10 dấu mốc lớn trong cuộc đời Donald Trump
Lần phá sản đầu tiên hay thời khắc chính thức trở thành ứng viên đại diện đảng Cộng hòa chạy đua vào Nhà Trắng đều là những dấu mốc đáng nhớ trong cuộc đời Donald Trump.
Ngày 14/6/1946, Donald Trump chào đời tại thành phố Queens, New York, là con thứ 4 trong gia đình. Cha Donald Trump, ông Fred, là một nhà đầu tư bất động sản giàu có. Mẹ Donald Trump đến từ Scotland.
Vì tính cách hiếu động và ngang bướng, cậu bé Trump bị cha gửi đến học tại một trường quân sự nội trú rồi tốt nghiệp Trường Kinh tế Wharton, Đại học Pennsylvania, vào năm 1968. Ông sau đó tham gia công việc kinh doanh của gia đình. Ảnh: Facebook
Không để tâm tới thị trường ở thành phố Queens, Donald Trump nhắm tới miếng bánh lớn hơn là khu Manhattan. Năm 1978, giao dịch có giá trị lớn đầu tiên của Trump tại đây trở thành hiện thực, một phần nhờ các mối quan hệ chính trị cũng như khoản vay một triệu USD từ công ty của ông Fred Trump.
Trump mua lại khách sạn bỏ hoang Commodore gần nhà ga trung tâm Manhattan và cải tạo lại thành khách sạn Grand Hyatt New York. Công trình khai trương trở lại vào năm 1980.
Đến năm 1983, tòa tháp Trump, biểu tượng cho sự giàu có và uy quyền của đế chế Trump, cũng hoàn thành.
Trong ảnh, Donald Trump (trái) năm 1976 đứng cạnh Alfred Eisenpreis, nhà quản trị phát triển kinh tế New York, bên bức phác thảo dự án cải tạo khách sạn Commodore. Ảnh: CNN
Ngày 22/10/1987, Trump có bài phát biểu tại Câu lạc bộ Rotary ở thành phố Portsmouth, bang New Hampshire, đặt ra các câu hỏi về việc vì sao Mỹ lại cung cấp hỗ trợ quân sự cho các đồng minh giàu mạnh như Nhật Bản hay Arab Saudi. Giới quan sát đánh giá đây là khởi đầu cho hàng thập kỷ dạo chơi với chính trị của Donald Trump. Ảnh:Politico
Tháng 10/1987, Trump xuất bản cuốn hồi ký mang tên “The Art of the Deal”, tạm dịch “Nghệ thuật Đàm phán”. Cuốn sách đã góp phần xây dựng cho ông danh tiếng một doanh nhân đầy bản lĩnh và khôn ngoan. Nó lọt vào danh sách những tác phẩm bán chạy nhất do New York Times thống kê và bình chọn trong suốt 48 tuần. Hơn một triệu cuốn sách đã được bán. Ảnh: SBS
Video đang HOT
Năm 1991, Trump lần đầu tiên nộp đơn xin phá sản vì kinh doanh thua lỗ tại sòng bài tỷ đô Trump Taj Mahal ở thành phố Atlantic, chỉ một năm sau khi khai trương. Nhằm cứu vãn tình hình, ông bán đi chiếc du thuyền Trump Princess và hãng hàng không Trump Shuttle. Ngoài ra, ông cũng phải nhượng lại một nửa cổ phần tại Trump Taj Mahal.
Ngày 8/1/2004, ông Trump lần đầu tiên ra mắt với tư cách ngôi sao trong chương trình truyền hình thực tế “Người Tập sự” (The Apprentice). Chương trình khắc họa chân dung một Donald Trump rất đời thường và đầy nhạy bén trước các cơ hội kinh doanh. Qua đó, thế hệ trẻ ở Mỹ biết đến ông nhiều hơn.
Trong ảnh, ông Trump xuất hiện trong chương trình, ngồi trên chiếc ghế quyền lực quen thuộc. Ảnh: New York Times
Ngày 16/6/2015, Trump chính thức tuyên bố quyết định chạy đua vào Nhà Trắng. Ảnh: National Journal
Ngày 1/3/2016, ông bước qua mùa bỏ phiếu sơ bộ với thế thắng như vũ bão, loại bỏ gần như tất cả các đối thủ cùng đảng nhưng gây thất vọng cho tầng lớp lao động và trung lưu da trắng ở Mỹ với một bài phát biểu thiếu tính xây dựng và đầy cao ngạo.
Trong ảnh, ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump xuất hiện tại phiên tranh luận của đảng Cộng hòa ngày 10/3. Ảnh:Reuters
Ngày 3/5/2016, ông Trump trở thành ứng viên còn lại duy nhất của đảng Cộng hòa trên đường đua vào Nhà Trắng bởi thượng nghị sĩ Ted Cruz tuyên bố ngừng chiến dịch tranh cử sau thất bại tại cuộc bỏ phiếu sơ bộ bang Indiana.
“Chúng ta sẽ giành chiến thắng vào tháng 11 tới đây, chúng ta sẽ thắng lớn”, nhà tài phiệt New York nói trước những người ủng hộ tập trung bên ngoài tòa tháp Trump. Ảnh: Washington Post
Ngày 21/7/2016, đảng Cộng hòa chính thức bầu Donald Trump làm ứng viên đại diện tranh cử tổng thống Mỹ. Ảnh:New York Times
Vũ Hoàng
Theo VNE
Cựu nhân viên tiết lộ về mái tóc của Donald Trump
Ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa dường như đã để người thân trong gia đình tự cắt tóc cho ông và sử dụng quá nhiều keo khiến mái tóc trở nên "cứng và bết".
Mái tóc dài của ông Trump trở nên rối rắm do một cơn gió trong chuyến thăm Scotland để làm việc về dự án sân golf tại đây năm 2010. Ảnh: PA
Bà Amy Lasch, 52 tuổi, một chuyên gia có kinh nghiệm 30 năm làm tóc cho các bộ phim và chương trình truyền hình, từng làm việc cho chương trình thực tế "Ngôi sao tập sự" của ông Trump trong những mùa đầu tiên.
Tuy nhiên, bà cho hay vị tỷ phú đóng vai trò dẫn chương trình không thích thuê chuyên gia làm tóc riêng và cũng không để bà động vào mái tóc của ông.
Bà Amy mô tả mái tóc màu vàng của ông Trump là một "thảm họa" bởi ông đã dùng quá nhiều keo để tạo kiểu khiến chúng trở nên "cứng và bết".
"Khi tôi nhìn phía sau đầu của ông ấy, tôi có thể nói rằng nó không phải là tác phẩm của một thợ cắt tóc. Trông thật khủng khiếp. Nó được cắt theo một đường thẳng", Mirror dẫn lời bà kể. "Màu sắc của đầu tóc không đồng đều. Nó được nhuộm không đúng cách. Phần trên có màu còn phần dưới thì không. Một ai đó trong nhà đã cắt và nhuộm tóc cho ông ấy. Có thể là vợ hoặc con gái ông ấy".
Bà cũng bác bỏ những tin đồn cho rằng ông đội tóc giả hoặc cấy tóc.
"Ông ấy thực sự có một mái tóc dài và ông ấy chải ngược nó ra sau. Ông ấy tự mình tạo kiểu. Tóc ông ấy là tóc thật", bà nói.
Trong các buổi ghi hình, ông Trump thường tạo kiểu tóc sẵn và bà Amy chỉ chịu trách nhiệm giữ cho nó luôn ở đúng kiểu ông muốn trong suốt thời gian bấm máy.
"Ông ấy đã dùng keo xịt có chất kết dính để giữ tóc gọn gàng. Tôi không có quyền thay đổi bề ngoài của ông ấy. Tôi không thể làm điều đó chỉ trong vài phút tại chương trình", bà kể. "Tôi sẽ dùng lược của mình và chỉ ra điểm tôi muốn sửa nhưng ông ấy thường tự làm điều đó. Tôi chải ở phía sau và hất nó sang bên một chút. Nhưng tóc ông ấy rất cứng. Chúng bị bết lại. Tôi gỡ chúng bằng lược của mình và chúng sẽ trở lại bình thường".
Amy tin rằng mái tóc của ông Trump đặc trưng cho tính cách của ông.
"Ông ấy đã chải tóc theo cách này từ năm 1980. Điều khiến tôi không thích là ông ấy ngại thay đổi", bà nói.
Ông Trump để một kiểu tóc từ thời trẻ đến nay. Ảnh: Odyssey online
Bà cũng cho rằng ông Trump là người phân biệt giới tính và bài ngoại.
"Ông ấy hay chê bai những nhóm người không giống ông ấy, bao gồm phụ nữ và những người nhập cư trái phép. Ông ấy muốn gây ấn tượng với một phụ nữ và chú tâm tới điều đó", bà Amy nhận xét.
Ông Trump đã đối mặt với nhiều cáo buộc về phân biệt giới tính trong suốt chiến dịch tranh cử tổng thống. Một tờ báo hồi đầu năm nay chỉ trích ông có những "lời tán tỉnh không hay ho" đối với phụ nữ và "cách hành xử đáng ngại ở nơi làm việc".
Bà Amy Lasch. Ảnh: Mirror
"Ông ấy thích tán tỉnh. Có hôm ông ấy đến chương trình Today, tôi ở trong phòng trang điểm. Ông ấy đứng bên cửa và cười nhếch mép với tôi. Ông ấy lắc nhẹ đầu", bà kể. "Tôi không phản ứng. Ông ấy không thể ngừng quan tâm tôi là ai nếu tôi không chú ý đến ông ấy như ông ấy muốn.
Anh Ngọc
Theo VNE
Bài phát biểu nghi đạo văn của vợ Donald Trump ra đời như thế nào Nhờ cậy những chuyên gia có tiếng nhưng lại không hài lòng với bàn thảo họ đưa ra, bà Melania Trump đã tự soạn lại bài diễn văn với một trợ lý thân thiết. Melania Trump phát biểu tại đại hội đảng Cộng hòa. Ảnh: AFP Đó là bài phát biểu có ý nghĩa quan trọng nhất từ trước tới nay trong đời...