10 dấu hiệu cảnh báo tổn thương gan nghiêm trọng, cần đi khám ngay
Suy gan hoặc các bệnh liên quan đến gan đều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, do đó, việc phát hiện sớm những dấu hiệu cảnh báo là điều cần thiết.
Gan được xem là cơ quan lớn nhất trong số các cơ quan ở cơ thể người. Gan đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng như thải độc, sản xuất protein, chuyển hóa cholesterol, glucose… và là một cơ quan tiêu hóa phụ giúp tạo ra mật, một chất lỏng chứa cholesterol và axit mật, giúp phân hủy chất béo.
Suy gan xảy ra khi phần lớn gan bị tổn thương đến mức không thể tự phục hồi và hoạt động bình thường được nữa. Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến suy gan mãn tính bao gồm: Viêm gan B, viêm gan C, uống nhiều bia rượu trong thời gian dài, xơ gan và suy dinh dưỡng.
(Ảnh minh họa)
Các triệu chứng của bệnh gan có thể khó chẩn đoán trong một số trường hợp. Dưới đây là 10 dấu hiệu phổ biến cảnh báo gan bị tổn thương nghiêm trọng bạn không nên bỏ qua.
1. Mệt mỏi, suy nhược cơ thể
Một trong những dấu hiệu phổ biến của tổn thương gan là cảm thấy mệt mỏi và suy nhược. Điều này là do mức độ độc tố trong máu tăng lên mà không được đào thải ra ngoài vì chức năng gan suy giảm không thể loại bỏ các chất độc một cách tối ưu.
2. Rối loạn tiêu hóa
Gan không hoạt động bình thường khiến người bệnh dễ bị khó tiêu và tiêu chảy. Hơn nữa, nếu mật không sản xuất dịch đúng cách có thể dẫn đến hội chứng ruột kích thích, chướng bụng và sỏi mật – điều này cũng có thể dẫn đến chán ăn, sụt cân.
3. Đau vùng bụng
Khi gan bị tổn thương, người bệnh thường bị đau tức vùng hạ sườn phải hoặc đau ở vùng lân cận, có thể bị đau hoặc chuột rút ở phần dưới của bụng. Thêm vào đó, nếu thường xuyên đầy hơi có thể là bạn bị cổ trướng do xơ gan.
Video đang HOT
4. Buồn nôn, nôn
Ngoài đau bụng, tổn thương gan có thể khiến người bệnh buồn nôn/nôn vì gan đã giảm khả năng đào thải chất độc ra khỏi cơ thể. Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến của tổn thương gan.
Màu nước tiểu sẫm hơn cũng có thể là dấu hiệu của tổn thương gan. Điều này là do mức độ bilirubin (sắc tố màu vàng) sản xuất nhiều mà gan không thể loại bỏ chất này sẽ được đào thải qua thận, dẫn đến nước tiểu vàng đậm hay sẫm màu hơn bình thường.
6. Thay đổi màu phân
Suy gan hoặc gan bị tổn thương sẽ không sản xuất đủ mật dẫn đến phân nhạt màu hơn hoặc có màu đất sét.
7. Giữ nước
Giữ nước là một trong những dấu hiệu phổ biến của bệnh gan, đặc biệt là ở mắt cá chân và bàn chân. Điều này dẫn đến sưng, phù nề ở chân hoặc bụng căng phồng – biểu hiện ban đầu của tổn thương gan.
8. Ngứa da
Da trở nên nhạy cảm hơn trong trường hợp gan bị tổn thương là khá phổ biến và thường dẫn đến mẩn ngứa và bong tróc. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị bầm tím và thấy rõ các đường tĩnh mạch.
9. Chảy máu đường tiêu hóa
Các yếu tố đông máu được tạo ra ở gan. Do đó ở những mắc bệnh gan quá trình đông máu sẽ giảm sút. Tổn thương gan có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa, tiêu chảy hoặc táo bón.
10. Vàng da
Khi gan bị tổn thương, chức năng gan suy giảm dẫn tới tích tụ bilirubin, nồng độ bilirubin tăng trong máu dẫn đến vàng da. Đây là một trong những tình trạng dễ nhận biết nhất của tổn thương gan đối với cơ thể.
Một số dấu hiệu khác tổn thương gan bao gồm: Trào ngược axit liên tục và nghiêm trọng, hôi miệng (kèm dư vị đắng) không thuyên giảm mặc dù vệ sinh thường xuyên, dễ bị bầm tím (kèm theo chảy máu bất thường).
Tổn thương gan hoặc suy gan cấp tính có thể dẫn đến các biến chứng như nhiễm trùng, thiếu hụt chất điện giải và chảy máu, thậm chí có thể gây tử vong. Nếu xuất hiện một trong các triệu chứng trên, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Tác hại khi bổ sung vitamin quá liều để phòng Covid-19
Hiện chưa có bằng chứng cho thấy vitamin giúp phòng ngừa Covid-19, tuy nhiên nếu bổ sung bằng chế phẩm uống trong thời gian dài sẽ dẫn đến quá liều, gây tổn thương gan, suy giảm nhận thức...
Phó giáo sư - tiến sĩ - bác sĩ Lâm Vĩnh Niên, Trưởng khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết: Vitamin là chất dinh dưỡng cần thiết, cơ thể không tự tổng hợp được mà cần được bổ sung trong chế độ dinh dưỡng hoặc qua các viên bổ sung. Tuy nhiên, nhìn chung không có lợi ích thực sự khi dùng vitamin với liều cao hơn khuyến nghị, việc thường xuyên sử dụng quá liều vitamin có thể gây nguy hiểm.
Có 2 loại vitamin là vitamin tan trong nước và vitamin tan trong chất béo. Các vitamin tan trong nước, gồm vitamin nhóm B và vitamin C, được chuyên chở đến các mô và không được dự trữ trong cơ thể, cơ thể dễ dàng thải trừ chúng. Các vitamin tan trong chất béo gồm A, D, E, K được hấp thu cùng với chất béo trong chế độ ăn, được dự trữ trong mô mỡ và gan. Vì vậy cần đặc biệt lưu ý đến liều sử dụng của các vitamin tan trong chất béo.
Cần đặc biệt lưu ý đến liều sử dụng các vitamin tan trong chất béo. Ảnh SHUTTERSTOCK
Dùng quá liều vitamin bị gì?
Theo bác sĩ Vĩnh Niên, quá liều vitamin A dẫn đến rụng tóc, tổn thương gan, mất xương, suy giảm nhận thức. Ngộ độc vitamin D dẫn đến tích tụ canxi trong máu, gây buồn nôn, nôn, yếu mệt, tiểu nhiều, có thể diễn tiến đến đau xương, sỏi thận.
Ngoài ra, bổ sung vitamin C cũng là chủ đề được quan tâm trong mùa dịch Covid-19. "Dùng quá liều vitamin C có thể gây tiêu chảy, buồn nôn, sỏi thận. Liều cao vitamin C có thể làm tăng giả đến kết quả xét nghiệm đo glucose trong máu, cần lưu ý đối với người đái tháo đường, nhất là khi tự đo đường huyết ở nhà", bác sĩ Vĩnh Niên nói.
Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Văn Thọ (Hà Nội) cho biết, vitamin C là một chất tan trong nước có nhiều ích lợi cho sức khỏe, song không phải uống vitamin C càng nhiều là càng tốt. Hiện vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy vitamin C giúp phòng ngừa Covid-19. Ngược lại, nếu bổ sung quá liều sẽ gây nên các tác dụng phụ buồn nôn, tiêu chảy và co thắt dạ dày...
Do đó trước khi bổ sung, bạn cần xem cơ thể có đang thiếu vitamin C không, lượng thực phẩm hằng ngày có đủ vitamin C chưa? Nếu thiếu vitamin C nặng có thể gây chảy máu dưới da, chảy máu chân răng, rụng răng, dầy sừng nang lông. Nhẹ hơn gây viêm miệng, viêm lợi, thiếu máu, giảm sức đề kháng với các bệnh nhiễm trùng.
Ngược lại, khi dùng vitamin C liều cao trên 1.000 mg/ngày kéo dài có thể gây thừa vitamin C, dẫn đến mất ngủ, kích động, tiêu chảy, viêm bàng quang, loét dạ dày - ruột, giảm sức bền hồng cầu gây tan máu. Ngoài ra, còn gây sỏi thận, thậm chí tăng huyết áp, cản trở hấp thu vitamin A, B12. Nếu dừng đột ngột còn gây phản ứng ngược.
Vitamin C có thể được bổ sung hiệu quả từ các loại rau củ quả. Ảnh SHUTTERSTOCK
Liều lượng thế nào cho phù hợp?
Liều lượng vitamin C được khuyên dùng mỗi ngày để dự phòng thiếu đối với người ở từng nhóm tuổi cụ thể như sau:
- Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: 15 mg.
- Trẻ từ 4 đến 8 tuổi: 25 mg.
- Trẻ từ 9 đến 13 tuổi: 45 mg.
- Trẻ vị thành niên 14-18 tuổi: 75 mg (với nam) và 65 mg (với nữ).
- Người lớn trên 19 tuổi: 90 mg (với nam) và 75 mg (với nữ).
Một số trường hợp đặc biệt cần bổ sung vitamin C như: Người hút thuốc lá nên bổ sung 35 mg/ngày so với liều khuyên dùng; phụ nữ khi mang thai nên bổ sung 85 mg/ngày vitamin C; phụ nữ đang cho con bú nên bổ sung 120 mg vitamin C mỗi ngày.
Vitamin C có nhiều trong các loại thực phẩm như rau cải xoong, cam, quýt, chanh, bưởi, cà chua. Việc bổ sung vitamin C nguồn gốc tự nhiên là tốt nhất.
Khi chế độ ăn không đa dạng, thiếu chất, thiếu vitamin C thì có thể bổ sung bằng chế phẩm uống. Tuy nhiên khi bổ sung bằng viên uống mỗi ngày, cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ.
Theo các chuyên gia, khi duy trì chế độ ăn cân bằng, hợp lý, đa dạng thì người dân không cần lo về việc thiếu hay thừa vitamin. Quá liều vitamin thường chỉ gặp khi dùng viên bổ sung không phù hợp hoặc với các thực phẩm được bổ sung vitamin.
F0 phát tán virus mạnh nhất trong 3 ngày đầu từ khi có triệu chứng Người bệnh Covid-19 phát tán virus từ 2 ngày trước khi có triệu chứng đầu tiên và mạnh nhất trong 3 ngày đầu từ khi có triệu chứng. Ca bệnh không triệu chứng vẫn phát tán virus. Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định 250/QĐ-BYT ngày 28.1.2022 về "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19" (hướng dẫn). Đây là hướng dẫn...