10 dấu hiệu cơ thể cảnh báo sức khỏe của bạn đang trong tình trạng tồi tệ
Tưởng chừng như đơn giản nhưng những dấu hiệu này lại đang tiềm ẩn mối nguy hại về sức khỏe của bạn. Hãy thận trọng!
Trong bài viết này, chúng ta sẽ biết những tín hiệu nhỏ mà cơ thể phát ra cần chú ý để duy trì sức khỏe. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo bệnh rất đáng chú ý:Trong bài viết này, chúng ta sẽ biết những tín hiệu nhỏ mà cơ thể phát ra cần chú ý để duy trì sức khỏe. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo bệnh rất đáng chú ý:
Kiểm tra cân nặng là quan trọng. Nhưng nên nhớ rằng giảm cân mạnh không phải lúc nào cũng vui được, cũng như tăng 5-10 lb (khoảng 2 đến 4kg) không phải lúc nào cũng do ăn vặt vào ban đêm. Lý do thay đổi trọng lượng đột ngột có thể khác nhau:
- Rối loạn tuyến giáp làm cho tuyến giáp sản xuất quá nhiều hoặc không đủ hormone có thể dẫn đến những thay đổi trọng lượng mạnh. Nếu bạn gặp tình trạng này thì nên đến bệnh viện gặp bác sỹ nội tiết để kiểm tra mức độ kích thích tố tuyến giáp. Trong một số trường hợp, bác sỹ có thể kê đơn sinh thiết tuyến giáp.
- Không ngủ đủ giấc có thể là một lý do. Vì cơ thể cảm thấy không ngủ đủ sẽ bị căng thẳng, bắt đầu tích trữ chất béo. Do đó, điều quan trọng là phải thiết lập chế độ của riêng và ngủ không ít hơn 8 giờ mỗi đêm.
- Biến động trọng lượng cũng có thể do sự mất cân bằng nội tiết tố, đặc biệt đáng chú ý trước khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt. Trong trường hợp này, nên gặp bác sỹ phụ khoa và kiểm tra nồng độ hormone.
Phù nề
Nếu nhận thấy tăng cân và sưng chân, bàn chân, và ngón tay vào cuối ngày, có thể có phù nề là do các lý do khác nhau:
- Khuôn mặt bị sưng và đôi mắt sưng húp vào buổi sáng có thể cho thấy thận có vấn đề. Điều quan trọng là phải gặp chuyên gia tiết niệu và siêu âm toàn bộ hệ thống tiết niệu.
- Lý do thứ hai có thể là huyết áp cao và các vấn đề với tim. Hãy lưu ý huyết áp có thể được kiểm soát thì hãy đến gặp bác sỹ tim mạch để kiểm tra tim.
- Nếu thấy các tĩnh mạch nhô ra trên chân, thì có khả năng là phù do giãn tĩnh mạch. Trong trường hợp này, nên gặp bác sỹ chuyên khoa tĩnh mạch học để kiểm tra tình trạng tĩnh mạch.
Sưng phù nề (hay phù thũng) có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của cơ thể nhưng thường được nhận thấy nhất vẫn ở bàn tay, cánh tay, bàn chân, mắt cá chân và chân. Phù xảy ra khi mạch máu nhỏ (mao mạch) trong cơ thể bị rò rỉ dịch. Khi đó, thận bắt đầu giữ lại nhiều natri và nước hơn bình thường để bù cho các chất lỏng bị mất. Điều này làm tăng lượng nước lưu thông trong cơ thể, gây ra các mô bị sưng lên.
Chứng hôi miệng mãn tính có thể là dấu hiệu của bệnh viêm lợi. Khi không có phương pháp điều trị hợp lý, chứng bệnh này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và rất có thể dẫn đến việc phải nhổ đi những chiếc răng tại khu vực đó.
Video đang HOT
Chính vì vậy, hãy đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên cũng như khám nha khoa định kỳ để chắc chắn rằng bạn không gặp phải vấn đề gì trong việc vệ sinh răng miệng.
Những nếp nhăn lạ
Trên thực tế, hầu hết các nếp nhăn sẽ đều là dấu hiệu của sự lão hóa. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu được công bố trên tờ The Journals of Gerontology, những nếp nhăn đó còn có thể xuất phát từ chứng cao huyết áp.
Nghiên cứu cho thấy, những người phụ nữ có nếp nhăn ở những vùng da không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như vùng phía trên cánh tay thường dễ có nguy cơ mắc chứng tăng huyết áp.
Nếu bạn đang mắc phải trường hợp này, hãy đến gặp ngay bác sĩ để được tư vấn chế độ ăn uống hợp lý, đặc biệt là cắt giảm lượng muối trong khẩu phần ăn và tránh sử dụng các loại cocktail.
Thay đổi màu sắc của móng tay
Những thay đổi về màu sắc của móng tay có thể gây ra lo lắng. Thông thường, móng tay mịn, thậm chí, hơi lồi và có cùng màu. Nếu thấy móng tay bị biến dạng hoặc thay đổi về màu sắc, có thể có một số lý do:
- Nếu các đốm và sọc vàng, nâu hoặc đen bắt đầu xuất hiện trong móng tay, đó là dấu hiệu của nhiễm trùng nấm còn được gọi là nấm móng. Điều quan trọng là phải gặp bác sỹ da liễu để xem đó là loại nấm gì và sẽ kê đơn điều trị đúng.
- Hãy nhớ rằng thiếu hụt vitamin D, B1, Canxi và sắt có thể làm biến dạng móng tay.
- Các đốm trắng trên móng tay, nứt và các vết lõm nhỏ cũng có thể là dấu hiệu của bệnh thấp khớp. Hãy đến bác sỹ da liễu để tìm ra lý do cho sự biến dạng đó.
Nước tiểu sẫm màu
Có bao giờ bạn thắc mắc nước tiểu sẫm màu có báo hiệu vấn đề gì đối với cơ thể mình hay không? Điều này hoàn toàn có cơ sở khoa học bởi đây có thể là một tín hiệu cảnh báo rằng cơ thể bạn đang bị mất nước và điều tốt nhất nên làm là bổ sung thêm nước.
Ngoài ra, màu sắc này cũng có thể do có máu trong nước tiểu. Debby Herbenick, nhà dược sĩ học kiêm tư vấn viên y khoa tại Đại học Indiana (Mỹ) cho biết, tình trạng này chứng tỏ bạn đã gặp rắc rối với thận hoặc gan.
Thiết lập lại chế độ ăn lành mạnh và tập thể dục một cách thường xuyên sẽ giúp bạn vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Tình trạng lưỡi
Màu sắc lưỡi cũng có thể chỉ ra các bệnh khác nhau. Đôi khi, một lớp màu trắng trên lưỡi, có thể là mỏng hoặc dày. Nếu mỏng và không có vấn đề gì với các cơ quan nội tạng, thì không có gì phải lo lắng vì ngay cả những người khỏe mạnh cũng có. Tuy nhiên, nếu lớp trắng dày thì nên đi kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt.
Một lớp màu trắng biểu thị rằng có các vấn đề về tiêu hóa. Nếu lưỡi luôn luôn là màu trắng và thường xuyên bị đau bụng, thì đến bác sỹ tiêu hóa càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và kê đơn thuốc.
Các vấn đề về gan hoặc túi mật có thể khiến lưỡi chuyển sang màu vàng. Ngoài ra, miệng có thể xuất hiện vị đắng. Như các trường hợp khác, đến gặp bác sỹ nếu nhận thấy các triệu chứng này.
Một lớp màu vàng hơi xám xuất hiện trên lưỡi khi có các bệnh mãn tính liên quan đến ruột hoặc khi cơ thể bị mất nước. Nên ngay lập tức đến bệnh viện để khám và chữa ngay.
Táo bón
Nếu bạn đang bị táo bón, hay tin răng cơ thê ban tiêu thu không đu lương chât xơ cân thiêt. Chât xơ rât cân thiêt cho chưc năng loai bo chât thai cua ruôt noi riêng va đương tiêu hoa noi chung. Tao bon lâu ngay co thê dân đên viêm bên trong đương tiêu hoa, tư đo keo theo cac vân đê sưc khoe khac nưa.
Ngoai ra con co môt sô dâu hiêu khac nưa chưng to ban đang tiêu thu không đu chât xơ la: thương xuyên cam thây đoi, da thô rap, răc rôi trong vân đê tiêu hoa.
Bầm tím trên cơ thể
Nếu vết bầm tím xuất hiện trên cơ thể khá thường xuyên mà không có bất kỳ va đập nào, thì đó là dấu hiệu cho thấy bộ phận nào đó trong cơ thể không hoạt động đúng cách. Bầm tím có thể xuất hiện vì nhiều lý do khác nhau, chẳng hạn như thiếu vitamin hoặc các bệnh liên quan đến máu.
Ví dụ, thiếu vitamin C có thể không chỉ dẫn đến các vấn đề với sự trao đổi chất mà có thể gây ra sự xuất hiện của vết bầm tím. Trong trường hợp này, các bác sỹ sẽ khuyên nên đa dạng hóa dinh dưỡng và tăng cường các sản phẩm có chứa vitamin C.
Viêm mạch có thể là một lý do khác dẫn đến xuất hiện các vết bầm tím trên cơ thể. Bệnh này làm cho thành mạch bị viêm và cuối cùng bị phá hủy. Đến khám bác sỹ và làm xét nghiệm máu tổng thể để tìm ra bệnh chính xác.
Giảm sự hình thành các tế bào máu (các tế bào chịu trách nhiệm cho đông máu) và sự tan rã nhanh chóng của chúng có thể dẫn đến sự xuất hiện vết bầm tím và bệnh này được gọi là giảm tiểu cầu. Trong trường hợp này, nên đi khám bác sỹ càng sớm càng tốt.
Môi nứt nẻ
Đôi môi chinh la chia khoa cho thây cơ thê ban co đu nươc hay không. Theo các chuyên gia, môi bao gôm các mô nhạy cảm nên dễ bị tổn thương khi mất nước. Nếu bạn thường xuyên phai dung dương môi vi môi qua khô thi chưng to ban đang không uông đu nươc.
Theo www.phunutoday.vn
Những yếu tố không ngờ lại chính là nguyên nhân gây vô sinh của hội con gái
Dạo gần đây, tỷ lệ vô sinh đang ngày càng tăng cao, đặc biệt là ở nữ giới. Do đó, bạn cần nhận biết sớm những yếu tố gây vô sinh trong cuộc sống là gì để có phương hướng điều trị kịp thời.
Không xuất hiện ngày rụng trứng
Trước khi đến kỳ 'đèn đỏ', con gái sẽ phải trải qua ngày rụng trứng, đặc biệt, nếu quan hệ trong những ngày này thì tỷ lệ thụ thai là rất cao. Tuy nhiên, nếu chu kỳ kinh nguyệt không xuất hiện ngày rụng trứng thì nhiều khả năng là dấu hiệu của bệnh vô sinh.
Cơ thể không rụng trứng có thể là do những tác động bên ngoài, dẫn đến hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Đặc biệt, nó còn có thể là do cơ thể bạn đang bị rối loạn chức năng tuyến giáp, mất cân bằng hormone, thiếu máu buồng trứng nguyên phát (POI)... nên gây ra tình trạng không xuất hiện ngày rụng trứng.
Rối loạn tuyến giáp
Khi tuyến giáp hoạt động kém thì có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự rụng trứng, từ đó là yếu tố gây ra các vấn đề về vô sinh.
Tập luyện quá sức
Càng tập luyện quá sức, chỉ số BMI trong cơ thể bạn càng thấp, nhất là với các vận động viên nữ. Do việc tập luyện với cường độ cao sẽ làm cơ thể bị mất nhiều mỡ, làm giảm nồng độ estrogen nên gây ức chế sự rụng trứng, từ đó là nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều.
Thường xuyên căng thẳng
Đừng coi thường yếu tố này vì căng thẳng có thể gây ảnh hưởng đến các hormone. Khi bạn để cơ thể chịu áp lực, căng thẳng suốt một thời gian dài thì có thể khiến buồng trứng không bài tiết hormone nữ, dẫn đến tình trạng kinh nguyệt thay đổi thất thường. Điều này cũng gây trở ngại cho quá trình thụ thai, nhất là với những người thường xuyên sống trong môi trường cạnh tranh, chịu nhiều áp lực.
Cân nặng thay đổi thất thường
Tăng hay giảm cân đột ngột cũng có thể là một trong những yếu tố gây rối loạn chức năng nội tiết tố, từ đó dẫn đến vô sinh. Ngay lúc này, bạn cần thay đổi chế độ ăn uống của mình bằng cách bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để giúp tăng chất lượng trứng và thúc đẩy quá trình thụ thai diễn ra hiệu quả.
Theo Quỳnh Phương/Ttvn.vn (Kenh14)
20 dấu hiệu của cơ thể cảnh báo bạn đang không khỏe và cần đi khám ngay cho kịp Nếu có những dấu hiệu này thì tỷ lệ tới 90% bạn đang không khỏe và cần lên lịch hẹn khám với bác sĩ ngay để có được chẩn đoán chính xác. 1. Chu kì kinh nguyệt của bạn biến mất Chu kì kinh nguyệt không phải lúc nào cũng chính xác gắn với lịch trình 28 ngày. Nhưng nếu bạn đột nhiên...