10 dấu hiệu chứng tỏ chàng chỉ muốn làm bạn mà thôi
Mọi mối quan hệ tình cảm thường bắt đầu từ tình bạn và dần phát triển, nhưng làm thế nào để biết chàng sẽ muốn tiến xa hơn với bạn hay chỉ mãi coi bạn là bạn bè?
Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy người ấy không muốn tiến xa hơn quan hệ bạn bè với bạn.
Chàng chỉ đi chơi với bạn theo nhóm bạn
Khi hai người có cảm tình với nhau, họ sẽ muốn dành thời gian riêng cho nhau. Tuy nhiên nếu đối phương chỉ coi bạn là bạn, chàng sẽ chỉ đi chơi với bạn khi cùng một nhóm.
Nếu bạn rủ chàng đi chơi, chàng sẽ tự động đề xuất gọi thêm những người bạn khác.
Nếu chàng biết tình cảm bạn dành cho chàng, có thể chàng muốn dùng nhóm bạn làm lá chắn để không quá thân thiết với bạn. Đối phương không muốn ở riêng với bạn vì sợ bạn hiểu lầm.
Chàng không ‘ thả thính’ bạn
Khi hai người thích nhau, những hành động “thả thính” sẽ diễn ra rất tự nhiên. Nhưng nếu không có bất kỳ bình luận hay hành động nào cho thấy đối phương thích bạn thì đó là dấu hiệu chàng chỉ muốn làm bạn.
Chàng không nhắn tin, gọi điện cho bạn
Nếu đối phương thích bạn, chàng sẽ tìm mọi lý do để gọi điện, nhắn tin cho bạn. Nếu những sự giao lưu giữa hai bạn chỉ có khi gặp mặt trực tiếp thì đó là lý do chàng không có cảm xúc với bạn.
Chàng và bạn luôn có khoảng cách
Nếu bạn thích ai đó, bạn sẽ muốn ở gần đối phương, trao đổi ánh mắt với người ấy khi đang cùng ngồi trong một đám bạn. Những cái liếc mắt và chuyển động là dấu hiệu của tình cảm.
Hãy chú ý ngôn ngữ cơ thể khi hai bạn ở cùng một nhóm. Đối phương có tỏ ra hứng thú hơn khi bạn nói chuyện không hay chỉ đối xử với bạn như những người khác?
Điều này sẽ cho thấy đối phương cảm thấy thế nào về bạn và chỉ muốn làm bạn hay tiến xa hơn.
Chàng không hướng về phía bạn
Chàng có liếc nhìn bạn lâu hay không, có đứng sát bạn hay không? Những người xung quanh có trêu chọc hai bạn là một đôi hay không? Có thể những người khác nhìn thấy điều mà bạn không thấy.
Video đang HOT
Thái độ của những người xung quanh cũng có thể cho bạn biết phần nào tình cảm của chàng với bạn.
Chàng giới thiệu bạn với tư cách bạn của chàng
Khi giới thiệu bạn với người khác, chàng chỉ nói là bạn bè hay có thêm những tính từ như “đặc biệt”?
Bạn bè của chàng cũng có thể tự động nghĩ hai bạn là một đôi nếu cả hai đứng quá gần nhau. Do đó đối phương có thể muốn làm rõ quan hệ của cả hai với mọi người.
Nếu chàng chỉ nói bạn là bạn bè với cha mẹ, họ hàng, thì đó là dấu hiệu hai bạn không có gì hơn tình bạn.
Chàng không phản ứng lại với ám chỉ của bạn
Khi bạn cảm thấy mối quan hệ tiến triển quá chậm, bạn thử để lộ một chút ám chỉ. Nhưng nếu chàng phớt lờ và không phản ứng lại với những ám chỉ của bạn thì có lẽ bạn đã bị cho vào “friend zone”.
Chàng kể về những cô nàng chàng thích
Nếu bạn thích chàng nhưng chàng lại kể với bạn về những cô nàng khác mà chàng muốn hẹn hò, thì có hai tình huống.
Hoặc là chàng đang thử phản ứng của bạn, liệu bạn cảm thấy ra sao nếu chàng hẹn hò người khác.
Song đa phần khi ai đó thoải mái bàn tán về những đối tượng họ thích với bạn, đó là vì đối phương không thích bạn.
Anh ta chỉ coi bạn là bạn và không có ý tổn thương bạn. Anh ta chỉ muốn nhận ý kiến của bạn mà thôi.
Trực giác là vũ khí bản năng của phụ nữ. Trực giác sẽ mách bảo bạn nếu mối quan hệ của cả hai có vẻ không thể tiến xa hơn.
Chàng nói với bạn rằng chỉ muốn làm bạn bè
Có một số người rất cứng đầu, dù đối phương đã nói thẳng chỉ muốn làm bạn bè với bạn nhưng bạn lấy lý do rằng có thể họ đang thử lòng bạn mà thôi.
Đừng dành trái tim của bạn cho một người không thích bạn. Vẫn còn rất nhiều người ngoài kia sẽ trân trọng, yêu thương tình cảm bạn dành cho họ.
12 giảng viên khoa Hàn Quốc học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn xin nghỉ việc
12 giảng viên khoa Hàn Quốc học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã đồng thời nộp đơn xin nghỉ việc từ ngày 25-1-2021.
Sinh viên khoa Hàn Quốc học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) trong một buổi học thực tế - Ảnh: H.T.
Trong đơn xin nghỉ việc, những giảng viên này cho biết họ không đồng ý với kết luận của nhà trường về nội dung kiến nghị, phản ảnh liên quan đến phẩm chất, đạo đức, tư cách và năng lực lãnh đạo của trưởng khoa Hàn Quốc học.
"Không tín nhiệm trưởng khoa"
"Chúng tôi đồng thuận ký đơn xin nghỉ việc kể từ ngày 25-1 vì không tín nhiệm trưởng khoa. Chúng tôi không thể tiếp tục làm việc trong môi trường khoa Hàn Quốc học thiếu dân chủ và thiếu đoàn kết như hiện nay" - nhóm giảng viên cho hay.
Theo nhóm giảng viên này, họ bức xúc do nhà trường bổ nhiệm TS Nguyễn Thị Phương Mai làm trưởng khoa Hàn Quốc học mà họ cho rằng không đúng quy trình.
"Theo quy định phải có kinh nghiệm 3 năm làm quản lý mới được bổ nhiệm trưởng khoa nhưng cô Mai được bổ nhiệm quá "thần tốc", chỉ sau hơn một năm về khoa.
Hơn nữa, cô này chưa phải là đảng viên, có hai quốc tịch (Việt Nam - Hàn Quốc), có 4 con và cũng không nằm trong danh sách cán bộ quy hoạch của trường.
Trưởng khoa còn đưa ra nhiều quy định bình chọn, đánh giá giảng viên cứng nhắc như đi họp trễ 15 phút coi như vắng, vắng họp vài buổi bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ...
Mong muốn của mọi người là được bỏ phiếu tín nhiệm trưởng khoa nhưng trong hai lần họp hiệu trưởng đều không đồng ý" - đại diện nhóm giảng viên này nói với phóng viên Tuổi Trẻ hôm 25-2.
Trưởng khoa "muốn đi vào nề nếp"
Chiều 25-2, trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ, PGS.TS Ngô Thị Phương Lan - hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) - xác nhận nhà trường có nhận đơn xin nghỉ việc tập thể của 12 giảng viên khoa Hàn Quốc học.
"Đơn xin nghỉ việc này không đúng quy định vì là đơn tập thể dù có đủ chữ ký nên nhà trường yêu cầu từng cá nhân giảng viên phải làm đơn riêng và trường cũng đã hướng dẫn lại các giảng viên làm đúng thủ tục theo quy định...
Vì kết luận của nhà trường dựa trên các kết quả xác minh rõ ràng và minh bạch, do vậy trường không đồng ý cho nghỉ việc với lý do nêu trên.
Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, các giảng viên này được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Do đó, nhà trường đã giải quyết chấm dứt hợp đồng lao động cho các giảng viên này theo nguyện vọng tự ý đơn phương nghỉ việc" - bà Phương Lan cho biết thêm.
Cũng theo bà Ngô Thị Phương Lan, vụ việc xảy ra chủ yếu xuất phát từ việc các giảng viên không đồng ý với cách quản lý của trưởng khoa.
Thông tin về tiến trình giải quyết đơn thư kiến nghị của giảng viên, bà Lan cho hay sau khi nghe trưởng khoa báo cáo tình trạng mâu thuẫn trong ban chủ nhiệm khoa, sáng 23-9-2020, hiệu trưởng đã gặp ban chủ nhiệm khoa và đề nghị mọi người gạt bỏ hiềm khích cá nhân để hướng đến cái chung, đồng thời yêu cầu trưởng khoa cần rút kinh nghiệm để có ứng xử linh hoạt, mềm dẻo hơn.
Tuy nhiên, để quản lý công việc hiệu quả tất cả đều phải căn cứ vào các quy định. Chiều cùng ngày, hiệu trưởng mời tất cả giảng viên của khoa dự họp để tìm hiểu thêm thông tin, lắng nghe tâm tư nguyện vọng.
Tại đây, 12 giảng viên nêu nhiều bức xúc cho rằng trưởng khoa quá nghiêm khắc, ép mọi người phải thực hiện các quy định cứng nhắc. Trưởng khoa cũng có giải thích sở dĩ áp dụng các nguyên tắc và các quy định là để khoa đi vào nề nếp và mọi người có trách nhiệm hơn.
"Tôi đã ghi nhận hết các ý kiến này và sau đó có kết luận yêu cầu mọi người nắm các quy định như nhiệm vụ cụ thể của giảng viên, đánh giá xét thi đua khen thưởng viên chức, tuân thủ quy chế dân chủ cơ sở, mọi việc đều phải công khai, chấm dứt tình trạng phao tin đồn trong khoa.
Đồng thời, yêu cầu tập thể ban chủ nhiệm khoa rút kinh nghiệm trong phong cách làm việc, quản lý...
Và đề nghị các giảng viên cho thời gian để trưởng khoa rút kinh nghiệm trong công tác. Nếu có ý kiến gì khác, mọi người phải làm văn bản kiến nghị để nhà trường thụ lý giải quyết theo quy định" - bà Lan cho hay.
"Nhiều nội dung phản ảnh không đúng"
Chiều 5-10-2020, trong buổi tiếp công dân của hiệu trưởng, các giảng viên này tiếp tục phản ảnh về việc quản lý của trưởng khoa.
Hiệu trưởng lại yêu cầu các giảng viên này làm văn bản kiến nghị các vấn đề cụ thể có chữ ký của từng người gửi cho hiệu trưởng để có căn cứ xác minh, xử lý.
Trong khi chờ các giảng viên này gửi đơn, ngày 21-10-2020, nhà trường lại nhận được văn bản của Thanh tra Chính phủ chuyển đơn phản ảnh của các giảng viên đối với TS Nguyễn Thị Phương Mai và nhà trường đã tiến hành xác minh ngay.
Đến ngày 24-12-2020, trường công bố kết quả xác minh. "Trong báo cáo kết quả xác minh dày 57 trang và báo cáo đã gửi cho Thanh tra Chính phủ, ĐH Quốc gia TP.HCM và tất cả 12 giảng viên này đã chỉ ra có đến 11 vấn đề kiến nghị phản ảnh không đúng: phản ảnh việc bổ nhiệm khi chưa đủ điều kiện là không có cơ sở, việc bổ nhiệm trưởng khoa nhà trường không làm trái quy định của pháp luật; việc phản ảnh trưởng khoa cho phép một công ty Hàn Quốc mở văn phòng làm việc tại văn phòng khoa cũng không đúng.
Thật ra, một giảng viên hợp đồng trách nhiệm có học vị tiến sĩ người Hàn Quốc thường đến làm việc tại khoa. Người này có công lớn trong việc hình thành, phát triển khoa Hàn Quốc học với vai trò là người kết nối, trực tiếp giảng dạy và người giảng viên này cũng là thầy của nhiều giảng viên đang xin nghỉ việc này" - bà Lan cho biết.
Một người đã rút đơn
Hiện nay đã có 11 người nộp đơn xin nghỉ việc, 1 người rút đơn không nghỉ nữa, tiếp tục hợp đồng giảng dạy với trường.
Giải thích về việc không tiếp tục phân công thời khóa biểu, giờ dạy cho các giảng viên này, lãnh đạo nhà trường cho rằng do các giảng viên đều đã có đơn xin nghỉ việc và nhà trường đã giải quyết theo nguyện vọng nên không xếp lịch dạy nữa.
Để đảm bảo đúng tiến độ và chủ động trong công tác giảng dạy nên khoa phải bố trí giảng viên khác đứng lớp thay những người đã nghỉ việc.
Sau khi đã hoàn tất các thủ tục giải quyết cho thôi việc, trường vẫn mời họ thỉnh giảng theo năng lực chuyên môn nếu họ đồng ý.
"Xử lý vụ việc căn cứ trên các quy định"
"Việc các giảng viên nghỉ việc là điều nhà trường hoàn toàn không mong muốn, vì họ đều là những người gắn bó lâu năm với trường. Chúng tôi xử lý dựa trên các quy định và xác minh rất kỹ lưỡng.
Các cấp lãnh đạo nhà trường cũng đã nhiều lần trao đổi, tiếp xúc với các giảng viên này. Các quyết định, kết luận về vụ việc này không phải của cá nhân hiệu trưởng mà của tập thể lãnh đạo nhà trường sau rất nhiều cuộc họp" - PGS.TS Ngô Thị Phương Lan nói.
Tiến sĩ dùng bằng giả của Đại học Đông Đô: Tư cách, đạo đức ấy còn dạy được ai? Những người dùng bằng giả của đại học Đông Đô không còn đủ tư cách, trình độ để đứng trên bục giảng hay xưng danh trong giới học thuật. Liên quan đến vụ án "Giả mạo trong công tác" xảy ra tại trường Đại học Đông Đô, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến, Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục (Hiệp hội các...