo dạy văn nhập viện từ khi nào, chỉ biết khi chị về làm việc tại khoa nữ của bệnh viện thì cô giáo đã điều trị tại đây được nhiều năm, tái phát nhiều lần, ít nhiều đã sa sút.
Những lúc tỉnh táo, cô giáo vẫn sinh hoạt bình thường không khác gì những người phụ nữ khác. Tuy nhiên, khi "trái gió, trở trời" cô giáo bỗng trở thành một người hoàn toàn khác. Tóc tai bù xù, thẫn thờ, gương mặt bơ phờ, hoảng loạn, lột trần cơ thể, cười rồi lại khóc, rồi đứng chửi một mình. Thấy bác sĩ chạy đến, bệnh nhân có thể phản kháng, thậm chí hành hung bất cứ lúc nào.
Nhớ lại kỷ niệm ngày 8/3, bác sĩ Hải chia sẻ: "Tôi từng rơi nước mắt khi lần đầu tiên nhận được tấm bưu thiếp do chính tay cô giáo làm chúc mừng ngày Quốc tế Phụ nữ. Kể từ lần đó, năm nào vào ngày sinh nhật hay ngày 8/3, 20/10 tôi đều nhận từ cô giáo những món quà nhỏ xinh như chiếc khăn mặt, đôi tất chân. Món quà nhỏ bé, nhưng đối với tôi đó là vô cùng quý giá".
Chị kể, cũng phận đàn bà, nhưng với những bệnh nhân tâm thần như cô giáo ấy làm gì có ngày 8/3. Phần đời còn lại của họ vẫn chỉ là con số 0, không nhà, không người thân, không quê hương, không tên tuổi, chứ đừng nói gì đến hoa và quà cho ngày này. Nhưng những lúc tỉnh táo, họ vẫn ý thức được đây chính là ngày người phụ nữ được tôn vinh, và bày tỏ tình cảm đó đối với các y bác sĩ, những người vẫn thường xuyên đồng hành cùng họ trong chặng đường còn lại của cuộc sống.
Rời khoa C, chúng tôi tìm sang bệnh nhân tâm thần ở khoa Nghiện chất. Gặp chị Nguyễn Thị Ninh (TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) đang chăm nuôi chồng đang cai nghiện rượu tại bệnh viện, chúng tôi không khỏi xúc động trước tâm sự của chị. Trong nỗi niềm của người đàn bà nhiều năm sống trong cảnh chồng lấy rượu làm bạn tri kỷ, bù khú chén chú chén anh qua ngày, dường như với chị ngày cả thế giới tôn vinh người phụ nữ không có ý nghĩa gì cả.
Không ít lần chứng kiến cảnh các ông chồng mua hoa, chọn những món quà ý nghĩa để tặng vợ nhân dịp ngày lễ, khiến chị cảm thấy tủi thân. Đã bao lâu rồi, sau một ngày làm việc vất vả, hình ảnh chồng chị lúc nào cũng lè nhè, mặt mũi phừng phừng bên chén rượu chẳng biết khi nào vơi khiến chị bị ám ảnh. Không khí gia đình căng thẳng, áp lực con cái, gia đình khiến không ít lần chị cảm thấy không thể vượt qua.
Song, vì cuộc sống, chị lại tiếp tục với chuỗi ngày vất vả, chịu đựng và hy sinh. Trải lòng về những mong ước trong ngày 8/3, chị chỉ mong rằng: Chồng không còn uống nhiều rượu như ngày hôm qua, mong bán được nhiều hàng để có tiền cho con đóng học.
Ngày 8/3 đã đến, song với những người phụ nữ đang chăm sóc, điều trị hay chăm nuôi cho bệnh nhân tâm thần vẫn bình thường như bao ngày khác. Nói về ngày này, các bác sĩ lại cười nói với nhau rằng vất vả căng thẳng là không thể tránh khỏi, nhưng "còn gì hạnh phúc bằng trong ngày đặc biệt được chữa trị cho những bệnh nhân đặc biệt".
Theo 24h
Tranh nhau xẻ thịt cá voi 6 tấn Một con cá voi dài 10 m, nặng 6 tấn, bị chết đã dạt vào bờ biển phía Nam huyện Cianjur, tỉnh West Java của Indonesia hôm 6-9 và đã bị người dân ở đây xẻ thịt. Hình minh họa. Ảnh: Sigid Kurniawan Người dân tìm thấy con cái voi nói trên tại vùng nước nông ở bãi biển Sinar Laut, phía Nam...