10 dấu hiệu cho thấy bạn đã bị bệnh thận nhất định không được chủ quan
Bệnh thận thường không gây ra triệu chứng gì cho tới khi đã tiến triển, vậy nên những ai có những triệu chứng sau đây cần được thầy thuốc kiểm tra thường xuyên.
Bệnh thận là gì?
Thận là bộ phận nội tạng đóng vai trò quan trọng trong cơ thể. Thận lọc máu, giúp cân bằng điện giải, cân bằng nội môi, điều hòa áp suất thẩm thấu, chuyển hóa trong cơ thể. Thận còn là “nhà máy” đào thải các chất độc hại ra ngoài cơ thể.
Một khi thận suy yếu, khả năng thanh lọc và đào thải kém, thì chất độc tích tụ trong người, rối loạn điện giải, rối loạn toàn bộ hoạt động của các cơ quan tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp… thậm chí đe dọa sự sống của cơ thể. Chính vì tầm quan trọng của thận nên sức khỏe thận luôn là điều bạn cần phải lưu tâm.
Có khoảng 5 triệu ca mắc bệnh suy thận tại Việt Nam, trong đó có tới 26.000 ca đã bước vào giai đoạn cuối và chỉ có 20% số ca được điều trị bằng phương pháp ghép thận, chạy thận nhân tạo và lọc màng bụng. Nguyên nhân chính là do chi phí điều trị cho bệnh thận khá tốn kém mà không phải bệnh nhân nào cũng có điều kiện chi trả.
Các dấu hiệu cảnh báo bệnh thận
Thận là một trong những cơ quan vô cùng quan trọng trong cơ thể. Chức năng chính của thận là loại bỏ chất thải, nước dư thừa trong máu. Thận yếu sẽ không thể thực hiện chức năng của mình thì điều ấy rất nguy hiểm bởi các chất độc hại dư thừa trong cơ thể sẽ tích tụ lại và gây ra các hậu quả nghiêm trọng.
Bệnh thận thường có diễn biến âm thầm, khó phát hiện do vậy khi gặp các dấu hiệu bị bệnh thận sau đây bạn không nên chủ quan, hãy đi khám tại các cơ sở y tế sớm nhất có thể.
1. Khó ngủ
Khi bạn cảm thấy khó ngủ có thể là do thận của bạn đang gặp vấn đề. Chất độc trong cơ thể không thể thoát ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu và vẫn còn trong máu. Mức chất độc tăng lên khiến bạn khó ngủ. Đó là lý do tại sao khi ngủ ít hơn, bạn sẽ làm tăng khả năng suy giảm chức năng thận.
Người bị bệnh thận mãn tính thường bị ngưng thở khi ngủ. Những lần ngưng thở này có thể kéo dài từ vài giây đến một phút. Sau mỗi lần ngưng thở, hô hấp trở lại bình thường với một tiếng thở hổn hển. Vậy nên, nếu gặp hiện tượng ngáy ngủ liên tục thì đã đến lúc bạn cần gặp bác sĩ.
2. Cảm thấy mệt mỏi, cơ thể rệu rã
Khi thận khỏe mạnh, nó sẽ thực hiện chức năng chuyển đổi Vitamin D trong cơ thể để duy trì xương chắc khỏe và tạo ra một hormone được gọi là Erythropoietin (EPO). Hormone này đóng một vai trò quan trọng trong sản xuất hồng cầu. Khi thận hoạt động không bình thường, lượng EPO được sản xuất ra ít hơn. Sự suy giảm hồng cầu (những tế bào mang oxy) dẫn đến sự mệt mỏi nhanh chóng của cơ bắp và não bộ.
3. Da bạn khô và dễ bị ngứa
Khi bạn cảm thấy da bị khô và ngứa chứng tỏ thận đã làm việc quá sức, chúng không thể duy trì sự cân bằng giữa khoáng chất và chất dinh dưỡng và dễ dẫn đến bệnh xương và thận.
Nếu bạn có làn da khô và ngứa, hãy cố gắng giữ nước trong cơ thể tốt hơn. Nên nhớ, trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào để trị ngứa, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.
4. Cảm thấy có mùi vị kim loại trong miệng
Khi chất thải tích tụ trong máu, nó sẽ làm thay đổi khẩu vị thức ăn và để lại hương vị kim loại trong miệng. Hơi thở là một dấu hiệu khác của việc có quá nhiều chất độc và ô nhiễm trong máu. Hơn nữa, có thể bạn sẽ trải qua cảm giác chán ăn, nhất là ăn thịt.
Video đang HOT
Miệng có mùi kim loại chứng tỏ bạn đang mắc một số bệnh về thận. Nếu kéo dài tình trạng này, sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe, bạn nên gặp bác sĩ để điều trị dứt điểm.
5. Khó thở
Những người bị bệnh thận thường thở ngắn là do thiếu máu làm mất đi dưỡng khí oxy cung cấp cho cơ thể.
Có nhiều lý do khác nhau khiến bạn thở ngắn, từ suy thận đến hen suyễn và ung thư phổi hoặc suy tim. Nếu bạn nhận thấy mình đang thở hổn hển dù không làm gì nặng nhọc thì nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra sức khỏe.
6. Sưng mắt cá chân, bàn chân và bàn tay
Khi thận bị suy giảm chức năng, nó sẽ làm mất đi chức năng bài tiết. Điều này dẫn đến việc duy trì natri gây sưng ở mắt cá chân, bàn chân và bàn tay của bạn. Sưng vùng thân dưới của cơ thể cũng có thể báo hiệu bệnh tim và gan hoặc các vấn đề tĩnh mạch chân.
Bạn nên giảm lượng muối và loại bỏ lượng chất dư thừa trong cơ thể có thể ngăn chặn tình trạng sưng. Nếu làm như vậy không có tác dụng thì bạn cần điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
7. Đau lưng
Suy thận có thể dẫn đến đau lưng, thường đau sâu bên trong và nằm ngay dưới lồng ngực. Cũng có thể đau ở phía trước của vùng háng hoặc hông. Đau lưng và đau chân có thể là do u thận – những túi chứa đầy chất lỏng hình thành trên thận, và là kết quả của bệnh thận đa nang.
Đau lưng do suy thận đi kèm với cảm giác nôn mửa, nhiệt độ cơ thể cao và đi tiểu thường xuyên. Nếu bạn bị đau lưng kéo dài và dùng thuốc giảm đau không có hiệu quả thì hãy đi gặp bác sĩ.
8. Mắt phồng lên
Một dấu hiệu sớm cho thấy hệ thống lọc thận của bạn bị hư hỏng là sự khởi đầu của protein trong nước tiểu, có thể dẫn đến sự sưng tấy quanh vùng mắt.
Nếu bạn đã nghỉ ngơi đầy đủ mà vẫn bị sưng tấy quanh mắt, thì rất có thể thận của bạn đang đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng.
9. Cao huyết áp
Hệ tuần hoàn và thận của bạn phụ thuộc vào nhau. Thận có các ống sinh niệu nhỏ để lọc chất thải và chất lỏng thừa từ máu. Nếu các mạch máu bị hư hỏng, ống sinh liệu lọc máu của bạn không nhận được đủ oxy và chất dinh dưỡng. Đó là lý do tại sao huyết áp cao là nguyên nhân đứng hàng thứ hai của suy thận.
Bạn cần biết cách kiểm soát tình trạng huyết áp cao. Hãy thêm thực phẩm giàu axit folic (cam, sữa, măng tây, rau bina, bông cải xanh…) vào chế độ ăn uống vì nó tham gia sản xuất ra các tế bào hồng cầu và có thể giúp ngăn ngừa thiếu máu.
10. Chú ý đến vấn đề tiểu tiện
Thận có trách nhiệm sản xuất nước tiểu và loại bỏ chất thải thông qua nó. Thay đổi tần số, mùi, màu sắc và sự xuất hiện của nước tiểu không nên bỏ qua. Các loại thay đổi thường gặp bao gồm:
- Tăng nhu cầu tiểu tiện, đặc biệt là vào ban đêm. Đi tiểu 4-10 lần trong ngày được coi là bình thường.
- Thấy máu trong nước tiểu. Thận khỏe mạnh lọc chất thải ra khỏi máu để sản xuất ra nước tiểu, nhưng nếu bộ lọc bị hỏng, các tế bào máu có thể bắt đầu “chảy ra ngoài” vào nước tiểu.
- Có bọt nước tiểu.
Phòng ngừa bệnh thận như thế nào?
Để ngăn ngừa và làm giảm nguy cơ bệnh thận, mọi người cần áp dụng chế độ ăn uống khoa học, hạn chế sử dụng các thực phẩm không đảm bảo chất lượng, đồ ăn nhanh, đồ chiên nấu nhiều lần. Không nên ăn quá nhiều muối bởi muối là một trong những nguyên nhân dẫn tới tăng huyết áp và hại thận.
- Không sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.
- Mỗi ngày nên uống từ 1,5 – 2 lít nước để đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cho thận hoạt động.
- Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể dẻo dai, tăng cường sức khỏe.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ từ 3 – 6 tháng giúp phát hiện bệnh sớm.
Theo www.phunutoday.vn
10 lý do mà bạn nên bổ sung nước ép dứa vào bữa sáng mỗi ngày
Dứa không chỉ là một loại trái cây giải nhiệt được nhiều người ưa chuộng mà món ăn này còn được gọi là "liều thuốc tự nhiên" với vô vàn lợi ích cho cơ thể chúng ta.
Theo lý thuyết Ayurvedic, những gì bạn cho vào cơ thể sẽ liên quan mật thiết đến sức khỏe của các cơ quan bên trong. Vì thế, hình thành một thói quen dinh dưỡng lành mạnh sẽ là nền tảng để có được một cơ thể khỏe mạnh và chống lại mọi bệnh tật. Theo những nghiên cứu mới đây phát hiện ra rằng, uống một cốc nước ép dứa nhỏ vào mỗi sáng khi tỉnh dậy được xem là một "nghi lễ" để bắt đầu một ngày tràn đầy năng lượng. Hơn thế nữa, thói quen này còn đem lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe đấy.
Chống viêm
Dứa cung cấp một nguồn phong phú các vi chất dinh dưỡng mà cơ thể đang tìm kiếm. Chẳng hạn như chúng chứa một lượng lớn bromelain, một loại enzyme có đặc tính kháng viêm. Bromelain giúp cơ thể loại bỏ độc tố bằng cách tiêu diệt những vi khuẩn gây ra tình trạng viêm nhiễm. Thường xuyên uống nước ép từ quả này có thể giúp bạn điều trị các dạng viêm khớp nhẹ, chấn thương và giảm đau, viêm nhiễm nhanh chóng.
Giảm cân
Do dứa chứa một lượng lớn chất xơ và chúng phải mất nhiều thời gian để tiêu hóa nên sẽ dẫn đến cảm giác no lâu hơn. Uống nước dứa vào buổi sáng giúp bạn ngăn ngừa cảm giác thèm ăn và đường. Ngoài ra, thiamine trong dứa còn giúp tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể bằng cách chuyển đổi carbohydrate thành năng lượng để hoạt động.
Làm sạch ruột
Cũng nhờ thành phần là bromelain enzyme nên khi thường xuyên uống nước ép dứa, bạn sẽ giúp bảo vệ đường ruột bằng việc chống lại parisitic, một loại ký sinh trùng nội sinh trong cơ thể chúng ta. Một vài nghiên cứu cũng cho biết, nếu uống nước ép dứa mỗi ngày thì sau tầm 3 ngày, bạn sẽ tiêu diệt hết những loại giun, sán gây đau bụng.
Điều chỉnh tuyến giáp
Ngoài bromelain, trong dứa còn có một lượng iốt có tác dụng trong việc cải thiện các chứng rối loạn tự miễn dịch khác nhau. Do đó, dứa sẽ phát huy hiệu quả trong việc giảm bớt các triệu chứng liên quan đến viêm tuyến giáp như táo bón, rối loạn tiêu hóa, cholesterol cao...
Cân bằng điện giải
Kali trong dứa sẽ làm nhiệm vụ giúp duy trì sự cân bằng của chất điện giải có trong cơ thể mỗi chúng ta. Vì thế, các bác sĩ khuyên bạn nên uống nước ép dứa thường xuyên để có một thể trạng khỏe mạnh và ngăn ngừa khả năng bị chuột rút hoặc chấn thương khác.
Loại bỏ độc tố ra ngoài
Chất xơ và các enzyme có lợi còn được biết đến là một hợp chất chống oxy cao, chẳng những chúng làm giảm quá trình lão hóa mà còn giúp cơ thể thải ra những kim loại nặng và chất độc tố. Vì thế, sau một khoảng thời gian uống nước ép dứa, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy cơ thể khỏe mạnh và trẻ trung hơn.
Hỗ trợ thúc đẩy hệ tiêu hóa
Có thể nói công dụng của bromelain có trong dứa là vô tận. Ngoài những lợi ích phía trên, chúng còn thúc đẩy quá trình tiêu hóa protein hiệu quả hơn. Vì thế, bạn sẽ không phải gặp phải những tình huống khó xử như tiêu cháy, táo bón...
Bảo vệ nướu và răng
Nghiên cứu của Tiến sĩ Frawley cho thấy rằng, bromelain enzyme trong dứa hoạt động như một loại chất tẩy tự nhiên, vì thế chúng sẽ phá vỡ mảng bám trên răng hiệu quả. Nếu bạn muốn có một hàm răng trắng khỏe thì hãy nhớ bổ sung một ly nước ép dứa vào bữa sáng mỗi ngày ngay nhé.
Cải thiện thị lực
Dứa còn chứa beta-carotene và vitamin A, những hợp chất được biết là rất tốt cho thị lực. Theo một báo cáo của nghiên cứu được công bố trên Archives of Ophthalmology cho thấy rằng, ăn dứa mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác (ARMD), nguyên nhân chính gây mất thị lực ở người lớn tuổi.
Ngăn ngừa ung thư
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Planta Medica cho thấy rằng, bromelain còn có công dụng vượt trội hơn các phương pháp hóa trị trong điều trị ung thư. Các nhà nghiên cứu đã chia sẻ: "Hiệu ứng chống ung thư của bromelain vượt trội so với 5-FU, một loại thuốc hóa trị ung thư, có chỉ số xấp xỉ 263%". Do đó, chẳng cần phải tốn nhiều tiền đến bệnh viện, bạn hãy tự bảo vệ cơ thể khỏi căn bệnh "quái ác" này bằng một ly ép dứa mỗi ngày.
Nguồn: Drinkhealthydrinks
Theo Helino
7 loại thực phẩm có thể gây hại cho thận mà bạn tuyệt đối không nên ăn nhiều Để thận luôn khỏe mạnh và hoạt động đúng chức năng, tốt nhất bạn nên tránh tiêu thụ nhiều 7 loại thực phẩm có thể gây hại cho thận như sau. Thận chứa các tế bào chuyên biệt, được gọi là tiểu cầu, hoạt động như các bộ lọc nhỏ. Các bộ lọc này giúp loại bỏ độc tố khỏi máu chảy trong...